K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2018

Hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm

- Khi những đứa trẻ kể chuyện mẹ chết “chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con”

→ Hình ảnh những đứa trẻ đáng thương, côi cút

- Khi đại tá xuất hiện, quát thì chúng “lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà”, những đứa trẻ hàng xóm bị áp chế

→ Những đứa trẻ bị cấm đoán, mất quyền tự do, mất sự hồn nhiên của tuổi nhỏ

6 tháng 1 2019

Trong văn bản có một số hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả:

  • Và cả ba đứa có bẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại. Qua những câu chuyện cổ tích của bà tôi, tôi đã biết thế nào là dì ghẻ, nên tôi rất thông cảm với sự im lặng, nghĩ ngợi của bọn nó. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con...
  • Hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống.
  • Tức thì cả mấy

    đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.

  • Một trong số ba anh em chúng cứ phải luôn đứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi.
  • Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ
  • Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,...dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.
  • ...nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ...

Phân tích và bình luận các hình ảnh:

  • Chúng im lặng khi nhắc đến mẹ và "Ngồi sát vào nhau như những chú gà con": có lẽ những đứa trẻ ấy đang nhớ lại những gì chúng phải chứng kiến và chịu đựng bởi người mẹ kế của cha trong căn nhà này. Hành động ngồi sát vào nhau như những chú gà con mà tác giả dùng để miêu tả những đứa trẻ ấy thật tinh tế. Nó giúp ta cảm nhận được sự yếu ớt, nhỏ bé và cô đơn của những đứa trẻ. Chúng vẫn còn rất nhỏ và cần được yêu thương, chăm sóc và bảo hộ giống như cách mà gà mẹ vẫn làm với những đứa con bé bỏng của mình.
  • Hành động của hai đứa em hoàn toàn khác với thằng anh cả. Chúng nó vẫn thích nghe truyện cổ tích, vẫn rất chăm chú và nghịch ngợm, dù phải sống trong một căn nhà với ông bố hà khắc, người mẹ ghẻ không tốt đẹp gì. Nhưng bản tính của những đứa trẻ là hồn nhiên và vô tư. Hình ảnh mà tác giả miêu tả cho ta thấy chúng vừa là những đứa trẻ nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu.
  • Khi bị ông bố bắt gặp, quát đi vào nhà, nhân vật tôi đã nghĩ về những đứa trẻ ấy giống như "những con ngỗng ngoan ngoãn" . Chúng nghe bị chi phối và áp đặt đến đáng thương, không biết phản kháng mà chỉ cun cút là làm theo những gì ông bố nói.
  • Chúng kể cho nhân vật tôi nghe nhiều chuyện của trẻ con nhưng lại chưa bao giờ nói một lời nào về bố và dì ghẻ. Có thể ta nhận ra được ngôi nhà của những đứa trẻ ấy là ngôi nhà không có hạnh phúc. Và cuộc sống của chúng bị tù túng đến nỗi chúng không còn nhìn thấy và cảm nhận được niềm vui nữa. Hình ảnh của cha và dì ghẻ chúng dường như không muốn nghĩ tới và không muốn nhắc đền. Những đứa trẻ ấy, tâm hồn của chúng bị tổn thương đến mức nào rồi?
  • Thằng anh thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,...dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm. Tức là trong trí nhớ của đứa trẻ ấy, chỉ có quá khứ là đẹp nhất, còn hiện tại thì tẻ nhạt và nhàm chán. Bởi trong quá khứ, chúng có mẹ, có bà - những người phụ nữ sẵn sàng yêu thương và chăm sóc chúng. Quãng thời gian ấy có lẽ sẽ là quãng thời gian đẹp nhất của lũ trẻ.
6 tháng 1 2019

+Vì bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng, A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại. Hàng xóm với ông bà ngoại là nhà đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp. Ông đại tá sống với người vợ kế và ba đứa con mồ côi mẹ trạc tuổi với A-li-ô-sa. Gia đình ông bà ngoại A-li-ô- sa và gia đình ông đại tá có địa vị xã hội khác nhau, điều đó tạo ra bức tường ngăn cách mốì quan hệ tự nhiên giữa những đứa trẻ. Do tình cờ có lần A-li-ô-sa cùng hai đứa con ông đại tá kéo dây gàu lên cứu được thằng nhỏ chơi nghịch nhảy vào gàu rơi xuống giếng ôn mấy đứa trẻ nhà ông đại tá chơi thân với A-li-ô-sa. Hoàn cảnh sống thiếu tình thương của những đứa trẻ đã tạo nên tình bạn trong sáng giữa chúng.

+Cũng chính hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến mấy chục năm sau Go-rơ-ki vẫn nhớ như in và kể lại câu chuyện một cách đầy xúc động.

7 tháng 2 2018

Đáp án cần chọn là: A

12 tháng 11

A

 

8 tháng 3 2018

Chọn đáp án: A.

5 tháng 3 2019

Viết bài văn nghị luận văn học. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu bài thơ Sang thu, nêu ý kiến khái quát của mình về sự cảm nhận tinh tế của tác giả khi đất trời có dấu hiệu chuyển mình sang thu và những chiêm nghiệm quý giá của ông về đời người.

b. Thân bài (9đ)

   - Phân tích sự cảm nhận tinh tế của tác giả khi đất trời sang thu trong khổ 1, 2 của bài thơ (6đ)

Khổ 1: (3đ)

      + Bỗng nhận ra => sự bất ngờ, sửng sốt, chưa được báo trước. Sự bất ngờ đó là cơ duyên nhưng đồng thời cũng là may mắn khi tác giả được trực tiếp ngắm nhìn sự chuyển biến của đất trời giao mùa từ hạ sang thu.

      + Mùi hương đặc biệt báo hiệu mùa thu: hương ổi phả vào trong gió se, sương giăng mắc ngoài ngõ…là những dấu hiệu đặc trưng báo hiệu khoảnh khắc giao mùa, rằng thu đã về!

+ Phả: động từ diễn tả sự chủ động tác động của mùa thu vào cảnh vật.

      + Hình như diễn tả tâm trạng còn chưa chắc chắc, ngỡ ngàng, chưa thể tin được vì những cảm nhận ở trên còn rất mơ hồ.

→ Tâm hồn thi sĩ có sự cảm nhận thật tinh tế.

Khổ 2 (3đ)

      + Cảm nhận về bức tranh mùa thu được miêu tả ở tầm cao, xa. Dòng sông mùa thu cũng trôi chậm rãi, không bị những cơn mưa mùa hạ thúc giục hối hả nữa. Ngược lại là đàn chim hối hả bay về phương Nam chuẩn bị tránh rét. Nghệ thuật đối “dềnh dàng” >< “hối hả” => trạng thái chủ động.

      + Đám mây mùa hạ được nhân hóa, diễn tả sự dùng dằng, luyến tiếc, thể hiện sự níu kéo thời gian.

→ Mùa thu đặc trưng của miền Bắc

   - Chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả qua khổ thơ số 3 (3đ)

Khổ 3

      + Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa.

Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ :

      + Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.

      + Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Cả bài thơ là những cảm nhận đầy tinh tế của tác giả khi đất trời giao mùa. Đồng thời với những suy tư, ông gửi vào trang thơ của mình đầy những trạng thái chiêm nghiệm về nhân sinh.