K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2023

a. Vật được nhân hóa: cô cá nhỏ, bé hươu cao cổ, cô rùa.

=> Nhân hóa bằng cách gọi vật bằng những từ ngữ chỉ người và dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả vật.

b. Vật được nhân hóa: mặt trời, bóng đêm.

=> Nhân hóa bằng cách dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả vật.

c. Vật được nhân hóa: chú bê vàng.

=> Nhân hóa bằng cách trò chuyện với vật như với người.

Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào. a. Chim mừng, ríu cánh vỗ                                Rủ nhau về càng đôngCào cào áo xanh, đỏ Giã gạo ngay ngoài đồng.Hạt níu hạt trĩu bông                    Đung đưa nhờ chị gió Mách tin mùa chín rộ Đến từng ngõ, từng nhà. (Quang Khải)b. Đêm hôm qua, trời mưa bão ầm ầm. Rặng...
Đọc tiếp

Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào. 

a. Chim mừng, ríu cánh vỗ                                

Rủ nhau về càng đông

Cào cào áo xanh, đỏ 

Giã gạo ngay ngoài đồng.

Hạt níu hạt trĩu bông                    

Đung đưa nhờ chị gió 

Mách tin mùa chín rộ 

Đến từng ngõ, từng nhà. 

(Quang Khải)

b. Đêm hôm qua, trời mưa bão ầm ầm. Rặng phi lao vật vã, chao đảo trong gió nhưng không cây nào chịu gục. Sáng ra, trời tạnh ráo. Các cây phi

lao chỉ bị rụng mất một ít lá. Khi bé Ly đi học, như thường lệ, rặng phi lao lại vi vu reo hát chào Ly. Ly vẫy tay chào lại:

– Lớn mau lên, lớn mau lên nhé!

(Theo Bùi Minh Quốc)

c. Vườn cây đầy ắp tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm...

(Theo Nguyễn Kiên)

1
21 tháng 9 2023

a. Chim, cào cào, gió, hạt lúa. Chúng được nhân hóa bằng cách (1) và (2). 

b. Rặng phi lao được nhân hóa bằng cách (2) và (3). 

c. Chích chòe, khướu, chào mào, cu gáy. Chúng được nhân hóa bằng cách (1) và (2). 

Tìm sự vật được nhân hoá trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào?a. Trăng ơi... từ đâu đến?Hay từ đường hành quân                    Trăng soi chú bộ độiVà soi vàng góc sânTrăng ơi... từ đâu đến?Trăng đi khắp mọi miềnTrăng ơi có nơi nàoSáng hơn đất nước em...                             (Trần Đăng Khoa)     b. Tôi sống độc lập từ thuở bé. Ấy là tục lệ lâu...
Đọc tiếp

Tìm sự vật được nhân hoá trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào?

a. Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân                    

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân

Trăng ơi... từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em...

                             (Trần Đăng Khoa)     

b. Tôi sống độc lập từ thuở bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dễ chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi.".

                                                                                                                   Theo Tô Hoài

1
15 tháng 10 2023

a. Sự vật được nhân hóa: Trăng – cách nhân hóa: Xưng hô, trò chuyện với vật như với người.

b. Sự vật được nhân hóa: Dế - cách nhân hóa: Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật, dùng từ chỉ quan hệ, chỉ đặc điểm, hoạt động của người.  

18 tháng 11 2023

a) tia nắng, núi, đồi thoa son. Chúng đều được nhân hoá bằng cách dùng các từ ngữ tả con người để tả sự vật.

b) kì đà, cắc ké, kì nhông, cà cưỡng. Chúng đều được nhân hoá bằng cách gọi sự vật như từ dùng để gọi con người

 

18 tháng 11 2023

cảm ơn=)

Trong quán ăn "Ba cá bống"Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu. Nhưng kho báu ấy ở đâu? Bu-ra-ti-nô tìm cách moi điều bí mật ấy ở chính những kẻ độc ác đang tìm bắt chú hòng đoạt chiếc chìa khóa quý giá.    Biết là Ba-ra-ba và Đu-rê-ma sẽ vào quán "Ba cá bống", Bu-ra-ti-nô chui vào một cái bình bằng...
Đọc tiếp

Trong quán ăn "Ba cá bống"

Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu. Nhưng kho báu ấy ở đâu? Bu-ra-ti-nô tìm cách moi điều bí mật ấy ở chính những kẻ độc ác đang tìm bắt chú hòng đoạt chiếc chìa khóa quý giá. 

   Biết là Ba-ra-ba và Đu-rê-ma sẽ vào quán "Ba cá bống", Bu-ra-ti-nô chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, ngồi im thin thít.

   Ba-ra-ba uống rượu đã say. Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói:

- Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này.

   Bu-ra-ti-nô hét lên:

- Ba-ra-ba! Kho báu ở đâu, nói ngay!

   Ba-ra-ba giật mình nhìn Đu-rê-ma. Đu-rê-ma vốn mê tín, lại nốc lắm rượu nên sợ tái xanh cả mặt. Thấy thế, Ba-ra-ba cũng hoảng, răng đánh vào nhau cầm cập.

   Cái tiếng bí mật trong bình lại hét lên:

- Nói mau!

   Ba-ra-ba ấp úng:

- Ở... sau bức tra... anh trong nhà bác Các-lô ạ.

   Vừa lúc ấy, gã chủ quan dẫn cáo cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô vào. Cáo lễ phép ngả mũ chào rồi nói:

- Ngài cho chúng cháu mười đồng tiền vàng, chúng cháu xin nộp ngay thằng người gỗ ấy.

   Lão Ba-ra-ba luồn tay vào túi, móc ra mười đồng.

   Cáo đếm đi đếm lại mãi, rồi thở dài đưa cho mèo một nửa. Nó lấy chân trỏ vào cái bình:

- Nó ở ngay dưới mũi ngài đây.

   Lão Ba-ra-ba vớ lấy cái bình, ném bốp xuống sàn lát đá. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp mọi người đang há hốc mồm ngơ ngác, chú lao ra ngoài, nhanh như mũi tên.

Theo A-LẾCH- XÂY TÔN-XTÔI

1. Những chi tiết nào sau đây không đúng về chú bé Bu-ra-ti-nô?

 Chú không biết kho báu nằm ở đâu.
 Chú được bác rùa tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở kho báu.
 Chú đang trên đường đến chỗ kho báu để mở khóa.
 Chú bé có cái mũi sắt rất dài.

2. Chú bé người gỗ tên là gì?

 To óc-ti-la
 Đu-rê-ma
 Ba-ra-ba
 Bu-ra-ti-nô

3. Ba-ra-ba và Đu-rê-ma là những ai?

 Những kẻ độc ác đang tìm bắt chú, hòng đoạt chiếc chìa khóa quý giá.
 Những chàng hiệp sĩ thông minh, dũng cảm và nghĩa hiệp.
 Ông chủ quán rượu, nơi Bu-ra-ti-nô đột nhập, đi tìm tung tích kho báu.
 Những người bạn hàng xóm tốt bụng của Bu-ra-ti-nô.

4. Bu-ra-ti-nô cần moi móc bí mật gì từ lão Ba-ra-ba?

 Tin tức về kho báu.
 Tin tức về gia đình.
 Tin tức về thời tiết.
 Tin tức về ngai vàng.

5. Vì sao Bu-ra-ti-nô lại khiến tên Ba-ra-ba sợ xanh mặt và nói ra sự thật?

 Vì hắn vốn mê tín, lại uống say nên tưởng Bu-ra-ti-nô là ma quỷ.
 Vì hắn uống say nên tưởng Bu-ra-ti-nô là ma quỷ.
 Vì hắn vốn mê tín.
 Vì hắn yếu bóng vía

6. Chú bé Bu-ra-ti-nô bị ai tố cáo?

 Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô.
 Đu-rê-ma và Ba-ra-ba
 Cụ rùa Toóc-ti-la
 Ba-ra-ba

7. Vì sao cáo và mèo lại tố cáo Bu-ra-ti-nô?

 Vì chúng muốn kiếm tiền
 Vì chúng có lòng tốt
 Vì chúng ghét Bu-ra-ti-nô
 Vì chúng muốn tống tiền

8. Bu-ra-ti-nô đã gặp điều gì nguy hiểm?

 Bị cáo và mèo tố cáo
 Bị hai tên độc ác phát hiện
 Bị cướp mất chiếc chìa khóa quý
 Bị đám người độc ác bắt trói

9. Bu-ra-ti-nô đã tìm cách thoát thân như thế nào?

 Thừa lúc bọn ác đang kinh ngạc, chú lao ra ngoài nhanh như mũi tên.
 Thừa lúc bọn cáo và mèo đang tố cáo, chú lẻn chui ra khỏi bình.
 Thừa lúc bọn độc ác đang tìm dây trói, chú lao ra khỏi chiếc bình.
 Cho bọn độc ác uống rượu say

1
29 tháng 12 2021

1.C

2.D

3.A

4.A

5.A

6.A

7.A

8.B

5.A

9.A

21 tháng 9 2023

- Những vật và hiện tượng tự nhiên được nhân hóa là: mầm cây, hạt mưa, cây đào, quất.

- Chúng được nhân hóa bằng cách được tả bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả con người: 

        Mầm cây tỉnh giấc

    Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

     Quất gom từng giọt nắng rơi

27 tháng 11 2021

C

27 tháng 11 2021

chọn đáp ắn nào vậy bận mình biết mình sai rồi được chưa

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu.Su là chú rùa nhỏ, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.Chú rùa Su có cái mai rất cứng, trông như được ghép bởi các mảnh gỗ gồ ghề màu nâu vàng. Nó như một chiếc áo giáp mà Su chẳng bao giờ cởi ra. Chú có chiếc đầu tròn thuôn nhọn về phía mũi. Mỗi khi cảm thấy nguy hiểm, chú lại thu cái đầu nhỏ vào trong mai. Phải đến khi mở đôi mắt an toàn rồi, chú...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu.

Su là chú rùa nhỏ, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.

Chú rùa Su có cái mai rất cứng, trông như được ghép bởi các mảnh gỗ gồ ghề màu nâu vàng. Nó như một chiếc áo giáp mà Su chẳng bao giờ cởi ra. Chú có chiếc đầu tròn thuôn nhọn về phía mũi. Mỗi khi cảm thấy nguy hiểm, chú lại thu cái đầu nhỏ vào trong mai. Phải đến khi mở đôi mắt an toàn rồi, chú mới chịu chui ra ngoài, nhỏ xíu như hạt đậu, thấy

Su có bốn chiếc chân tí hon. Mỗi bàn chân có năm ngón ngắn ngủn với những chiếc móng dài mà không hề sắc nhọn, bởi Su rất chăm chỉ tập đi bộ. Mảnh vườn nhỏ của ông bà em, không có chỗ nào mà chú chưa bò qua. Chăm đi bộ là thế, nhưng lần nào thi đi nhanh với em chú cũng thua. Em bế chú lên và bảo:“Su cố lên nhé! Lần sau, tớ sẽ chờ!”

Em rất thích chú rùa Su và có lẽ Su cũng rất thích em. 

                                                                                               (Nguyễn Ngọc Minh Anh)

a. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn trên. Nêu nội dung chính của mỗi phần.

b. Phần thân bài có mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả đặc điểm gì của con rùa? 

1
24 tháng 9 2023

a.

Mở bài: Su là chú rùa nhỏ, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.

- ND chính: giới thiệu nhân vật chú rùa.

Thân bài: 

Chú rùa Su có cái mai rất cứng, trông như được ghép bởi các mảnh gỗ gồ ghề màu nâu vàng. Nó như một chiếc áo giáp mà Su chẳng bao giờ cởi ra. Chú có chiếc đầu tròn thuôn nhọn về phía mũi. Mỗi khi cảm thấy nguy hiểm, chú lại thu cái đầu nhỏ vào trong mai. Phải đến khi mở đôi mắt an toàn rồi, chú mới chịu chui ra ngoài, nhỏ xíu như hạt đậu, thấy

Su có bốn chiếc chân tí hon. Mỗi bàn chân có năm ngón ngắn ngủn với những chiếc móng dài mà không hề sắc nhọn, bởi Su rất chăm chỉ tập đi bộ. Mảnh vườn nhỏ của ông bà em, không có chỗ nào mà chú chưa bò qua. Chăm đi bộ là thế, nhưng lần nào thi đi nhanh với em chú cũng thua. Em bế chú lên và bảo:“Su cố lên nhé! Lần sau, tớ sẽ chờ!”

- ND chính: tả chú rùa và những hoạt động, thói quen của tác giả với chú rùa.

Kết bài: Em rất thích chú rùa Su và có lẽ Su cũng rất thích em. 

- ND chính: tình cảm với chú rùa Su.

b.

Phần thân bài có 4 đoạn chính.

Đoạn "Chú rùa Su ...cởi ra": miêu tả chiếc mai của chú rùa.

Đoạn "Chú có chiếc đầu tròn ... tí hon": miêu tả chiếc đầu, tập tính và chiếc chân của chú rùa.

Đoạn "Mỗi bàn chân ... đi bộ": miêu tả bàn chân của chú rùa.

Đoạn "Mảnh vườn nhỏ ... sẽ chờ!": kể về hoạt động của chú với tác giả.