K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2017

Chọn đáp án: A

4 tháng 10 2021

chọn cái gì thế ạ

20 tháng 7 2020

Cảm nghĩ của em khi đọc tình huống trên là em cảm thấy rất thương bạn nhỏ.Chắc là do nhà bạn ấy khó khăn quá nên bạn mới theo mẹ đi kiếm chỗ ở thì được 1 người dân thương tình cho ở tạm.Em cũng băn khoăn không biết bố và người thân của bạn đâu mà để cho mẹ với con như vậy.Nhưng dù sao bạn ấy cũng đã có 1 căn nhà để ở qua ngày rồi.Em mong bạn và mẹ của bạn ấy có thể tìm một 1 nhà mói mẻ để xây dựng lại cuộc sống.

20 tháng 7 2020

LÀM :

Trong cuộc sống mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau . Người thì có nhà ở, có gia đình,có đc hạnh phúc và giàu sang nhưng cũng có những người ko có một ngôi nhà để ở hay ko có một gia đình đầm ấm ,ko đc giàu sang như những người khác. Cuộc sống luôn cho ta những thử thách, nghịch cảnh. Ai biết vượt qua sẽ tồn tại; ai biến khó khăn thành cơ hội sẽ là người chiến thắng......ko bt ns j nữa

Làm thế này thôi chứ bt sai ben bét r == 

Ý KIẾN ĐỀ BẠN RA :

ns thật tình huống bn đưa ra nó có vấn đề hay sao ấy >< như cái này :

- " Dạ... Thưa cô.... Em.... Gia đình em không có nhà để sống. Gia đình em là ở đợ cho người ta. Gia đình em cũng chỉ có hai mẹ con em, người chủ thương nên đã cho mẹ con em làm ở đợ và cho sống tại nhà của người ta. "

câu này : làm ở đợ và cho sống thấy nó hơi thừa bạn ạ >< cả câu gạch đen đó nữa ><

mk thừa nhận mk ko làm đc bài bn làm ra ... nhưng cũng muốn góp chút ý kiến vào đề bn ... nếu bn thấy khó chịu hay j j đó thì xl trước :(

*Ryeo*

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Ngôn ngữ, hành động của Thị Mầu khi bày tỏ tình cảm với chú tiểu: 

+ Khen “đẹp như sao băng”, đôi mắt sắc như dao bổ cau liếc đi, liếc lại, đôi môi đỏ mọng lúc nào cũng cười nở như hoa và nhất là lời bóng gió, ẩn ý đầy chất dân gian để “đánh” đi những lượng tin cần thiết mà da diết về phía chú tiểu.

+ Đợi cơ hội Tiểu Kính ra và nắm tay Tiểu Kính, đòi quét chùa thay Tiểu Kính, lại còn mời mọc. Ta thấy sự táo bạo, mãnh liệt, quyết tâm; không e thẹn, do dự, ngại ngùng.

- Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu. Mầu khao khát được yêu, được đáp lại tình yêu chân thành, Mầu dám phơi bày ruột gan tình cảm của mình ra trước mặt mọi người, dám thổ lộ, dám tấn công. 

- Em ấn tượng nhất vời tỏ tình của Thị Mầu: 

“Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!...

Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ

Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”

 - Bởi đây là lời tỏ tình ấy da diết chứa chan mong ước về tự do yêu đương, tự do lựa chọn hôn nhân. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu - giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu. Mầu cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Trong dòng nghĩ suy qua lời hát ghẹo của Thị Mầu đã ẩn chứa khát khao chung tình – khao khát chính đáng trong tình yêu.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 1. Sự rời rạc trong các mối quan hệ, đặc biệt là với người thân, cha mẹ, bạn bè, thầy cô cũng là một nguy cơ tiềm tàng nhiều bất trắc. Khi trẻ không được lắng nghe, không được sẻ chia, không được cảm thông, chúng sẽ rất cô đơn. Và khi đơn độc lựa chọn thái độ và cách phản ứng, hành xử, sự non nớt, bồng bột, yếu đuối, tuyệt vọng sẽ điều...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

1. Sự rời rạc trong các mối quan hệ, đặc biệt là với người thân, cha mẹ, bạn bè, thầy cô cũng là một nguy cơ tiềm tàng nhiều bất trắc. Khi trẻ không được lắng nghe, không được sẻ chia, không được cảm thông, chúng sẽ rất cô đơn. Và khi đơn độc lựa chọn thái độ và cách phản ứng, hành xử, sự non nớt, bồng bột, yếu đuối, tuyệt vọng sẽ điều khiển chúng. Non nớt thì dại dột. Trẻ cần một sinh quyển an toàn bằng cuộc sống cân bằng và đầy đủ yêu thương, quan tâm. Trẻ cần nhận thức được giá trị cốt lõi của cuộc sống. Trẻ cần lấy thái độ biết ơn làm gốc cho mọi hành xử và lựa chọn. Cha mẹ đừng mải mê mong ước nào mà quên đi việc con được sống bình thường trên đời, bên mình mỗi ngày là điều quan trọng nhất và hạnh phúc nhất.

2. ... Ở chiều ngược lại, điều quan trọng nhất; con cần hiểu "biết ơn" là thái độ con phải ghi nhớ mỗi ban mai tỉnh giấc, mở mắt nhìn cuộc đời. Trong số vô vàn những điều con cần phải biết ơn thì tối thiểu nhất là biết ơn cha mẹ đã cho con được có mặt trên đời. Không điều gì có thể sánh với sự vĩ đại của tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái. Và mỗi người cha, người mẹ thì có một ngôn ngữ yêu thương, một cách yêu thương và thể hiện tình yêu thương khác nhau. Khi nỗi đau xé da xẻ thịt để sinh thành một hình hài làm nên hạnh phúc của người mẹ; thì những kì vọng, nhắc nhở, bảo ban thậm chí là mắng nhiếc cũng chỉ là muốn những điều tốt đẹp nhất cho con.

3. Cha mẹ cũng có thể sai và khi đó cũng cần được tha thứ. Những chia sẻ thẳng thắn, chân thành sẽ là chìa khóa giải tỏa mọi khúc mắc, cô đơn; biết lắng nghe sẽ nhìn ra giải pháp. Đủ yêu sẽ hiểu, đủ hiểu sẽ bao dung, bao dung được sẽ luôn thấy mình thanh thản, bình yên, hài lòng, hạnh phúc. Hãy chọn là một đứa trẻ hạnh phúc - đừng là kẻ phán xét mẹ cha cực đoan, một chiều - sẽ chỉ là biểu hiện của sự đòi hỏi và ích kỷ. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau tìm đến đến điểm đồng quy bằng tình yêu thương, lòng biết ơn, sự vị tha và tấm chân tình. Bất kỳ ai, dù người lớn hay trẻ thơ đều cần sự bình yên và niềm vui sống bằng những thấu hiểu, cố kết và gắn bó.

                                      (Theo Báo lao động, 7/4/2022)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn trong văn bản trên?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?

Câu 4. Anh chị có đồng ý với quan điểm Trong số vô vàn những điều con cần phải biết ơn thì tối thiểu nhất là biết ơn cha mẹ đã cho con được có mặt trên đời. không? Vì sao?

1
22 tháng 5 2022

Câu 1. 

=> Nghị luận xã hội

Câu 2. 

đoạn 1 .

Nội dung : 

Sự rời rạc trong các mối quan hệ, đặc biệt là với người thân, cha mẹ, bạn bè, thầy cô cũng là một nguy cơ tiềm tàng nhiều bất trắc.

=> Nhấn mạnh tinh thần yêu thương của trẻ với gia đình , mọi người xung quanh , nói ra những tiếng lòng của trẻ con

Đoạn 2 :

Nội dung : đi theo 1 chiều hướng khác với đoạn 1 , đề cao tinh thần biết ơn của trẻ đối với gia đình , đề cao sự yêu thương của cha mẹ dành cho con dù có là qua một điều gì đi nữa.

Đoạn 3 :

Đưa ra lời khuyên để mọi người cùng có sự bình yên và niềm vui sống bằng những thấu hiểu, cố kết và gắn bó , đề cao việc cha mẹ cũng có lỗi chúng ta cần phải biết chia sẽ thấu hiểu , yêu thương cho cha mẹ.

Câu 3. 

BPNT : Điệp ngữ ( trẻ )

=> Trẻ cần một sinh quyển an toàn bằng cuộc sống cân bằng và đầy đủ yêu thương, quan tâm. Trẻ cần nhận thức được giá trị cốt lõi của cuộc sống. Trẻ cần lấy thái độ biết ơn làm gốc cho mọi hành xử và lựa chọn.

Tác dụng  :

Đề cao việc trẻ cũng có quyền lợi riêng của trẻ , trẻ cần được an toàn , yêu thương , ... đồng thời biện pháp nghệ thuật này làm cho câu văn thêm tính mạnh mẽ , thống nhất , làm tiền đề cho ý nghĩa của câu sau .

Câu 4. 

Vì sự sống đối với mỗi con người là quý giá và nghĩa ý nhất , ba mẹ đã cho mình điều ố thì điều tối thiểu nhất của con cái sẽ là phải biết ơn cha mẹ đã cho con được có mặt trên đời . 

Phần II

Câu 1:

Trong cuộc sống chúng ta có thấy rất nhiều trường hợp cha mẹ con cái có mối quan hệ bất hòa, không hòa thuận với nhau. Vậy chúng ta cần làm gì khi xảy ra sự rời rạc trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái? Trước hết, cha mẹ và con cái cần ngồi lại nói chuyện rò ràng với nhau về những khúc mắc của cả hai. Từ đó cùng tìm hướng giải quyết. Cha mẹ không nên áp đặt các con mà nên trở thành những người bạn để con có thể mở lòng tâm sự, gần gũi nhau hơn. Con cái cần học cách lắng nghe và chia sẻ với bố mẹ về những điều mình muốn và không muốn bố mẹ làm đối với mình. Khi chúng ta có sự đồng cảm, thấy hiểu, thử đặt vị trí vào nhau thì đời sống sẽ trở nên dễ dàng và có ý nghĩa hơn cả.

5 tháng 3 2023

Qua hai dòng thơ “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/Nên mỗi người có gương mặt em riêng” trong bài “Khoảng trời, hố bom”, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về hình ảnh nhân vật “em”. Có thể hiểu rằng, tác giả khắc họa nhân vật “em” không chỉ một người con gái cụ thể, mà đại diện cho cả một thế hệ – những cô gái thanh niên xung phong. Họ là những con người nhỏ bé, vô danh nhưng lại thật dũng cảm, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. “Em” đã trở thành hình tượng lí tưởng, thiêng liêng nhưng cũng thật giản dị.

29 tháng 8 2023

Cái chết thiêng liêng nhưng cũng rất là giản dị. Sự hi sinh thầm lặng của em đã đi vào con tim của những người còn sống. Mỗi người mang trong tim một gương mặt riêng, em đã hóa thân thành bao gương mặt và trở thành một hình tượng lý tưởng mà mọi người mang theo bên mình. Chính vì thế, em - cô gái mở đường Trường Sơn đã vượt lên trên cái chết, trở thành bất tử đi theo đồng đội mình bước tiếp con đường chiến đấu.