K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 6 2018

ải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nô và dùng những khôi thuốc nô đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thằng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải rất binh tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trỏ thành bình thường: "Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nồ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom”.

Mặc dù đã quen với công việc nguy hiếm này, thậm chí một ngày có thể phái phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh của Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cũng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: ’Tôi đến gần quả bom... đàng hoàng mà bước tới” ở bên quả bom kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn:

’Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”.

17 tháng 5 2021

nhân vật tôi trong đoạn trích là ai

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặt là mặt trời nung nóng.1.Đoạn trích trên diễn tả suy nghĩ của...
Đọc tiếp

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặt là mặt trời nung nóng.

1.Đoạn trích trên diễn tả suy nghĩ của ai,trong hoàn cảnh nào?Những suy nghĩ của nhân vật giúp em hình dung gì về công việc của người đó phải thực hiện

2.Trong đoạn trích trên,tác giả đã sử dụng nhiều câu văn ngắn,câu đặc biệt,Điều đó có tác dụng gì trong việc diễn dạt nội dung của đoạn?Chỉ ra một câu văn ngắn và câu đặc biệt trong đoạn trích trên

1
1 tháng 4 2021

1.Đoạn văn diễn tả tâm trạng hồi hộp, căng thẳng cùng với hành động nhanh, dứt khoát của nhân vật Phương Định khi phá bom nổ chậm đầy nguy hiểm.

2.- Cách đặt câu đặc biệt ở chỗ: có những câu ngắn, câu tách ra từ một câu hoàn chỉnh như: Đất rắn…Nhanh lên một tí! …Một dấu hiệu chẳng lành…Hoặc là mặt trời nung nóng.
- Cách sử dung câu văn ngắn, ngắt nhịp linh hoạt, sử dung nhiều câu đặc biệt giúp tác giả miêu tả trận phá bom ác liệt,, nguy hiểm, dồn dập, căng thẳng

          Câu 1. Đọc trích đoạn dưới đây và trả lời câu hỏi:Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom....
Đọc tiếp

          Câu 1. Đọc trích đoạn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

          Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình.

          Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui lên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom …

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

 

Trong trích đoạn trên, nhân vật Phương Định đã có những hành động và suy nghĩ gì? Những hành động và suy nghĩ đó thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?

0
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi : "Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bon . Đất rắn . Những hòn sỏi theo tay tôi bây ra hai bên . Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào vỏ quả bom . Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi . Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sau mình quá chậm . Nhanh lên một tí ! vỏ qua bom nóng . Một dấu hiệu chẳng lành .Hoặc là nóng từ bên trong quả...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi : "Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bon . Đất rắn . Những hòn sỏi theo tay tôi bây ra hai bên . Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào vỏ quả bom . Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi . Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sau mình quá chậm . Nhanh lên một tí ! vỏ qua bom nóng . Một dấu hiệu chẳng lành .Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng. (Trích" Những ngôi sao xa xôi - Lê minh khuê, sgk ngữ văn 9) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên ? (0,5đ) Câu 2 : Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong trích ? Và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ vừa xác định được? (1đ) Câu 3: Theo em tình huống truyện được tác giả xây dựng như thế nào? Có phù hợp hay không, giải thích ? (1,5đ)

1
24 tháng 6 2021

1. PTBD: miêu tả và biểu cảm

2. BPTT: Ẩn dụ( Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)

''Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi''

Tác dụng: Cho thấy nỗi sợ của PĐ khi phải phá bom sự nguy hiểm của bom đạn chiến trường

3. Tình huống truyện được xây dựng 1 cách tự nhiên, nhân vật bộc lộ được hết suy nghĩ và cảm xúc của mình. Cách xây dựng này phù hợp vì người đọc có thể hình dung ra hoàn cảnh lúc đó và đồng cảm với PĐ

          Câu 1. Đọc trích đoạn dưới đây và trả lời câu hỏi:Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng...
Đọc tiếp

          Câu 1. Đọc trích đoạn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

          Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình.

          Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui lên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom …

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

 

Trong trích đoạn trên, nhân vật Phương Định đã có những hành động và suy nghĩ gì? Những hành động và suy nghĩ đó thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?

0
Trả lời giúp mình với. ( ÔN TẬP KIỂM TRA BÀI BẾN QUÊ CỦA LÊ MINH CHÂU VÀ NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI CỦA LÊ MINH KHUÊ ) Câu 1, Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm điều gì về con người và cuộc đời? Câu 2, Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra...
Đọc tiếp

Trả lời giúp mình với. ( ÔN TẬP KIỂM TRA BÀI BẾN QUÊ CỦA LÊ MINH CHÂU VÀ NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI CỦA LÊ MINH KHUÊ )

Câu 1, Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm điều gì về con người và cuộc đời?

Câu 2, Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

a, Xác định ngôi kể trong đoạn văn trên? Nhân vật tôi trong đoạn trích thực hiện nhiệm vụ gì?

b, Nêu cảm nhận của em về chi tiết: Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. ( đoạn văn từ 6 đến 8 câu )

Câu 3, Em hiểu gì về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê ( trình bày ngắn gọn ).

2
30 tháng 4 2018

Câu 3:

Những ngôi sao xa xôi là một nhan đề lãng mạn mang nét đặc trưng của văn học thời kháng chiến chống mỹ cứu nước ,từ đó cũng tỏa ra một thứ ánh sáng dịu dàng " mát mẻ như núi " ,cái ánh sáng ẩn hiện xa xôi ,có sức mê hoặc lòng người .Đó là một biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng trong những cô gái thanh niên xung phong Trườn sơn .
Người kể chuyện đồng thời là những nhân vật trong truyện ,trực tiếp tham gia vào diễn biến của các sự kiện .Câu chuyện được phát triển theo hướng nhìn ,điểm nhìn và dòng suy tư của Phương Định -cô gái Hà Nội rất trẻ ,rất dịu dàng và cũng rất kiên trung ,đi sâu khai thác diễn biến tâm lý nhân vật ( trong chiến đấu và trong sinh hoạt ), từ đó làm ngời sáng phẩm chất tốt đẹp của họ .Nỗi buồn ,niềm vui nỗi nhớ và cả những suy nghĩ đã tạo nên giá trị chân thực cho hình tượng nghệ thuật .Qua dòng suy tư của Định ta không chỉ thấy sự tỏa sáng của phẩm chất anh hùng mà còn hình dung được thế giới nội tâm phóngphu của những cô gái rất trẻ trong cuộc chiến của dân tộc .Những con người ấy mang vào Trường Sơn cả tuổi thanh xuân với bao nhiêu ước mơ ,khát vọng với những nỗi nhớ gia đình khôn nguôi .Trận mưa đá đột ngột giữa đường Trường Sơn đã làm sống dậy kỉ niệm ngọt ngào của tuổi áu thơ ...Chiến tranh đã không thể cướp đi niềm tin yêu cuộc sóng ,niềm lạc quan của những cô gái trẻ .Ba con người chiến đấu là một thể khối thống nhất ,đó là sự dũng cảm ,khi sống cuộc sống đời thường trong những phút giây bình yên hiếm có của Trường Sơn họ lại là ba người với ba tính cách khác nhau .Họ là họ ,họ còn là cả Trường Sơn ,là biết bao cô gái giống họ đều đang nằm trong những hang núi Trường Sơn để chờ đợi ,để giữ cho tuyến đường không một ngày bị đứt mạch
Nối tiếp bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến của dân tộc ,một bản anh hùng ca đầy âm hưởng sử th ,với tài năng tâm huyết và sự từng trải của mình .Lê Minh Khuê đã góp thêm một nốt nhạc rất đẹp .Hình tượng về những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm hoi trong văn học chống mỹ cứu nước nhưng với những sáng tạo riêng rất hiện đại của mĩnh đã làm nỗi bậc tâm hồn trong sáng ,giàu mơ mộng ,tinh thần dũng cảm trong cuộc sống chiến đấu đầy gian kgổ .Sự hy sinh rất hồn nhiên ,lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn chính là hình ảnh đẹp ,tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ .
Rõ ràng ta thấy thế hệ trẻ ra trận thời chống Mỹ hầu hết là học sinh ,sinh viên ,họ đều có học vấn ,họ ứng xử rất văn hóa ,rất tế nhị và hiện nay ta với thế hệ tuổi trẻ thời đại mới với thế kỷ XXI ta phải vượt hơn vài phần với cách suy nghĩ công nghiệp của ta.

30 tháng 4 2018

Câu 1:

Nguyễn Minh Châu là một trong số ít những nhà văn khai phá và thành công với công cuộc “tìm kiếm những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người”. Những tác phẩm của ông giàu chất chiêm nghiệm và tính triết lí khái quát. Nhân vật trong những truyện ngắn của ông thường mang đầy tâm trạng và rất nặng lòng với cuộc đời, với con người sống quanh mình. Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” cũng nằm trong số ấy.

“Bến quê” là một truyện ngắn được rút trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm được xuất bản năm 1985 tiêu biểu cho sự đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật của tác giả. cốt truyện “Bến quê” rất bình dị, thậm chí “bằng phẳng” nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Tác phẩm ghi lại những gì mắt thấy tai nghe, những gì cảm nhận suy ngẫm của nhân vật Nhĩ khi nằm trên giường bệnh. Nhĩ được người vợ tần tảo chăm sóc, đươc các cháu hàng xóm sang giúp đỡ, được ông giáo hàng xóm hỏi han. Nhĩ nhờ cậu con trai đi sang bên kia bờ sông giúp bố...

Qua tất cả những điều đó, Nguyễn Minh Châu nói lên những suy nghĩ về con người, về cuộc đời về cách sống, ông nhắc nhở con người phải biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương xứ sở, của nơi chôn rau cắt rốn...

Nhĩ là một người từng đi nhiều nơi trên thế giới: “suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái Đất”. Vậy nên, có thể hiểu rằng, trong anh luôn tràn ngập những cảnh lộng lẫy, nhộn nhịp của bao cảnh phồn hoa, đô hội. Không chỉ thế, chẳng có vẻ đẹp nào tồn tại trên đời nay anh chưa được thưởng thức. Nhưng trớ trêu thay, anh lại một rơi vào một bi kịch của sự sống: anh bị một căn bệnh quái ác hoành hành, phải nằm liệt giường hàng tháng trời nay. Trong nghịch cảnh bi đát ấy, anh chợt phát hiện ra vẻ đẹp chốn quê hương bình dị, đẹp đẽ của mình. Nhĩ đã phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê thân thuộc nghèo khó của mình lai có một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ. Người vợ tảo tần lam lũ, những người hàng xóm truân chuyên mộc mạc,... ở họ toát lên một vẻ đẹp cao quý đáng trân trọng của tình cảm vợ chồng, tình làng nghĩa xóm ân tinh thắm thiết. Hoàn cảnh nhân vật khẽ nhắc nhở bạn đọc rằng: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của con người.

Qua những suy nghĩ của nhân vật, Nguyễn Minh Châu còn muốn mang đến cho bạn đọc một chiêm nghiệm khác: "con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình". Ta rời xa gia đình, quê hương bản quán để lên đường mải mê tìm kiếm những điều kì vĩ đâu đâu mà để đến cuối đời hiểu ra rằng ta đã rời bỏ những điều ta hằng tìm kiếm. Chính sự giàu có lẫn một vẻ đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tảo tần, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận, thấm thía được.

Trong buổi sáng đầu thu, khi sắp từ giã cõi đời, Nhĩ bỗng phát hiện ra những vẻ đẹp mà trước đây, dù có điều kiện đi khắp thế giới, anh đã không thể nhận thấy được. Đó là một không gian có chiều sâu và bề rộng: từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông. Đó là một cảnh đẹp chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế: những chùm hoa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn, mặt sông Hồng như rộng thêm ra, vòm trời như cao hơn, "những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông...". Những cảnh sắc ấy vốn rất quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh mới gặp.

Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị người ta bỏ qua hay lãng quên khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn, đang lấn át. Trong hoàn cảnh cùa Nhĩ, đó là sự thức tỉnh xen lẫn với niềm ân hận và nỗi xót xa.

Khi miêu tả tâm lý của nhân vật Nhĩ, Nguyễn Minh Châu rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Điều đó được thể hiện ngay từ cách lựa chọn và xử lý tình huống. Trong văn học, nhiều tác giả cũng đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh hiểm nghèo để làm nổi bật lên khát vọng sống và sức sống mạnh mẽ của con người hay về lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng... Nguyễn Minh Châu đã khai thác tình huống này theo một hướng khác.

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, nhân vật suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc.

Những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về những con người hết sức cụ thể như người vợ, đứa con và về chính cuộc đời mình. Trong con mắt của một người sắp từ giã cõi đời, cảnh vật trước mắt bỗng đẹp và đáng yêu kỳ lạ. Hôm nay. Nhỉ mới chợt phát hiện ra những vết sờn, những đường vá trên tấm áo của Liên. Và chính hình ảnh người vợ gầy guộc với bàn tay chan chứa yêu thương đã trở thành "nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này". Sự thức nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông được tô đậm thêm qua hình ảnh của đứa con - trong hoàn cảnh bình thường — còn mải chơi và thấy bãi bồi bên kia sông chẳng có gì hấp dẫn. Đó chính là tình yêu đối với cuộc sống đã được trải nghiệm qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, đang trải qua những giây phút hiểm nghèo.

Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật với vẻ rất khác thường: "Anh cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát - y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó". Hành động này của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày, thế nhưng qua suy nghĩ của Nhĩ trước đó, ta lại nhận ra một ý nghĩa khác: đó là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái "vòng vèo, chùng chình" để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.

Nhân vật Nhĩ mang đến cho người đọc nhiều điều suy nghĩ về cuộc đời và số phận con người. Và với mỗi độ tuổi lại tìm được ở Nhĩ một bài học riêng cho mình. Riêng với thế hệ những người trẻ tuổi, nhờ nhân vật này chúng ta biết sống gắn bó hơn với quê hương, đất nước vẫn còn lam lũ nhưng chất phác, hồn hậu và dào dạt yêu thương của bản thân mình.


Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô,một đầu vùi xuống đất .Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom .Đất rắn.Những hòm sỏi theo tay tôi bay ra hai bên.Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom .Một tiếng động sắc đến gai người ,cứa vào da thịt tôi .Tôi dùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm.Nhanh lên một tí!Vỏ quả bom nóng .Một dấu hiệu...
Đọc tiếp

Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô,một đầu vùi xuống đất .Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom .Đất rắn.Những hòm sỏi theo tay tôi bay ra hai bên.Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom .Một tiếng động sắc đến gai người ,cứa vào da thịt tôi .Tôi dùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm.Nhanh lên một tí!Vỏ quả bom nóng .Một dấu hiệu chẳng lành .Hoặc là nóng từ bên trong quả bom .Hoặc là mặt trời nung nóng.
Câu 1:Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ tâm trạng của nhân vật "tôi" trong một lần đi phá bom.Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và thành phần biệt lập phụ chú ,gạch chân và chú thích câu bị động và thành phần phụ chú

0
Dưới đây là đoạn trích trong văn bản " Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê: Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. Tiếng súng ở dưới đất lên quả là có hiệu lực. Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh mà không nghe một tiếng trả...
Đọc tiếp

Dưới đây là đoạn trích trong văn bản " Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê: Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. Tiếng súng ở dưới đất lên quả là có hiệu lực. Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất.Dù một tiếng súng trường thôi, con người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình.
Câu 1.  đoạn trích trên kể về sự việc nào trong diễn biến của truyện ? Nêu tác dụng của việc sử dụng nhiều câu văn ngắn trong đoạn trích

Câu 2. Câu văn : "Dùng một tiếng súng trường thôi, con người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che trở đồng tình." giúp em hiểu gì về cuộc sống và tình cảm của những chiến sĩ, thanh niên xung phong nơi chiến trường?

 

 

 

1
3 tháng 5 2023

Câu 1:

Đoạn văn trên kể về sự việc Nho, Thao và Phương Định đi phá bom.

Việc sử dụng nhiều câu văn ngắn, nhịp nhanh đã tạo được không khí khẩn trương tại chiến trường

Câu 2: 

Đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái, thanh niên xung phong nơi chiến tranh ác liệt.

Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trínão tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới…không đáng kể nữa. Cógì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tìnhhình. Tôi nói như gắt vào máy:- Trinh sát chưa về!Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụavà...
Đọc tiếp

Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí
não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới…không đáng kể nữa. Có
gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình
hình. Tôi nói như gắt vào máy:
- Trinh sát chưa về!
Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa
và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi
ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. Tiếng súng ở dưới đất lên
quả là có hiệu lực. Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh
mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất. Dù chỉ một tiếng súng trường thôi, con
người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình. Cảm giác đó giống
như thấy mình có một khả năng tự vệ rất vững vậy… Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí.
Không thấy gì ngoài khói bom. Tôi lo. Đột nhiên cao điểm bên cạnh vang lên dồn dập
tiếng 12 li 7. Hay quá, tiểu đoàn công binh đấy. Họ chi viện cho các anh cao xạ, cho
chúng tôi. Bỗng dưng tôi muốn la toáng lên vì thích thú. Xung quanh cao điểm vắng
vẻ này có bao nhiêu là người. Các anh cao xạ, thông tin và công binh đều rất mến
chúng tôi. Chỉ cần chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ là họ sẽ
chạy đến ngay.
a/ Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
đó?
b/Nhân vật được nhắc đến đoạn văn trên là ai?
c/Đoạn văn trên nói về vẻ đẹp nào của nhân vật, tìm từ ngữ, câu văn chứng minh?

1
5 tháng 5 2020

1. Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

Hoàn cảnh sáng tác:

- Được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.

- Đây là tác phẩm đầu tay khá thành công của nữ nhà văn Lê Minh Khuê.

2. Nhân vật được nhắc đến: Nho, Thao, Phương Định.

Câu 1 : "Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể...
Đọc tiếp

Câu 1 :

"Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới."

Điều gì khiến nhân vật "tôi" đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa ?

Câu 2 :

"Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặt là mặt trời nung nóng."

Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết nó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung đoạn văn ?

Câu 3 :

Cho câu văn sau : Trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" với lối tiếp cận riêng, Lê Minh Khuê không chỉ ngợi ca phẩm chất dũng cảm của những cô gái trong "tổ trinh sát mặt đường", nhà văn còn để cho họ hiện lên với vẻ đẹp bình dị, gần gũi

Hãy phân tích ngữ pháp câu văn trên xác định kiểu câu phân chia theo cấu tạo ngữ pháp

2
8 tháng 3 2019

Câu 2:

Câu rút gọn là: Nhanh lên một tí!

Tác dụng: giúp cho người đọc cảm nhận rõ hơn về tinh thần của những cô gái chuyển bom, gợi cho người đọc cảm giác hồi hộp, căng thẳng khi làm công việc như đang là chính cô gái.

Vy tham khảo nha! Hân không giỏi phần đọc hiểu cho lắm ^^

8 tháng 3 2019

Điều làm cho nhân vật "tôi" không còn cảm thấy sợ khi đến gần quả bom là do: Cô cảm nhận được các anh chiến sĩ đang dùng ống nhòm để quan sát, dõi theo mình và trong suy nghĩ của nhân vật" tôi"thì các anh không thích cái kiểu đi lom khom khi có thể đàng hoàng đi tới. Không muốn làm các anh thất vọng một phần thể hiện bản lĩnh của một cô chiến sĩ.Vì vậy cô đã không còn cảm thấy sợ khi đến gần quả bom.