Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Địa chỉ, ngày...tháng ... năm 2016
Bác Hồ kính mến
Kính gửi Bác Hồ - người chủ tịch vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Cháu là ..... hôm nay cháu viết bức thư này là muốn kể cho bác nghe về một việc làm khá thiết thực mà cháu và các bạn cùng lớp vừa mới làm được
Bác à năm nay cháu đã lên lớp rồi đấy , đã trở thành một người chị hai và chuẩn bị trở thành chị cả của trường rồi đó bác vì thế những việc làm của trường cháu cũng được tham gia nhiều hơn . Bác biết không mới vừa qua trường trung học cơ sở Định Hưng của chúng cháu vinh dự được đón bằng chuẩn quốc gia mà tỉnh trao tặng .Cùng với đó là tháng thi đua hoa điểm mười chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 . trong đợt thi đua đó lớp 8A chúng cháu đã thực hiện rất tốt các phong trào mà nhà trường đề ra hơn thế nữa chúng cháu đã thực hiện tốt điều thứ nhất trong 5 điều mà bác đã dạy như thi đua học tập tốt giành nhiều hoa điểm mười và lao động thật tốt , chăm chỉ đễ giữ vệ sinh xung quanh trường nhằm đón hai ngày lễ lớn .Ngoài ra lớp còn tích cực tham gia văn nghệ và còn được giải nhất nữa đó bác. Sau đợt thi đua lớp chúng cháu đã vinh dự được nhà trường khen thưởng là lớp tiên tiến xuất sắc đáng để noi theo , là lớp tiên phong trong công tác đoàn đội nữa đấy
Nhưng bác ơi đó chỉ mới xét chung về tập thể thôi còn về cá nhân thì lớp cháu cũng là lớp có đông bạn được ken thưởng nhất trường nữa đó . ví dụ như bạn Trịnh Thị Thanh Tâm và bạn Trịnh Huyền Trang , hai bạn ấy trong một tuần đã xung phong phát biểu và được 5 con điểm miệng trong đó 2 con mười và 3 con 9
Không chỉ thế hai bạn ấy còn là hai đội viên xuất sắc , là nòng cốt học sinh giỏi đội tuyển toán và anh .Hai bạn ấy quả là hai tấm gương sáng xứng đáng để noi theo và học tập
Những việc đó tuy chẳng đáng nhằm nhò khi so với các tấm gương to lớn khác nhưng Bác à chúng cháu xin hứa với Bác rằng sẽ luôn học tập và noi theo tấm gương bác và những lời bác dạy YÊU BÁC
Cháu của Bác
...
.....
OK nkoa bạn
Bài tóm tắt
Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men, một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.
Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men ban đau mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.
P/s tham khảo nha
Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men, một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.
Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men ban đau mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.
tham khảo
Cuộc đời cách mạng được nhấn mạnh, Bác hoạt động cách mạng, một công việc không hề dễ dàng và đơn giản, đặc biệt trong hoàn cảnh gian khổ như vậy, thế mà người nghệ sĩ, chiến sĩ vẫn cảm thấy “sang”.“Sang”- sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Bác luôn cảm thấy thoải mái, sang trong và vui thích Chữ “sang” thể hiện niềm vui, niềm tự hào khi thực hiện được lí tưởng của Bác. Người có một phong thái ung dung, hiên ngang, chủ động, lạc quan và luôn yêu cuộc sống đây chính là nhãn tự của bài thơ (từ quan trọng thể hiện, nổi bật chủ đề cả bài) và cũng chính là của cuộc đời Bác.
Tham khảo:
Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng vì nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Đó là những con người được nhà văn thấu hiểu và trân trọng. Ông đã thể hiện khá chân thực và sinh động tâm trạng của chú bé Hồng trong nhiều tình huống cụ thể. Đặc biết là nỗi niềm của chú bé này khi ở xa mẹ, luôn nhớ thương mẹ lại phải luôn nghe lời bà cô xúc xiểm nói xấu mẹ. Nhà văn đã miêu tả tinh tế những xúc cảm hồn nhiên bay bổng của chú bé khi đựơc ngồi trong lòng mẹ. Do đó nói ông là nha văn của phụ nữ và nhi đồng là hết sức xứng đáng.
Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc,ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng “Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng”.Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ.
Nguyên Hồng vốn là một nhà văn có rất nhiều những sáng tác dành cho phụ nữ và trẻ em. Có lẽ lí do chính là bởi vì ông sinh ra và lớn lên trong mồ côi nên ông luôn dành một góc trong lòng của mình cho số phận của những người khốn khổ nhất trong xã hội cũ. Mặt khác, những tác phẩm ông viết về phụ nữ và trẻ em luôn được ông dùng chính những tâm tư và tình cảm của mình để viết về họ với những cảm nhận vô cùng sâu sắc. Trong những tác phẩm của ông như Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghỉ, Bỉ vỏ,… thì đoạn trích Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu là tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai. Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng. Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em
Đầu tiên, chúng ta thấy được nhà văn Nguyên Hồng là người của phụ nữ. Ông thấu hiểu và đồng cảm với những nỗi bất hạnh của những người phụ nữ. Đó là hình ảnh người mẹ bé Hồng. Tuy chỉ là nhân vật xuất hiện một cách mờ nhạt nhưng nhân vật đã mang được chính dấu ấn của mình. Là người phụ nữ vất vả, chống mất, vì nợ nần nhiều quá mà mẹ bé Hồng đã phải đi tha hương cầu thực nơi đất khách quê người. Cô đã phải bỏ lại cả người con trai còn nhỏ của mình để đi kiếm sống. Chính những sự vất vả của người phụ nữ đã khiến cho người phụ nữ ấy trở nên tiểu tụy và đáng thương “ Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rộc hẳn đi”. Nhà văn đã thấu hiểu một cách sâu sắc nỗi đau của những người phụ nữ trong xã hội ấy. Họ không được tự do tìm được những người mà mình yêu quý, phải chấp nhận cuộc hôn nhân sắp đặt, lấy người chồng hơn mình gấp đôi tuổi. Cả cuộc đời của người phụ nữ ấy phải trong như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Trong chính những hoàn cảnh như vậy, nhưng người mẹ của bé Hồng vẫn hiện lên là một con người giàu lòng yêu thương, trọng tình nghĩa. Gặp lại người con trai sau bao nhiêu xa cách, người phụ nữ ấy xúc động tới nghẹn ngào. Trong tiếng khóc của người mẹ, người đọc cũng như thấm những nỗi đau, nỗi xót thương con. cùng niềm vui sướng vô hạn của người mẹ. Cô dùng những cử chỉ dịu dàng của mình mà vuốt ve, xoa đầu người con trai sau bao ngày xa cách. Qua đây, nhà văn còn bênh vực, bảo vệ người phụ nữ. Ông cảm thông với người mẹ của bé Hồng khi chưa đoạn tang chồng đã đi tìm hạnh phúc riêng bởi ông hiểu được những khó khăn vất vả của những người phụ nữ. Đúng như một nhà phê bình đã nhận xét “Cảm hứng chủ đạo bậc nhất trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả Những ngày thơ ấu lại chính là niềm cảm thương vô hạn đối với người mẹ . Những dòng viết về mẹ là những dòng tình cảm thiết tha của nhà văn. Không phải ngẫu nhiên khi mở đầu tập hồi ký Những ngày thơ ấu, nhà văn lại viết lời đề từ ngắn gọn và kính cẩn: Kính tặng mẹ tôi.” Có lẽ hình ảnh người mẹ đã trở thành người mạch cảm xúc vô tận cho sáng tác của Nguyên Hồng để rồi ông viết về học bằng tình cảm thiêng liêng và thành kính nhất.
Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ thơ bởi lẽ ông thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi khổ, nội bất hạnh của trẻ thơ. Ông thấu hiểu nỗi thống khổ cả vật chất lẫn tinh thần : Cả thời thơ ấu của Hồng được hưởng những dư vị ngọt ngào thì ít mà đau khổ thì không sao kể xiết : Mồ côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, phải ăn nhờ ở đậu người thân Gia đình và xã hội đã không cho em được sống thực sự của trẻ thơ .....nghĩa là được ăn ngon, và sống trong tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ, người thân. Nhà văn còn thấu hiểu cả những tâm sự đau đớn của chú bé khi bị bà cô xúc phạm ...... Nhà văn trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao quý của trẻ thơ. Tình yêu thương mẹ sâu sắc mãnh liệt . Luôn nhớ nhung về mẹ . Chỉ mới nghe bà cô hỏi “Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không”, lập tức, trong ký ức của Hồng trỗi dậy hình ảnh người mẹ. Hồng luôn tin tưởng khẳng định tình cảm của mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách mẹ cả về thời gian, không gian, dù bà cô có tinh ma độc địa đến đâu thì Hồng cũng quyết bảo vệ đến cùng tình cảm của mình dành cho mẹ . Hồng luôn hiểu và cảm thông sâu sắc cho tình cảnh cũng như nỗi đau của mẹ . Trong khi xã hội và người thân hùa nhau tìm cách trừng phạt mẹ thì bé Hồng với trái tim bao dung và nhân hậu yêu thương mẹ sâu nặng đã nhận thấy mẹ chỉ là nạn nhân đáng thương của những cổ tục phong kiến kia . Em đã khóc cho nỗi đau của người phụ nữ khát khao yêu thương mà không được trọn vẹn . Hồng căm thù những cổ tục đó: “Giá những cổ tục kia là một vật như .....thôi”. Không chỉ như thế, tác giả còn thể hiện sự khao khát được gặp mẹ, muốn ở trong lòng mẹ của Hồng. Nỗi niềm thương nhớ mẹ nung nấu tích tụ qua bao tháng ngày đã khiến tình cảm của đứa con dành cho mẹ như một niềm tín ngương thiêng liêng thành kính. Trái tim của Hồng như đang rớm máu, rạn nứt vì nhớ mẹ .Vì thế thoáng thấy người mẹ ngồi trên xe, em đã nhận ra mẹ ,em vui mừng cất tiếng gọi mẹ mà bấy lâu em đã cất giấu ở trong lòng. Lòng vui sướng được toát lên từ những cử chi vội vã bối rối từ giọt nước mắt giận hờn, hạnh phúc tức tưởi, mãn nguyện.
Viết về phụ nữ,nhi đồng,viết về những kỷ niệm tuổi thơ không khó nhưng viết cho hay thì không dễ chút nào.Văn của Nguyên Hồng có nguồn mạch tự nhiên về đề tài người phụ nữ,về tuổi thơ.Cái nguồn mạch ấy chính là sự chắt lọc từ lòng yêu thương của Nguyên Hồng,từ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và sâu sắc về người mẹ kính yêu.
Lứa tuổi nhi đồng rất hiếu kì, chúng cần phát triển toàn diện về mọi mặt. Điều kiện ăn uống cũng là một phần để giúp các em ở lứa tuổi này nạp năng lượng dinh dưỡng.Một trong những món đó là Cơm gà , món này tốt cho sức khỏe, làm nhanh và cực kỳ hấp dẫn.
Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây để món ăn ngon và hấp dẫn hơn : Gà ta 1 con khoảng dưới 1,5 kg,Gừng, tỏi, ớt, chanh, muối đường, dầu hào,Gạo bắc thơm (hoặc gạo tám thơm) Tiếp theo Làm gà sạch rồi cho vào nồi luộc. Khi luộc cho vài lát gừng, chút muối và nhánh hành vào. Gừng, hành có tác dụng làm khử mùi cho gà và nồi nước dùng. Khi nồi luộc sôi được khoảng 10 phút thì bạn tắt bếp và cứ để ngâm gà như thế khoảng 30 – 40 phút là gà chín dừ mà không bị nát. Trong thời gian đó chúng ta chế biến nước tương để rút ngắn tgian lại . Nước tương bao gồm 2 thìa mắm, nửa thìa đường, 1/4 thìa chanh, 2 nhánh tỏi to băm nhuyễn, gừng 1 nhánh băm nhuyễn, 2 thìa súp tương ớt, 1/2 thìa nước sôi nguội. Đánh tan số gia vị này lên bạn sẽ có một bát súp chấm gà ngon tuyệt. Sau khi gà chín vừa ngon , ta Vớt gà ra để ráo. Cho 4 nhánh tỏi vào phi thơm cùng với mỡ gà, cho thêm chút dầu hào cho có màu và thơm. Phi xong đổ nước luộc gà vào vừa đủ để nấu cơm. Cho gạo vào và nấu cơm đến khi chín. Cuối cùng Chặt gà theo thớ ngang, chặt dứt khoát để thịt gà không bị nát. Phần nước gà còn lại bạn cho hành lá vào là được một bát canh ngọt và ngon . Món cơm gà không chỉ đơn thuần là một món ăn ngon, kích thích vị giác mà nó còn chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao.
Như vậy là món cơm gà đã xong. Nó không hề khó đúng không nào? Ngược lại khi ăn cơm gà, bạn sẽ bị cuốn hút bởi vị ngọt đậm đà từ cơm cho đến gà và nước canh luộc. Nước chấm sột sệt cay cay làm cho miếng thịt gà ngon đều và ngọt lịm
#like cho mik na
_ Ngày 5-6-1911 Người lấy tên là Ba, xinlàm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latouche Tréville, rời bến cảng nhà rồng bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước
_Năm 1912 Người tiếp tục làm thuê cho một tàu khác để từ Pháp đi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tuynidi, Angiêri,Ghinê....cuối năm 1912 Người đi Mỹ. Cuối năm 1913 từ Mỹ trở về Anh.
_Năm 1911-1917 Người bôn ba qua nhiều nước, làm nhiều nghề tiếp xúc với nhiều người=> qua nhiều năm bôn ba nước ngoài Người đã nhận thức rõ "giai cấp công nhân và nhân dân các nước đều là bạn, chủ nghĩa ở đế quốc đâu đâu cũng là kẻ thù"
_Năm 1917 Người trở lại Pháp, tại đây Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng VN, tham gia vào phong trào côngnhân Pháp, tiếp nhận ành hưởng cách mạng tháng 10 Nga. Tư tưởng của Người dần dần biến đổi.
(đây là tóm tắt những hoạt động, còn nếu cụ thể hơn nữa thì hơi dài)
Nội dung:
Chuyện xảy ra vào một buổi sáng đẹp trời, Bác Hồ đến thăm các cháu ở trại Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhói. Nói chuyện với các đồng chí cán bộ trại, giọng bác nhẹ nhàng nhưng vô cùng thấm thía:
- “Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng sao các cô, các chú lại đây thép gai như một nhà tù thế này ?”.
Một đồng chí cán bộ phụ trách thưa:
- Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ để lại đấy ạ !
Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai của các cháu.
Rồi Bác đi thăm phòng ăn , phòng ngủ, phòng học tập, phòng các cháu vui chơi. Bác khen : “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn thế nào các cô, các chú có biết không ?
Mọi người vừa xúc động , vừa lúng túng. chú Thuận mạnh dạn đáp:
- Thưa Bác các cháu ở trại còn chật chội ạ !
Bác mỉm cười và nói :
- Chú mới nói đúng có một phần nhỏ thôi.
Đối với các cháu mồ côi, cái lớn nhất là phải bù đắp tình thương. Các cháu đã không con bố, mẹ thì các cô chú ở đây là bố, là mẹ của các cháu. Các cô, các chú nuôi dạy phải đem cả tấm lòng của người làm cha, làm mẹ mà cư xử, mà săn sóc, dạy bảo các cháu. Bác thấy ở đây đối với các cháu còn cái vẻ “trại lính”, thiếu cái ấm cúng của gia đình. Dạy cho các cháu vào khuôn phép, sống có kỷ luật, trật tự là đúng, nhưng không để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vui tươi thoải mái. Đừng biến các cháu thành các “ông cụ non”. Các cô, các chú phải làm sao cho các cháu thấy trại trẻ Kim Đồng này là gia đình, đi xa các cháu nhớ, lúc ở nhà các cháu vui. Được như vậy thì cần gì phải rào dây thép gai, phải canh phòng nghiêm ngặt với các cháu ?
Rồi Bác hỏi một đồng chí phụ trách.
- Những cháu kém có nhiều không ?
Thưa Bác còn nhiều lắm ạ !
- Nhiều là bao nhiêu ?
Đồng chí phụ trách hơi bối rối dạ thưa bác ……thưa bác, Bác nhắc nhở ngay:
- Quản lý các cháu thì cần biết cụ thể từng cháu một, biết chắc chắn cái dở, cái hay của mỗi đứa. Có như vậy mới có kết quả tốt được
Rồi Bác quay sang chú Thuận đứng bên:
- Cho Bác gặp cháu nào kém nhất trại.
- Em Quốc đứng khoanh tay trước mặt Bác, Bác trìu mến vuốt nhẹ tóc em, Bác hỏi:
- Tên cháu là gì?
- Thưa Bác tên cháu là Quốc Lủi ạ! Bác nhìn em ái ngại.
- Ai đặt cho cháu cái tên ấy?
- Dạ thưa Bác các bạn gọi cháu thế ạ!
- Vì sao các bạn gọi cháu là Quốc Lủi ?
- Thưa Bác …taị cháu, tại cháu …hay chốn trại, cháu chui qua hàng rào, lủi vào các ngõ
phố ạ !
- Sao cháu không chịu ở trong trại mà lai trốn ra bên ngoài.
- Thưa Bác ở trong trại khổ cực lắm ạ !
- Khổ cực như thế nào ?
- Chúng cháu bị gò bó đủ thứ ạ !
- Cháu nói rõ sự gò bó cho Bác nghe nào ?
- Thưa Bác …Quốc lủi nhìn bác nước mắt tràn ra nghẹn ngào không nói nên lời. Bác xoa đầu em, dường như Bác đã hiểu tất cả những điều em muốn nói với Bác. Bác khuyên Quốc “Từ nay cháu phấn đấu bỏ cái tên “lủi” giữ lại cái tên Quốc. Bác cầm tay em Quốc đi ra cả trại đang chờ đón Bác, Bác thân mật kể cho các em nghe gương tốt của các em thiếu nhi chống Pháp, gương các bạn thiếu nhi Liên Xô. Các em không cầm được nước mắt khi nghe Bác kể về thời niên thiếu của mình, Bác đã từng ước ao có một cái đồ chơi, được mẹ mua cho tấm áo mới trong ngày tết, và Bác cũng đã chịu cảnh mồ côi mẹ khi mới lên 9 lên 10; phải trèo trạo bế em bên hông đi xin sữa cho em khi mẹ qua đời …
Những lời căn dặn của Bác thân thương như lời của người ông khi ông dặn cháu:
- Các cháu phải nghe lời các cô, các chú phụ trách, thiếu nhi thì phải ngoan, phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật, ốm đau, các cháu trong tập thể với nhau thì càng phải thương yêu nhau, như anh em ruột thịt và phải dũng cảm sửa chữa khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm chủ đất nước, đừng để mình là gánh nặng của xã hội.
Rồi Bác hỏi :
- Các cháu có hứa làm được điều bác căn dặn không nào ?
- Một tiếng “có” vang lên, Bác còn căn dặn thêm là phải noi gương dũng cảm của liệt sĩ Kim Đồng. Em nào có kết quả tốt được ban phụ trách báo lên Bác. Bác sẽ gửi phần thưởng “Nếu cả trại tiến bộ vượt bậc Bác sẽ còn về thăm nhiều lần nữa”.
Ngày hôm đó Bác đã dành rất nhiều quà cho các em, có những em đã không ăn món quà của Bác mà giữ lại như một kỷ vật đáng nhớ trong đời.
Và cũng từ hôm nhận quà của Bác, trong mắt các em ngời lên niềm vui. Em Quốc không lủi ra ngoài như trước nữa mà giữ gìn mình như giữ gìn kỷ niệm của Bác trong trái tim.
Bài học rút ra:
Chỉ qua những câu chuyện đời thường nhất, Bác như đang sống trong chúng ta, trong trái tim nhân hậu của mình bao giờ Bác cũng dành phần lớn tình ỵêu thương cho các cháu thiếu niên, nhi đồng và cho thế hệ trẻ. Bác từng nói “ Tôi không có gia đình cũng như không có con cái, nước Việt Nam là đại gia đình của tôi, tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi” . Vâng! Không phải ngẫu nhiên mà mọi thế hệ Việt Nam đều gọi người là Bác, không phải ngẫu nhiên mà thế hệ trẻ hiện nay chưa một lần gặp Bác chưa một lần nhìn thấy Bác, nhưng vẫn thấy Bác thật gần gũi bởi mỗi động thái của chúng ta từ một mẩu chuyện nhỏ, dù những điều giản dị nhất, chân thành nhất, sáng lên một vị lãnh tụ, một nhân cách lớn, một con người Hồ Chí Minh.
bạn ơi! mk chỉ viết là tóm tắt câu chuyện chữ ko phải là viết cả nội dung nhé!!:)))