Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Thuở bấy giờ, vào đời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng ông hiền lành, chăm chỉ nhưng chưa có con. Lần nọ, bà vợ ra đồng thì trông thấy một vết chân to, đặt bàn chân của mình lên ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một cậu bé khôi ngôi, tuấn tú. Cậu bé lên ba tuổi nhưng chẳng biết nói biết cười, ai đặt đâu thì ngồi đấy. Khi ấy, giặc Ân sang xâm lược đất nước. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đánh giặc cứu nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng sứ giả, liền bảo với mẹ mời vào. Cậu nói với sứ giả về tâu với vua rèn cho một con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt và một cái roi sắt, hứa phá tan lũ giặc. Từ hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi. Vợ chồng ông lão phải nhờ dân làng góp gạo nuôi lớn. Khi giặc đánh đến nơi, cậu bé vươn vai, biến thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí. Giặc tan, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Sau này, vua Hùng cho lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn. Tại quê nhà vẫn còn nhiều dấu tích lưu lại.
Hồng là một cậu bé có cảnh ngộ đáng thương: bố mới mất, mẹ tha hương cầu thực, em phải sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của người cô. Người cô độc ác luôn reo rắc vào đầu em những điều xấu xa về mẹ để em khinh miệt, ruồng rẫy mẹ. Bà cô còn bảo em vào Thanh Hóa tìm mẹ và em bé. Nhưng dù thế nào đi nữa, em vẫn luôn yêu thương và tin tưởng mẹ. Chiều hôm đó, khi tan học, em chợt thấy thoáng một bóng người giống mẹ. Bé Hồng đã không kìm được lòng mà chạy theo gọi mẹ. Khi người mẹ quay đầu lại, em được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve như ngày còn bé làm em thấy hạnh phúc và quên đi những lời độc ác của bà cô.
Cô bé bán diêm là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn An-đéc-xen. Truyện kể về cuộc sống khó khăn của một cô bé bán diêm, từ nhỏ đã mồ côi mẹ và sống với một người bố khắc nghiệt. Trong đêm giáng sinh, cô bé không bán được que diêm nào và không dám về nhà. Vì lạnh, cô bé đã đốt những que diêm để sưởi ấm và mỗi que diêm đốt lên là một ước mơ xuất hiện trong đầu cô bé. Cuối cùng, cô bé được cùng bà nội bay lên trời. Truyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và thể hiện sự khắc nghiệt của cuộc sống.
Câu chuyện bắt đầu trong đêm giao thừa gió tuyết đầy phố có một cô bé bán diêm nhà nghèo nọ cô đơn với bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Chính vì thế em không dám về nhà vì sợ bố đánh và mắng em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường. Cô bé quyết định quẹt một que diêm để sưởi ấm xua đi cái lạnh. Em quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Đến diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Noel xuất hiện trong tưởng tượng. Đến que diêm thứ tư, em gặp bà nội. Em cám thấy vô cùng hạnh phúc khi được gặp lại bà nội. Cô bé quẹt hết tất cả các que diêm khác để níu giữ hình ảnh của bà. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm được phát hiện đã qua đời trong giá rét.
Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.
Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai LíThông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.
Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang lừ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sói đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.
Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.
Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Hk tốt
Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".
Hok tốt!
Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 1
Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".
Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 2
Buổi học cuối cùng kể lại câu chuyện cảm động về một buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng.
Trước giờ học, Phrăng định trốn học vì muộn giờ và không thuộc bài. Trên đường đến trường cậu thấy nhiều điều khác lạ. Khi đến lớp, cậu ngạc nhiên vì thầy Ha-men mặc lễ phục, không nổi cáu khi cậu đến muộn và cuối lớp có cả dân làng ngồi dự.
Trong buổi học, khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng ân hận, xúc động, nuối tiếc.
Trong buổi học kéo dài đến 12 giờ, thầy Ha-men hiện lên thật lớn lao, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 3
Câu chuyện về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đầy xúc động giữa thầy trò và người dân ở vùng đất bị quân Phổ chiếm đóng. Theo lời kể của cậu bé Phrăng ham chơi, không khí của buổi học hôm ấy thật khác lạ, thấm đẫm tình yêu tiếng nói dân tộc.
Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 4
Câu chuyện được kể bởi Phrăng về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng. Buổi học diễn ra với không khí khác lạ, trang nghiêm và đầy xúc động giữa thầy Ha-men và người dân địa phương.
Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 5
Phrăng là một câu bé ham chơi và chưa chăm học. Một lần, trên đường tới trường quang cảnh khác lạ đã thu hút cậu và khi đến trường thì không khí lớp học bỗng trở nên bình lặng, không ồn ào, hỗn độn như mọi khi, có cả những người dân làng đến tham dự, thậm chí thầy Ha-men không hề tức giận khi Phrăng đi học muộn, những điều này khiến cậu vô cùng ngạc nhiên. Hoá ra đây là buổi học cuối cùng cậu được học tiếng Pháp và cũng là buổi cuối cùng thầy Ha-men dạy học cho lớp bởi có lệnh của Béc-lin là tất cả các trường từ giờ trở đi chỉ được dạy tiếng Đức. Phrăng choáng váng, ân hận vì trước đây mình đã lười học tiếng Pháp. Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù". Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học. Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ "Nước Pháp muôn năm" và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.
hok tốt nhé
Đoạn thơ gợi cho em thông điệp về tình yêu thương. Sự thấu hiểu những hi sinh, khó nhọc của mẹ giúp em ý thức mình phải luôn chăm sóc mẹ để trả công lao sinh thành và hơn hết là đền đáp yêu thương vô hạn mẹ dành cho. Vì cả cuộc đời mẹ đã hi sinh cho con và hơn hết, nếu không có mẹ, sẽ không có con cùng những hanh phúc ấm êm. Chỉ khi yêu thương, khi biết những hi sinh của mẹ thì mới có thể sống vơi sự chân thành và là người tốt ở đời.
Mẹ đi làm ăn xa nên Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Một hôm nọ, người cô hỏi cậu có muốn đi thăm mẹ thì sẽ cho tiền mua vé vào thăm. Nhưng cậu biết người cô đang có ý định reo rắc suy nghĩ ghét bỏ mẹ vào đầu mình nên đã từ chối. Người cô lại tiếp tục kể rằng có người trông thấy mẹ đã có em bé và có gia đình riêng. Song điều đó càng khiến cậu thương mẹ hơn và căm ghét những hủ tục đã đầy đọa mẹ mình. Đến ngày giỗ đầu của bố, mẹ Hồng trở về. Ngồi trong lòng mẹ, cậu cảm nhận được hơi ấm hạnh phúc vô bờ bến.