Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
xuất hiện các công ti đọc quyền và đi xâm chiếm các nước khác nha
reffer
1/ - Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương. - Trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự” với một thắng lợi quyết định.
2/- Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. - Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.
3/ Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
4/1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Giữa lúc cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng, miền Bắc thắng lợi trong việc cải tạo và khôi phục kinh tế, cách mạng miền Nam nhảy vọt sau Đồng Khởi.
- Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội.
2. Nội dung:
- Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền:
+ Miền Bắc: cách mạng XHCN có vai trò quyết định nhất.
+ Miền Nam: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có vai trò quyết định trực tiếp.
+ Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
- Thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng.
- Thông qua kế họach 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư.
3. Ý nghĩa:
- Đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo.
- Đại hội đã đề ra được đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Là cơ sở để toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà
5/* Giống nhau:
- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ.
- Đều bị thất bại.
* Khác nhau:
Đặc điểm | Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” | Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” |
Âm mưu | “dùng người Việt đánh người Việt”. | Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động. |
Thủ đoạn và hành động | “Ấp chiến lược” được coi như “xương sống” | Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” |
Lực lượng tham gia | Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mĩ | Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mĩ và quân đồng minh. |
Địa bàn (Quy mô) | Miền Nam | Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. |
Tính chất ác liệt | Không ác liệt bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” | Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc |
Việt Nam và Cuba có mối quan hệ thân thiết bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Lịch sử đối mặt với các nước xâm chiếm và cuộc chiến tranh đã đặt cả hai quốc gia vào những tình huống khó khăn, tạo ra sự đồng cảm và hỗ trợ chính trị giữa hai nước. Cuba đã hỗ trợ Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh bằng cách cung cấp cả quân sự và y tế, điều này đã củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia. Hơn nữa, hợp tác kinh tế, giáo dục và văn hóa đã thúc đẩy sự gắn kết, và cả hai quốc gia đều chung mục tiêu quốc tế về giá trị nhân quyền và công lý. Từ những yếu tố này, mối quan hệ thân thiết giữa Việt Nam và Cuba đã trở thành một ví dụ về sự hiểu biết và hỗ trợ chặt chẽ giữa các quốc gia.
"Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình" - Fidel Castro
Cùng với việc hỗ trợ các máy móc, thiết bị, các khoản tín dụng dài hạn và viện trợ không hoàn lại để xây dựng, phát triển kinh tế, Chính phủ Liên Xô còn giúp Việt Nam phát triển ngành giáo dục, đào tạo.
- Việc ký Hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9 là một chủ trưởng rất sáng suốt, tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh (cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về phương pháp, biết lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù, không cho chúng tập trung lực lượng chống ta…) trong hoàn cảnh đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn, thù trong giặc ngoài phức tạp, chính quyền cách mạng còn non trẻ.
- Với chủ trương đó, ta đã phá tan được vòng vây nguy hiểm của kẻ thù, không cho Pháp liên minh với Tưởng, loại trừ được 20 vạn quân THDQ, tiêu diệt bọn tay sai của chúng, tập trung được lực lượng vào kẻ thù chính là thực dân Pháp.
- Đồng thời ta tranh thủ được thời gian hòa hoãn để tiếp tục khẩn trương xây dựng lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị điều kiện cho cuộc kháng chiến sau này.
- Việc ký kết đó còn thể hiện ý chí hòa bình của dân tộc ta và nâng cao uy tín của Nhà nước ta trên trường quốc tế.