K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe:

- Các ý trong đoạn cần được sắp xếp theo một trình tự nhất định: mở đầu, triển khai…

- Cách nêu lí do câu chuyện nên ngắn gọn, thể hiện được ý kiến cá nhân thích hoặc không thích, bao quát được nội dung sắp triển khai.

- Đoạn văn thường gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng. Câu nêu chủ đề thường đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

* Ghi nhớ: Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và giải thích lí do.

16 tháng 9 2023

Tham khảo
Câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” là một câu chuyện gây xúc động với tôi mỗi khi nhắc lại. Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Hình ảnh người mẹ hết lòng bao dung, yêu thương đứa con trai đã in đậm trong tâm trí tôi. Tình mẹ vẫn luôn là tình cảm cao quý, thiêng liêng và đồng thời cũng là niềm cảm hứng cho văn học muôn đời. Câu chuyện đã gửi gắm đến mỗi chúng ta là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ mình nhiều hơn.

21 tháng 9 2023

- Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung chi tiết cho câu chuyện.

- Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như: bổ sung chi tiết (lời kể, tả,...), bổ sung lời thoại của nhân vật, thay hoặc viết tiếp đoạn kết,...

17 tháng 10 2023

1.Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi qua thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc. 
2.

Em chủ động hoàn thành bài tập. 
3.

Học sinh tự đọc lại, rà soát và chia sẻ trong nhóm để nghe lời nhận xét 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Câu 1:

Đề 1.

- Em thích câu chuyện Sự tích cây vú sữa, câu chuyện em đã được đọc.

- Em thích câu chuyện đó vì câu chuyện nói về tình cảm mẹ con, chi tiết gây ấn tượng là chi tiết cây vú sữa cuối câu chuyện.

Đề 2

- Em thích câu chuyện Câu chuyện Rùa và thỏ, câu chuyện em đã được đọc.

- Em thích câu chuyện đó vì nói về cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ, nhân vật rùa tuy chậm chạp nhưng chăm chỉ về đích trước, nhân vật thỏ tuy chạy nhanh nhưng coi thường rùa nên về đích sau,…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Câu 2:

Đề 1.

Mở đầu

Giới thiệu tên câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” vè nêu ý kiến chung đây là câu chuyện nổi tiếng viết về tình cảm gia đình.

Triển khai

- Câu chuyện kể về tình mẹ con sâu nặng. Cậu con trai ham chơi ngỗ ngược bỏ đi khiến mẹ buồn lòng và ngóng trông từng ngày. Khi cậu hối hận trở về thì mẹ đã biến thành cây vú sữa. Người mẹ thương con, dù biến thành cây nhưng vẫn cho ra những trái vú sữa ngọt ngào như dòng sữa mẹ cho con.

- Câu chuyện sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn.

Kết thúc

- Câu chuyện khiến em rưng rưng xúc động.

- Bài học: Là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ.  

Đề 2

Mở đầu

Giới thiệu tên câu chuyện “Rùa và Thỏ” và nêu ý kiến chung đây là câu chuyện viết về các con vật.  

Triển khai

- Câu chuyện kể về cuộc thi chạy đưa giữa Thỏ và Rùa. Thỏ kiêu căng, ngạo mạn, chủ quan; Rùa chậm rãi, khiêm tốn, đầy tự tin. Cuối cùng Rùa đã thắng thỏ.

- Cách kể sinh động, con vật có suy nghĩ, hành động, nói năng như con người.  

Kết thúc

Câu chuyện đưa ra bài học: Trong cuộc sống, không được chủ quan, kiêu ngạo. Kiên trì, nhẫn nại thì sẽ thành công.

29 tháng 9 2023

1. Em nghe thầy cô nhận xét chung và ghi lai những nhận xét cần chỉnh sửa. 
2. Em đọc lại đoạn văn của em và lời nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm, nhược điểm trong bài làm.
3. Em tiến hành trao đổi với bạn và ghi lại những điều em muốn học tập.
4. Dựa vào nhận xét của thầy cô và những điều em muốn học tập từ bài của bạn, em tiến hành sửa lỗi trong bài hoặc viết lại một số câu cho hay hơn. 

30 tháng 9 2023

Dưới đây là đoạn văn viết về người bố trong câu chuyện : Cái răng khểnh       

Người bố trong văn bản là một người bố yêu thương con, dạy dỗ cho con nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ông đã kiên nhẫn dạy con cách cảm nhận về vẻ đẹp và sự sống trong khu vườn. Ông bảo con nhắm mắt, dẫn đi chạm từng bông hoa một, chỉ cho con ngửi rồi gọi tên bông hoa. Ông đã thành công gây dựng tình yêu thiên nhiên trong đứa con của mình. Không chỉ vậy, người bố còn gần gũi, chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ với con như một người bạn thân thiết. Ông dạy con nhận ra ý nghĩa của việc nhận hay cho một món quà, coi con là “món quà” quý giá nhất của cuộc đời. Như vậy có thể thấy, nhân vật người bố là một người rất yêu thương con, luôn quan tâm, gần gũi với con và có tâm hồn phong phú, sâu sắc; có trái tim nhân hậu. 

25 tháng 11 2023

Bày cho tui với 

4 tháng 10 2023

Dàn ý về thần đồng tiếng Anh: Đỗ Nhật Nam

1. Viết về gì?

a) Viết về câu chuyện người có tài mà em đã được học hoặc được nghe kể: Đỗ Nhật Nam.....

b, Nêu lí do em thích câu chuyện đó: Khâm phục tài năng....

2. Tìm ý

a, Câu chuyện nói về ai hoặc sự việc gì? 

- Anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".

b, Vì sao em thích câu chuyện đó:

- Vì nhân vật trong câu chuyện tài giỏi, ham học

3. Sắp xếp ý

a, Giới thiệu chủ đề của đoạn văn : Anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".

b, Nêu sự việc hoặc hành động thể hiện tài năng của nhân vật: Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, từng làm diễn giả tại Mỹ khi tham gia hội nghị "Khoa học về nụ cười"... Anh Nam cũng là một dịch giả nhỏ tuổi và có khả năng sáng tác tự truyện, ngoài ra anh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, ngoại khoá đầy bổ ích. Năm lớp hai đã đạt thành tích cao về TOEIC, đến lớp 5 đạt điểm IELTS với mức tuyệt đối.

c, Nêu nhận xét về sự vật hoặc hành động của nhân vật qua đó làm rõ lí do em thích nhân vật: Em luôn lấy anh ấy làm tấm gương để nỗ lực học tập và phấn đấu. Em mong rằng sau này mình cũng giỏi như anh, để mang niềm vui về cho gia đình, vinh quang về cho đất nước.

18 tháng 9 2023

Em tiến hành trao đổi với bạn những điểm cần lưu ý khi viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.

- Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

+ Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian bằng một hoặc nhiều đoạn văn.

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

Các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự thời gian.