K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2019

Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn đồng lòng cùng nhau bảo vệ và phát triển đất nước, trên dưới như một. Cũng nhờ sự đoàn kết ấy đã làm cho đất nước ta phát triển cường thịnh để có thể sánh với các nước năm châu hùng mạnh. Để nhắc nhở con cháu đời sau, ông cha ta đã lưu truyền nhiều câu tục ngữ, ca dao về lòng đoàn kết.

Lòng đoàn kết là gì? Là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay làm một việc vì một lợi ích nào đó. Đoàn kết cũng có khi chỉ đơn giản thể hiện ở những việc nhỏ nhặt hằng ngày, như cùng nhau giải một bài toán khó hay cùng nhau làm một bài văn hay. Và dĩ nhiên, kết quả sau khi đoàn kết thường tốt hơn, vì đó là ý kiến của nhiều người, từ đó chính sự đoàn kết là con đường, sức mạnh dẫn đến thành công.

Truyền thống vẻ vang đó của dân tộc đã luôn được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chẳng phải chính tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn đã khiến nhân dân ta chiến thắng các cường quốc để dành lại độc lập, tự do. Chính truyền thống quý báu ấy đã khiến hàng triệu con người Việt Nam nhỏ bé vùng lên thoát khỏi vòng nô lệ, khiến anh em từ miền xuôi đến miền ngược cùng nhau đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Làn sóng dữ dội ấy đã lướt qua muôn vàn khổ đau, nhấn chìm lũ cướp nước và bán nước. Chúng ta đã chiến đấu với những thứ ấy, chứ không phải với xe tăng đại bác hiện đại như các đế quốc, khiến những cường quốc vĩ đại phải nể phục, đầu hàng hoàn toàn. Hay là khi người anh em Trường Sa - Hoàng Sa gặp nạn, bị Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền. Chúng ta đã không e dè, sợ hãi trước một đất nước hùng mạnh mà đã cùng nhau lên tiếng đòi lại lãnh thổ, sử dụng các phương tiện truyền thông để lên tiếng bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai. Đó cũng là đoàn kết, nhưng ở mức độ lớn hơn. Như đã nói, đoàn kết cũng được hiển thị ở những việc làm nhỏ nhặt. Một cậu học sinh nghèo bị khuyết tật thèm muốn được đến trường như bao đứa trẻ khác, ước mong có một tương lai tốt đẹp. Tưởng chừng như điều đó là vô vọng nếu như cuộc sống này không ban cho cậu người bạn không thể nào tuyệt vời hơn. Chính người bạn đó đã cõng cậu đến trường suốt những năm cắp sách, đã cho cậu biết thế nào là tình bạn, đã thắp sáng ước mơ, hoài bão cháy bỏng trong tim cậu và quan trọng hơn hết đã cho cậu nghị lức để sống, để vượt qua sự không công bằng mà tạo hóa đã đối xử với cậu. Suốt những năm tháng đẹp nhất ấy, cậu bạn với dáng người gầy gầy trên lưng lúc nào cũng cõng theo cậu đi học, dù trời mưa hay nắng, dù cho mồ hôi có đầm đìa trên gương mặt, cậu bạn ấy đã là cái chân hoàn hảo nhất mà cậu có thể có. Vâng, cậu bé khiếm khuyết năm nào giờ đây đã trỏ thành một người thành đạt, đã có thể giúp đỡ lại cho biết bao nhiêu người. Phải chăng, sự đoàn kết vẫn luôn hiện diện trong những hành động nhỏ nhặt mà thấm đẫm tình người ấy.

Vậy vì sao lại phải đoàn kết ? Có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp không ai địch nổi. Trước hết đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Có đoàn kết mới có sức lao động, có đủ khả năng để xây dựng được những công trình lớn. Một công ty sẽ đạt được nhiều thành công khi công ty đó có những nhân viên không chỉ có năng lực mà phải có lòng đoàn kết, cùng chi hướng vươn lên. Cũng như một nhà lãnh đạo giỏi là người biết lắng nghe ý kiến của mọi người, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất. Là người mà có thể liên kết các thành viên lại một khối vững chắc. Đoàn kết còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Chính sự đoàn kết trong khoa học đã tạo nên nhiều thành tựu khoa học vĩ đại. Tóm lại, đoàn kết phải xuất phát từ những tổ chức nhỏ nhất, gia đình, xã hôi, cộng đồng rồi đến nhà nước.

Ấy vậy, ngoài cái thế giới kia đầy rẫy những con người "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" chỉ biết cho bản thân mình, không chịu đoàn kết. Đó là những con người ích kỉ, hẹp hòi. Họ chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình đầu tiên mà không quan tâm xem người khác đã nghĩ gì. Họ cũng là những con người bảo thủ, cổ hủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác. Những người như thế sẽ chẳng bao giờ khấm khá lên được cả. Một đất nước dù lớn mạnh đến đâu, sống trên hành tinh này không thể tách rời nhân loại mà phát triển phồn thịnh mãi được. Các nước cứ tranh chấp liên miên thì trái đất này cũng không thể hòa bình, hạnh phúc. Cũng như trong lớp học, nếu học sinh mà chia bè chia phái, không giúp đỡ nhau trong học tập và lao động thì lớp đó sẽ chẳng bao giờ tiến bộ nổi. Bởi lẽ đâu có ý kiến của mọi người để gộp thành sức mạnh to lớn chiến thắng tất thảy. Không những thế còn xảy ra những mâu thuẫn, hiềm khích không đáng có. Nếu như thế giới này đầy rầy những con người như thế, thì xã hội này vẫn mãi lạc hậu mà thôi. Vì vậy cần lắm những tinh thần đoàn kết để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngày nay, tinh thần đoàn kết cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định thành công của mọi người. Bản thân em sẽ xây dựng tinh thần đoàn kết trong nhà trường và xã hội, thực hiện nghiêm túc điều thứ ba trong năm điều Bác Hồ dạy để xã hội này trở nên tốt hơn.

#Trang

#Fallen_Angel

TRE VIỆT NAM (trích) ...Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi...
Đọc tiếp

TRE VIỆT NAM (trích) ...Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con...” (Nguyễn Duy) Câu 1(0.5 điểm) : Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2(0.5 điểm) : Nêu nội dung của đoạn thơ trên? Câu 3(1.0 điểm) : Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên? Câu 4(1.0 điểm) : Qua hình ảnh cây tre đã gợi lên những phẩm chất cao quý nào của con người Việt Nam?

0
17 tháng 12 2017

Tác giả nhân hóa cây tre . Miêu tả tre ngả nghiêng trong gió bão mà lại dùng những hình ảnh “ thân bọc lấy thân “, “ tay ôm, tay níu “ vừa đúng với thực tế thân tre , cành tre quấn quít nhau trong gió bão gợi đến tình yêu thương đoàn kết giữa con người với nhau.

Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Ngay từ thủa ấu thơ ta đã được nằm trong chiếc nôi...
Đọc tiếp

Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Ngay từ thủa ấu thơ ta đã được nằm trong chiếc nôi tre êm đềm với tiếng ru à ơi của mẹ. Và nó sẽ mãi là hình ảnh không bao giờ phai mờ. Rồi khi lớn lên, tre lại gắn bó với trẻ trong suốt thời niên thiếu qua những vật dụng hàng ngày hay qua những trò chơi con trẻ. Cũng có lúc tre lại được tô khắc, trang điểm theo những ý tưởng độc đáo của người thợ để tạo ra những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao.

Câu 1. Đoạn văn trên gây ấn tượng với em về điều gì? Viết đoạn văn ngắn trình bài suy nghĩ của mình. 

0
22 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương đã cho ta thấy được cảm xúc dạt dào của tác giả trong phương diện của một trong những người con đầu tiên từ miền Nam xa xôi về Bắc viếng thăm lăng Bác, năm 1976. Viễn Phương đã vô cùng xúc động khi gặp hình ảnh hàng tre bởi cả cuộc đời Bác đã hiến dâng cho dân tộc. Mà hình ảnh những tre đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt Nam mình bất khuất, kiên trung. “Hàng tre xanh” và đó là sắc “xanh Việt Nam” đầy kiêu hãnh. Trong câu thơ tiếp, nhà thơ đả vận dụng có hiệu quả thành ngữ “bão táp mưa sa” để chỉ những giông tố của thời đại mà đất nước ta từng phải hứng chịu. Nhưng qua bao nhiêu chông gai, thử thách tre vẫn “đứng thẳng hàng” như non sông này vẫn ngẩng cao đầu tiến bước. Qua bao nhiêu gian nan, khó khăn, qua bao năm bị kìm hãm bởi chế độ thực dân phong kiến, đất nước dường như suy tàn. Song, nhờ một phần công lao rất lớn của Bác mà Việt Nam thoát khỏi chế độ thực dân phong kiến xấu xa. "Ôi" - từ ngữ mang sắc thái cảm thán rất rõ, sự biết ơn của những người Việt Nam đi trước vì sức xanh mạnh mẽ. Khổ thơ thật ngắn nhưng cũng đủ để chúng ta hiểu được tấm lòng, suy nghĩ của Viễn Phương.

22 tháng 5 2021

Bạn tham khảo:

Viếng lăng Bác ra đời năm 1976, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước kết thúc thắng lợi, đồng thời lăng Bác cũng vừa khánh thành, Viễn Phương đã vinh dự là một trong những người con đầu tiên của miền Nam ra thăm miền Bắc và vào viếng lăng Bác. Chuyến viếng thăm đã để lại trong lòng tác giả Viễn Phương nhiều kỷ niệm khó quên, là nguồn cảm xúc dạt dào cho ra đời bài thơ Viếng lăng Bác, in trong tập Như mây mùa xuân (1978), trở thành một trong những tác phẩm viết về Hồ Chủ tịch hay và xúc động nhất.

Viễn Phương đã không giấu được sự xúc động nghẹn ngào của một người con phương xa khi lần đầu đặt chân đến mảnh đất thủ đô, đến bên lăng Bác. Những lời tâm sự, giãi bày  như lời thủ thỉ, tâm tình rất gần gũi, đơn sơ.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Tác giả tự xưng mình là “con” gọi “Bác” mang lại cảm giác thân thuộc, dường như tác giả đã coi Bác Hồ chính là một người thân ruột thịt, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng, nỗi nhớ mong tha thiết của một người con xa xứ nay mới lại được về thăm nơi chốn yên nghỉ của người cha già dân tộc. Cảnh tả thực “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” gợi ra một không gian và thời gian đẹp, Viễn Phương dù lặn lội từ xa tới, thế nhưng ngay khi trời còn sương sớm ông đã có trước lăng để thấy cảnh, hàng tre mờ hơi sương sớm.

Ở đoạn thơ mở đầu, sự xuất hiện của hình ảnh lũy tre xanh cũng là một hình ảnh gây nhiều ấn tượng sâu sắc với các tầng ý nghĩa khác nhau. Trước tiên tre xanh là loài cây truyền thống của dân tộc Việt Nam, dường như đã gắn bó với con người Việt cả hàng mấy ngàn năm, từ thuở dựng nước và giữ nước của các vua Hùng. Tre là biểu tượng của làng xóm, trước cổng làng nào cũng có vài lũy tre thực xanh tốt, tre tham gia dựng nhà, dựng cửa, tre tham gia cả vào lao động sản xuất, và cuối cùng tre còn chung tay đánh đuổi quân thù,… Có thể nói rằng tre xanh và đời sống nhân dân Việt Nam từ thật lâu đã có những mối liên quan mật thiết. Việc Viễn Phương đưa hàng tre vào trong thơ mình không chỉ là để tả thực cảnh quan trước lăng Bác, mà còn để tạo không khí thân thuộc gần gũi, bộc lộ sự giản dị, chất phác từ ngàn đời, mang đến sự ấm áp, yên bình của thôn quê ngay giữa thủ đô. Hơn thế nữa tre xanh với hình ảnh “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là ẩn dụ về tinh thần, ý chí quật cường của con người Việt Nam khi trải qua biết bao biến động, đau thương vẫn kiên cường bất khuất, vẫn giữ mãi một màu xanh xanh, liên tục sinh sôi nảy nở, chứ không chịu khuất phục nhún nhường. Từng hàng tre vây quanh lăng Bác cũng mở ra một tầng nghĩa ẩn dụ khác, tre chính là hình ảnh đại diện cho những người con Việt Nam đang ngày ngày đứng thẳng, canh giữ cho Bác một giấc ngủ bình yên.

8 tháng 4 2021

-Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ.

-Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử.

-"Ôi!" là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: "mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..." (Thép Mới)

=>>> Như vậy, hình ảnh ẩn dụ ở đây ở những hàng tre, tượng trưng cho những sức sống và tâm hồn của con người Việt Nam. =>>>Hàng tre xanh đứng thẳng hàng như những người lính kiên trung không chỉ chiến đấu anh dũng mà giờ đây khi trở về từ chiến trường, còn nguyện đứng canh cho giấc ngủ bình yên của Người... Ấn tượng đầu tiên của nhà thơ khi viếng lăng Bác là hàng tre, điều này hoàn toàn tương ứng với điểm nhìn của tác giả- một người chiến sĩ. Qua đây ta cũng phần nào thấy được sự gắn bó và tình cảm của Viễn Phương với đất nước, với vị cha già của dân tộc.

8 tháng 5 2021

Đoạn 1:

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1976, đất nước vừa thống nhất, lăng Bác được khánh thành.

- Lần đầu ra thăm lăng Bác.

à Đan xen nhiều cảm xúc chân thành, từ hồi hộp tới xúc động nghẹn ngào, vương vấn chẳng muốn rời. Trong đó, xúc cảm lắng đọng nhất là nỗi xúc động tha thiết nghẹn ngào.

2.

Nhịp 1/4/2 tạo nhịp điệu đều đặn của tiếng gọi, nhấn mạnh vẻ đẹp của sắc xanh. Tiếng gọi tha thiết trong một màu xanh trải bạt ngàn

3. Các biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: hàng tre được nhân hóa như con người đứng canh lăng “thẳng hàng”

- Ẩn dụ:

+ Bão táp mưa xa: Những khó khăn vất vả

+ Hàng tre biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất và khí phách con người Việt Nam trong chiến đấu gian khổ vẫn kiên cường, bất khuất trung kiên

- Nói giảm nói tránh “thăm” biến cuộc đi viếng thành một chuyến thăm hỏi, giảm nhẹ nỗi đau, khẳng định Bác còn sống mãi với non sông.

4. Lưu ý sử dụng câu phủ định (gạch chân) – không đáp ứng 1 yêu cầu trừ 0,5 điểm

- Vị trí và nội dung chính của đoạn: Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng.

- Câu thơ mở đầu như một lời thông báo nhưng cũng thể hiện cảm xúc của tác giả

+ Đại từ xưng hô “con” gần gũi, ấm áp, thân thương, muốn được gặp cha sau bao ngày mong ngóng

+ “Thăm” giảm đau thương và khẳng định Bác còn sống mãi

- “Ôi” gợi sự xúc động nghẹn ngào buộc phải bộc lộ thành lời nói trực tiếp.

- Cảm xúc được khắc họa đậm nét trước hình ảnh hàng tre bên lăng Bác

+ Hình ảnh tả thực “trong sương hàng tre bát ngát” vốn rất quen thuộc với con người và cuộc sống Việt Nam.

+ Hai câu thơ cuối hàng tre đã hóa thân vào con người, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc nhưng ẩn chứa sức mạnh thần kì của con người Việt Nam. Sức mạnh ấy đã được khẳng định trong cơn “bão táp mưa xa” – trong khó khăn gian khổ mà vẫn vững vàng, vững trãi và trung kiên.

Câu 1 (1,5 điểm)“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”(Thép Mới, Cây tre Việt Nam, Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo...
Đọc tiếp

Câu 1 (1,5 điểm)

“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam, Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015, tr.96)

1. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

2. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn: Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

Câu 2 (2,5 điểm)

Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 đến 12 câu về chủ đề: Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam.

Câu 3 (6,0 điểm)

Cùng bày tỏ về lẽ sống, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải thì ước nguyện làm “Một mùa xuân nho nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời”, còn trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương lại dặn con: “Con ơi tuy thô sơ da thịt / Lên đường / Không bao giờ nhỏ bé được / Nghe con”. Em có suy nghĩ gì về những lẽ sống được thể hiện qua những câu thơ trê

1
10 tháng 5 2016

Mọi người giúp mk với

 

5 tháng 2 2022

Trong bài này không có phép so sánh mà chỉ có nhân hóa và ẩn dụ thôi nhé em:

Nhân hóa: 

''Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau tre không ở riêng''

''Lưng trần phơi nắng phơi sương,
Có manh áo cộc tre nhường cho con.''

Tác dụng: Tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của con người VN qua hình ảnh cây tre, giúp cho câu thơ trở nên có nghĩa và sinh động hơn

1 tháng 7 2023

Các từ láy: phong phanh, dẻo dai.

1 tháng 7 2023

`->` từ láy: phong phanh ; dẻo dai .

`-` dấu hiệu nhận biết là :

`+` phong phanh `->` nhận biết "ph"

`+` dẻo dai `->` nhận biết "d"