Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giả sử có người thứ tư đi chính giữa người thứ nhất và người thứ hai thì người thứ tư phải đi bằng vận tốc trung bình của người thứ nhất và người thứ hai và người thứ tư cũng xuất phát lúc 8 giờ từ A đi về phía B.
Do đó khi người thứ tư gặp người thứ ba cũng đúng là lúc người thứ người thứ ba có khoảng cách đến người thứ nhất và thứ hai bằng nhau.
Bài toán chuyển động cùng chiều:
Vận tốc của người thứ tư (vận tốc trung bình của người thứ nhất và người thứ hai) là:
(30 + 40) : 2 = 35 (km/giờ)
Thời gian để người thứ tư gặp người thứ ba (thời gianngười thứ ba đi chính giữa người thứ nhất và người thứ hai) là:
10 : (35 - 20) = \(\frac{2}{3}\) giờ = 40 phút
Thời điểm người thứ ba đi chính giữa người thứ nhất và người thứ hai là:
8 giờ + 40 phút = 8 giờ 40 phút
Đáp số: 8 giờ 40 phút
Giả sử có một chiếc xe X xuất phát cùng lúc với xe đạp và xe máy, vận tốc bằng trung bình cộng vận tốc hai xe, thì xe X đó luôn nằm ở chính giữa hai xe kia.
Vận tốc xe X là:
\(\left(12+28\right)\div2=20\left(km/h\right)\)
Đổi: \(7h30'=0,5h\).
Khi xe ô tô xuất phát thì xe X đã đi được quãng đường là:
\(20\times\left(7,5-7\right)=10\left(km\right)\)
Mỗi giờ xe ô tô đi đươc nhiều hơn xe X quãng đường là:
\(35-20=15\left(km\right)\)
Để đuổi kịp xe X thì ô tô cần đi khoảng thời gian là:
\(10\div15=\frac{2}{3}\left(h\right)\)
Đổi: \(\frac{2}{3}h=40'\).
Ô tô ở vị trí chính giữa hai người kia lúc:
\(7h30'+40'=8h10'\).