Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc
- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.
- Bố cục:
+ Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau
+ Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau
+ Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn
- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động
Bố cục văn bản:
- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ
- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
·Mở bài:
Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
·Thân bài:
Kể diễn biến sự việc.
– Khi kể chuyện, cụ thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gỡ xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
– Nhưng để gây chú ý bất ngờ, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, ta có thể đem kết quả, sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại và kể tiếp các sự việc đó xảy ra trước đó.
·Kết bài:
– Kể kết cục sự việc.
– Nêu cảm nghĩ về truyện.
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm đóng vai trò làm sâu sắc hơn sự việc , xuất hiện trong khắp mạch tự sự, góp phần khắc họa rõ nét chân dung nhân vật, ko gian, thời gian xảy ra sự việc và tình cảm dc thể hiện trong truyện
. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
-Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
-Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
-Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
II. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6
ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả,lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
-Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
-Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
-Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo mộtthứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp
sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
-Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó
còn lai bn tự lm nha
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại).
+ Không gian từ trong tới ngoài (hoặc ngược lại).
+ Không gian từ trên xuống dưới (hoặc ngược lại).
- Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.
Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Tham khảo nha em:
1.
Bố cục 1 bài văn miêu tả gồm 3 phần:
Mở bài : giới thiệu chung về sự vật định tả
Thân bài: miêu tả về sự vật
Kết bài: nêu cảm nghĩ về sự vật đó
2.
– Mở bài: Thường bắt đầu bằng giới thiệu nhân vật và sự việc đầu tiên của câu chuyện. Nhưng cũng có khi vào thẳng câu chuyện. Mở bài tương đương bước Thắt nút của cốt truyện (xem lại bài văn trong Ngữ vãn 6, tập một, tr. 97).
– Thân bài: Kể diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Thân bài tương đương bước Phát triện và Cao trào của cốt truyện (xem lại bài văn trong Ngữ văn 6, tập một, tr. 97).
– Kết bài: Kể kết cục của câu chuyện. Thông thường đó là sự việc cuối cùng, thể hiện mâu thuẫn đã được giải quyết. Cũng có khi là lời của người kể chuyện nói với độc giả. Kết bài tương đương bước Mở nút của cốt truyện (xem lại bài 2).
anh chỉ cho em nè
Bố cục 1 bài văn miêu tả gồm 3 phần:
Mở bài : giới thiệu chung về sự vật định tả
Thân bài: miêu tả về sự vật
Kết bài: nêu cảm nghĩ về sự vật đó
2.
– Mở bài: Thường bắt đầu bằng giới thiệu nhân vật và sự việc đầu tiên của câu chuyện. Nhưng cũng có khi vào thẳng câu chuyện. Mở bài tương đương bước Thắt nút của cốt truyện
– Thân bài: Kể diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Thân bài tương đương bước Phát triện và Cao trào của cốt truyện
– Kết bài: Kể kết cục của câu chuyện. Thông thường đó là sự việc cuối cùng, thể hiện mâu thuẫn đã được giải quyết. Cũng có khi là lời của người kể chuyện nói với độc giả. Kết bài tương đương bước Mở nút của cốt truyện