Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Đông Nam Á trải qua 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:
+ Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo, diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia.
+ Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,… dưới sự dẫn dắt của các trí thức cấp tiến.
- Giai đoạn 2: từ năm 1920 đến năm 1945:
+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng: tư sản (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và vô sản (do giai cấp vô sản lãnh đạo). Nhiều đảng phái tiến bộ đã ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp hòa bình và đấu tranh vũ trang.
+ Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), nhân dân một số nước như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào,.. đã tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc.
- Giai đoạn 3: từ năm 1945 đến năm 1975:
+ Tại Philíppin, Mianma, Malaixia, Inđônêxia diễn ra đấu tranh yêu cầu các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập.
+ Trên bán đảo Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược của Pháp và Mỹ cho đến năm 1975.
+ Năm 1984, Brunây giành được độc lập.
Tham khảo:
Một là: Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc. - Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng, bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. - Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội. (Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai...)
Hai là: Sự xuất hiện xu hướng vô sản - Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin nên chuyển biến mạnh về nhận thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5- 1920); năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin...). - Đảng lãnh đạo cách mạng, đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt như: khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam.
Cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:
- Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Hình thức đấu tranh phong phú: bạo động cách mạng (Philíppin); khởi nghĩa (Inđônêxia, Campuchia, Lào, Việt Nam, Mianma); cải cách ôn hoà (Inđônêxia); đòi dân nguyện (Mianma).
Từ năm 1920 đến năm 1945:
- 1920 - 1939, nhân dân Đông Nam Á tiếp tục cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây với hai hình thức: cải cách ôn hoà và bạo động vũ trang.
- Từ năm 1930, đảng cộng sản được thành ở một số nước, để lãnh đạo phong trào đấu tranh.
- 1940 - 1945, khi phát xít Nhật mở rộng chiến tranh, lần lượt chiếm đóng các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh chĩa mũi nhọn sang chống xâm lược và cai trị của quân phiệt Nhật.
- Tháng 8/1945, chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Inđônêxia, Lào, Việt Nam đã vùng lên đánh đuổi quân phiệt Nhật giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho đất nước.
Từ năm 1945 đến năm 1975:
- Các nước Đông Dương tiếp tục đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
- Trong khi đó, các nước còn lại đàm phán hòa bình với chính quyền thực dân ở các thuộc địa của Anh, Mỹ, Hà Lan, Bồ Đào Nha để giành độc lập.
Trong những năm 20-30 của thế kỉ 20 ở các nước đông nam á có khuynh hướng đấu tranh giành độc lập dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lê-nin và theo khuynh hướng đấu tranh dân tộc tư sản.
Tham khảo:
Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.
- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920
+ Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế bằng phong trào theo khuynh hướng tư sản, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha của nhân dân Philíppin năm 1896.
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh hướng mới trong phong trào đấu tranh.
- Giai đoạn 2: từ năm 1920 - 1945:
+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.
+ Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philíppin (trong những năm 30 của thế kỉ XX), mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Giai đoạn 3: từ năm 1945 - 1975:
+ Thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo thời cơ thuận lợi cho phong trào. Trong 10 năm đầu sau Chiến tranh (1945 - 1954), làn sóng đấu tranh dâng cao. Inđônêxia tuyên bố độc lập, Việt Nam và Lào tiến hành cách mạng giành chính quyền và tuyên bố độc lập trong năm 1945. Một số nước được trao trả độc lập như: Philíppin (1946) và Miến Điện (1948).
+ Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Brunây được trao trả độc lập năm 1984).