K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2021

Tham khảo nha bạn:

      Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

29 tháng 10 2021

Tham khảo:

Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.

3 tháng 2 2017

Vũ Nương - người phụ nữ mang đầy đủ những phẩm chất truyền thống tốt đẹp.

– Vũ Nương là người con gái tính tình đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp

– Vũ Nương lấy người chồng là Trương Sinh tính tình đa nghi, hay ghen nhưng chưa bao giờ nàng để vợ chồng bất hòa

– Khi chồng ra trận, nàng ở nhà hết mực thủy chung với chồng, phụng dưỡng, hiếu thảo với mẹ chồng và chăm sóc con cái

→ Nàng làm trọn bổn phận người phụ nữ tam tòng tứ đức một cách hoàn hảo

4 tháng 10

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm, tác giả

- Giới thiệu nhân vật: Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện; là người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.

+ Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.

2. Thân bài

a) Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương

* Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

- “vốn đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung, tốt đẹp”.

- Có tư tưởng tốt đẹp...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/cam-nhan-ve-nhan-vat-vu-nuong

( Đây là phần dàn bài của mình nên bạn chỉ nên tham khảo thôi nha 🤗 )

Gợi ý:

1. Tổng: Khai triển câu chủ đề thành mở đoạn: Trong tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương " tác giả Nguyễn Dữ đã khắc họa thành công vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.

2. Phân tích:

* Nêu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật Vũ Nương.

* Đi vào phân tích:

- Trước hết, trong cuộc sống hàng ngày: biết Trương Sinh hay ghen, nàng hết sức giữ gìn khuôn phép và không từng để gia đình xảy ra thất hòa.

- Khi tiễn chồng đi lính:

   + Vũ Nương ân cần rót rượu dặn dò đằm thắm yêu thương.

   + Nàng tha thiết bày tỏ nỗi nhớ nhung khắc khoải của mình.

   + Nàng luôn xót thương khi chồng phải dấn thân vào nơi trận mạc hiểm nguy.

   + Nàng cảm thông trước những gian truân, vất vả mà chồng phải chịu đựng.

   + Nàng coi trồng hơn mọi thứ vinh hoa phú quý. Đối với nàng, áo gấm phong hầu không có nghĩa lý gì khi phải đánh đổi bằng những khó khăn vất vả mà chồng phải trải qua.

   + Nàng chỉ thiết tha mong ngày chồng trở về mang theo hai chữ bình yên.

- Trong những ngày Trương Sinh đi lính:

  + VN ko nguôi nhớ thương ngóng chờ chồng, nỗi buồn nhớ cứ kéo dài theo năm tháng.

  + Ko thiết đến việc trang điểm, làm đẹp " tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng ".

  + Đỉnh cao của nỗi nhớ chồng trong lòng VN là nang thường chỉ bóng mình lên tường và bảo với con đó là cha nó => Hành động ấy trước hết xuất phát từ nỗi nhớ chồng da diết, nàng làm vậy để vơi đi nỗi khắc khoải luôn nhớ chồng luôn thấy hình bóng chồng bên mình, khẳng định vợ chồng như hình với bóng. Ngoài ra nó còn thể hiện khao khát vợ chồng sum họp để có cuộc sống gia đình đoàn tụ => VN là người phụ nữ đức hạnh, là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa kia.

- Khi Trương Sinh đi lính trở về và nghi ngờ VN ko chung thủy: Nàng đã tìm mọi cách để minh oan cho bản thân.

  + Nói lên thân phận mình " thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu ".

  + Nói lên tình nghĩa vợ chồng " sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh ".

  + Tìm cách phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình " cách biệt ba năm giữ gìn một tiết ". Lòng thủy chung cửa VN được thể hiện ở 3 năm Trương Sinh đi lính là 3 năm VN giữ gìn trinh tiết " ngõ liễu tường hoa chưa hề bén ngót ".

  + Cầu xin chồng đừng nghi oan cho mình.

  + Nói lên nỗi đau đớn tuyệt vọng khi ko hiểu vì sao lại bọ đối xử bất công, không có quyền được bảo vệ hạnh phúc.

( Ở đây bạn có thể dùng câu cảm thán: Chao ôi, tình cảnh của VN mới đáng thương làm sao ! ).

=> Nàng vô cùng đau đớn khi chồng ko tin tưởng lại còn chà đạp lên sự trong sạch và lòng thủy chung của mình, nàng đã hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình nhưng ko thành.

- Khi sống dưới thủy cung:

  + Dù VN rất giận Trương Sinh nhưng nàng đã ứa nước mắt khi nghe Phan Lang nhắc đến chàng và nói sẽ có ngày trở về.

- Khi Trương Sinh lập đàn giải oan: Nàng trở về và dường như nàng đã tha thứ cho lỗi lầm của chồng.

* Nêu nghệ thuật ( đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật ).

3. Hợp: Khai triển câu chủ đề thành câu kết.

13 tháng 3 2019

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Vẻ đẹp, đức hạnh và số phận của Vũ Nương.

b. Thân bài:

- Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.

- Phẩm hạnh của Vũ Nương:

   + Thuỷ chung, yêu thương chồng (khi xa chồng ...)

   + Mẹ hiền (một mình nuôi con nhỏ ...)

   + Dâu thảo (tận tình chăm sóc mẹ già lúc yếu đau, lo thuốc thang ...)

- Những nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.

   + Cuộc hôn nhân bất bình đẳng.

   + Tính cách và cách cư xử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh.

   + Tình huống bất ngờ (lời của đứa trẻ thơ ...)

- Kết cục của bi kịch là cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.

- Ý nghĩa của bi kịch: Tố cáo xã hội phong kiến.

- Giá trị nhân đạo của tác phẩm.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại phẩm chất, vẻ đẹp của Vũ Nương.

- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

16 tháng 8 2023

Gợi ý mở bài gián tiếp về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương qua tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ:

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp".