K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2019

*Quả khô:

- Vỏ quả khi chín: khô, cứng, mỏng.

Chia thành 2 nhóm:

-Quả khô nẻ: khi chín khô, vỏ quả có khả năng tách ra.

Vd:quả cải, quả đậu hà lan,...

-Quả khô không nẻ: khi chín khô, vỏ quả không tự tách ra.

Vd: quả thìa là, quả chò,...

*Quả thịt:

-Vỏ quả khi chín: mềm, dày, chứa đầy thịt quả.

Chia thành 2 nhóm:

-Quả mọng: phần thịt quả dày mọng nước.

Vd: quả cam, cà chua,...

-Quả hạch: có hạch cứng, chứa hạt bên trong.

Vd: quả xoài, quả nhãn,...

20 tháng 2 2019

Đặc điểm của quả khô : khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng

- Quả khô gồm 2 loại: quả khô tự nẻ và quả khô không tự nẻ

* Quả khô nẻ: khi chín thì vỏ quả tự nứt ra: giúp phát tán hạt.

+ Ví dụ: quả bông, quả đỗ, quả cải …

* Quả khô không nẻ: khi chín vỏ quả không tự nứt ra

+ Ví dụ: quả thìa là, quả chò …

Đặc điểm của quả thịt : khi chín mềm, vò dày chứa đây thịt quả bên trong

- Quả thịt gồm 2 loại: quả mọng và quả hạch

* Quả mọng: quả gồm toàn thịt, khi dùng dao cắt ngang quả thì cắt dễ dàng

+ Ví dụ: quả cà chua, quả cam, ...

* Quả hạch: bên trong quả có hạch cứng bọc lấy hạt, khi dùng dao cắt ngang quả thì khó cắt

+ Ví dụ: quả đào, quả mơ, quả mận …

20 tháng 2 2019

Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả khi chín, người ta chia thành hai nhóm:

- Quả khô: khi chín vỏ khô, cứng, mỏng.

VD: quả đậu Hà Lan, quả chi chi.

- Quả thịt: khi chín quả mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả.

VD: quả xoài, quả táo ta.

20 tháng 2 2019

dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia các quả thành hai nhóm chính là quả khô và quả thịt.

- quả khô khi chín thì vỏ quả khô cứng và mỏng. có hai loại quả khô : quả khô mẻ và quả khô không nẻ

VD: quả chò, quả cải

- quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. gồm quả toàn thịt gọi là quả mọng, quả có hạch cứng bọc lấy hạt gọi là quả hạch

VD: quả xoài, quả cà chua

20 tháng 2 2019

_Tham Khảo:

Có hai loại quả chính: quả khô và quả thịt.

- Quả khô gồm quả khô nẻ và quả khô không nẻ: Vỏ khô, cứng và mỏng.

+ Quả khô nẻ: Khi chín vỏ quả tự nẻ ra.

Ví dụ: đỗ đen, đỗ xanh, quả cải, quả bông, quả điệp,..

+ Quả khô không nẻ: Khi chín vỏ quả không tự nẻ ra được.

Ví dụ: Quả me, quả chò, quả lạc, quả thìa là,...

- Quả thịt : khi chín mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. Gồm quả hạch và quả mọng.

+ Quả hạch: Quả có hạch cứng bọc lấy hạt.

Ví dụ: Quả táo, quả cóc, quả mơ, quả xoài,..

+ Quả mọng: Khi chín gồm toàn thịt quả.

Ví dụ: Quả đu đủ, quả cà chua, quả chuối.

20 tháng 2 2019

Bạn tham khảo trang này nha: https://kenhhocsinh.com/trinh-bay-dac-diem-cua-cac-loai-qua

Mình bị trật tay không đánh được nhiều. Cho mình 1 SP cũng được, thông cảm nha.

4 tháng 5 2016

- Cách phát tán nhờ gió :quả nhỏ, nhẹ , hạt nhỏ , có cánh hoặc túm long - VD : quả chò , hạt hoa sữa,...

- Cách phát tán của quả tự phát tán : quả chín vỏ quả tự nứt , hạt tung ra ngoài → quả khô nẻ - VD : quả cải , quả chi chi ,...

- Cách phát tán của quả nhờ động vật : quả có gai, có hương thơm , vị ngọt , vỏ cứng , có độ dính - VD : hạt thông , quả cây xấu hổ.

21 tháng 5 2016

-Phát tán nhờ gió: thường có cánh hoặc có túm lông nên có thể nhờ gió đưa đi xa. vdụ: quả chò, hạt hoa sữa,...

-Phát tán nhờ động vật: quả thường có gai móc hoặc được động vật ăn. vdụ:quả thông, quả ké đầu ngựa,...

-Tự phát tán: vỏ quả có khả năng tự tách ra để hạt tung đi xa. vdụ: quả cải, quả đậu,...

28 tháng 10 2016

NGUYỄN THU HÀ mk tl rùi màk

28 tháng 10 2016

Có 3 loại thân :

1.Thân đứng có 3 dạng : + Thân gỗ : cứng,cao,có cành. VD : cây mít,cây đa,cây phượng,...........

+ Thân cột : cứng,cao ,không cành.VD : cây cau, Cây dừa,......

+ Thân cỏ : mềm,yếu,thấp.VD : cỏ mần trầu,cỏ gà,...........

2.Thân leo : leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn,tua cuốn,...............VD : cây mướp,cây đậu,...............

3. Thân bò : mềm,yếu,bò lan sát đất.VD : cây rau má,...........

 

28 tháng 10 2016

Có 3 loại than: than đứng, than leo, than bò

Than đứng: (

+ Than gỗ thang đứng, to, cao,nhieu cành

+ Thân cột thang dung, to

+ Than đứng nhỏ, mem yếu

Than leo: (cây dau van)

+ Than cuon

+ Tua cuon

Than bò :mèm,yeu,bò sát đất

10 tháng 11 2017

Câu 1:

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

- Rễ chống: Rễ phụ mọc từ thân, cành để nâng đỡ, chống đỡ cho cây (cây si, cây đa, cây đước...)

Câu 2:

rễ cây gồm có 4 miền

- Miền trưởng thành: Dẫn truyền

- Miền hút: hút nước và muối khoáng

- Miền sinh trưởng : giúp rễ dài ra

- Miền chóp rễ: bảo vệ cho đầu rễ

10 tháng 11 2017

Câu 1

Có những loại rễ biến dạng là

- Rễ củ :

+ Đặc điểm :Rễ phình to

+ VD : Cây khoai tây , cây khoai lang ...

- Rễ móc :

+ Đặc điểm : Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.

+ VD : cây hồ tiêu, cây trầu không ...

- Rễ thở :

+ Đặc điểm : Sống trong điều kiện thiếu không khí . Rễ mọc ngược lên mặt đất .

+ VD : cây bần , cây bụt mọc ...

- Giác mút :

+ Đặc điểm : Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào cành hoặc thân của cây khác ,

+ VD : Cây tầm gửi ...

Câu 2 :

Rễ gồm 4 miền . Các miền đó là :

- Miền trưởng thành

+ Chức năng : Dẫn truyền

- Miền hút

+ Chức năng : Hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan

- Miền sinh trưởng

+ Chức năng : Làm cho rễ dài ra

- Miền chóp rễ

+ Chức năng : Che chở cho đầu rễ

Câu 3 :Cấu tạo tế bào :

- Vách tế bào

- Màng sinh chất

- Chất tế bào

- Lục lạp

- Nhân

- Không bào

Câu 4 :

Nhóm cây ngắt ngọn : cây rễ cọc

- VD : cây bông, cây đậu, cây ăn quả...

Nhóm cây tỉa cành : cây thân gỗ

- VD : cây lim , cây bạch đàn ...

28 tháng 10 2016

Có 4 loại rễ biến dạng:

a. Rễ củ : rễ phình to thành củ.

VD : cà rốt, củ cải, củ sắn,...

Chức năng : chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả.

b. Rễ móc : rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.

VD : cây trầu không, cây vạn niên thanh, cây hồ tiêu,...

Chức năng : giúp cây bám và leo lên.

c. Rễ thở : sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên trên mặt đất.

VD : cây bụt mọc, cây bần, cây mắm,...

Chức năng : giúp cây hô hấp trong không khí.

d. Giác mút : rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.

VD : cây tầm gửi, dây tơ hồng,...

Chức năng : lấy thức ăn từ thân chủ.

26 tháng 2 2018

1. * Cây là một thể thống nhất vì:

- Có sự thống nhất về cấu tạo và chức năng ở mỗi cơ quan

- Có sự thống nhất giữa chức năng ở các cơ quan

- Tác động đến 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây

* Cây sống được ở môi trường nước:

- Trên mặt nước: lá có phiến rộng, thân xốp, nhẹ

- Chìm trong nước: lá hình kim ...

* Cây sống trên cạn

- Nơi khô, nóng (đồi trống): thân thấp, phân nhiều cành, rễ ăn sâu hoặc nông và lan rộng, lá có phủ lớp sáp hoặc lông

- Nơi rừng rậm: thân vươn cao, lá tập trung ở ngọn

* Môi trường đặc biệt:

- Đầm lầy: có rễ chống giúp cây đứng vững

- Sa mạc: có rễ ăn sâu, thân mọng nước, lá biến thành gai ...

26 tháng 2 2018

2.

- Đặc điểm túi bào tử của rêu: nằm ở ngọn cây rêu trưởng thành, có nắp túi để giải phóng bào tử khi chín

- Rêu sinh sản bằng bào tử

- Cây rêu con mọc trực tiếp từ bào tử

3.

- Đặc điểm túi bào tử cây dương xỉ: nằm ở mặt dưới của lá, có vòng cơ dày để giải phóng bào tử

- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử

- Cây dương xỉ con mọc ra từ nguyên tản