K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2023

Một số phương pháp nhân giống vật nuôi phổ biến và mục đích của các phương pháp đó:

- Nhân giống thuần chủng:

+ Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm

+ Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội

+ Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành.

- Lai giống: bổ sung các tính trạng tốt có ở các giống khác nhau và khai thác ưu thế lai ở đời con.

25 tháng 8 2023

* Các phương pháp chọn giống vật nuôi:

- Chọn lọc hàng loạt

+ Ưu điểm: dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém.

+ Nhược điểm: hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định.

- Chọn lọc cá thể

+ Ưu điểm: hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo ra có độ đồng đều, năng suất ổn định, giống được sử dụng trong thời gian dài.

+ Nhược điểm: cần nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu kĩ thuật phải cao.

* Liên hệ với thực tiễn chọn giống vật nuôi ở gia đình, địa phương em:

Địa phương em sử dụng phương pháp chọn lọc hàng loạt.

25 tháng 8 2023

* Nhân giống vật nuôi: là quá trình sinh sản và chọn lọc nhằm giữ lại và gây nuôi những vật nuôi giống là những động vật được con người nuôi nhốt.

* Các phương pháp thường áp dụng trong nhân giống vật nuôi:

- Nhân giống thuần chủng

- Lai giống.

25 tháng 8 2023

* Mục đích của nhân giống thuần chủng:

- Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm.

- Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội.

- Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành.

* Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng đối với đối tượng vật nuôi nội

25 tháng 8 2023

Nguyên lí của các phương pháp chế biến các sản phẩm chăn nuôi:

Công nghệ sản xuất thịt hộp: nhiệt độ cao sẽ làm biến tính protein, thay đổi tính chất vật lí của sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có hương vị mới. Một số sản phẩm được chế biến bằng nhiệt như thịt hộp, thịt hun khói, xúc xích,...

Ở gia đình, địa phương em thường chế biến sản phẩm chăn nuôi bằng những phương pháp chế biến thịt hộp và chế biến sữa.

Chế biến thịt hộp:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Làm sạch, tách da, bỏ xương, làm nhỏ; bổ sung phụ gia và gia vị.

Bước 2: Xử lí nhiệt: Làm chín nguyên liệu bằng các biện pháp phù hợp.

Bước 3: Đóng hộp: Cho nguyên liệu đã chín vào hộp, bào khí, ghép mí (đóng nắp hộp).

Bước 4: Tiệt trùng: Xử lí hộp bằng nhiệt độ khoảng 100 - 121oC trong khoảng 15 phút.

Bước 5: Bảo quản: Hạ nhiệt độ xuống khoảng 18 - 20oC, dán nhãn, đóng thùng và bảo quản.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

* Các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi:

- Phương pháp sản xuất thức ăn truyền thống

- Phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

* Các phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi:

- Phương pháp vật lí

- Phương pháp hóa học

- Phương pháp sử dụng vi sinh vật

* Mục đích của việc sản xuất, chế biến thức ăn là tạo ra nguồn thức ăn dồi dào trong chăn nuôi.

25 tháng 8 2023

* Một số phương pháp bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi:

- Phương pháp bảo quản:

+ Công nghệ bảo quản lạnh

+ Công nghệ xử lí nhiệt độ cao

- Phương pháp chế biến:

+ Công nghệ sản xuất thịt hộp

+ Công nghệ chế biến sữa

* Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi:

- Nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm

- Tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thị trường sản phẩm

- Tăng năng lực cho ngành chế biến

- Ổn định giá cả

- Nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm

- Tiêu diệt một số mầm bệnh và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.

- Tăng giá trị kinh tế.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Phương pháp chọn lọc hàng loạt:
Chọn lọc hãng loạt là phương pháp định kì theo dõi, ghi chép các chi tiêu như ngoại hình, năng suất, chất lượng sản phẩm mà vật nuôi đạt được ngay trong điều kiện của sản xuất.
Cách tiến hành:
1. Đặt ra những tiêu chuẩn cho các chi tiêu chọn lọc (công việc này được tiến hành trước khi chọn lọc)
2.Căn cứ vào số liệu ghi chép về màu lông, da, hình dáng, khối lượng cơ thể, năng suất sửa, trứng,... của đàn vật nuôi để tiến hành chọn.
3.Những cá thể đạt tiêu chuẩn sẽ được giữ lại làm giống
Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và được áp dụng khi cần chọn lọc nhiều vật nuôi một lúc hay trong thời gian ngắn.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao
Phương pháp chọn lọc cá thể: Chọn lọc cá thể là phương pháp chọn lọc được tiến hành tại các trung tâm giống để chọn lọc Hãy nề dược vật nuôi đạt yêu cầu cao về chất lượng giống. Thông thường, quá trình chọn lọc cá thể gồm các bước sau:
1.Chọn lọc tổ tiên: Dựa vào phả hệ (lí lịch) để xem xét các đời tổ tiên của vật nuôi có tốt hay không và từ đó dự đoán dược phẩm chất sẽ có ở đời sau. Vật nuôi nào có tổ tiên tốt sẽ là đối tượng được chọn lọc.
2. Chọn lọc bản thân: Để phát huy tốt tiềm năng di truyền của vật nuôi thì chúng sẽ được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn về nuôi dưỡng, chăm sóc.
3.Kiểm tra đời con nhằm xác định khả năng di truyền những tính trạng tốt của bản thân con vật cho dời sau. Căn cứ vào phẩm chất của đời con để quyết định có tiếp tục sử dụng bố hoặc mẹ chúng làm giống hay không.
Ưu điểm: Hiệu quả chọn lọc cao hơn
Nhược điểm: Cần nhiều thời gian, trình độ khoa học kĩ thuật và điều kiện cơ sở vật chất.

25 tháng 8 2023

Nguyên lí của các phương pháp bảo quản sản phẩm chăn nuôi:

Phương pháp công nghệ bảo quản lạnh: nhiệt độ thấp sẽ ức chế các hoạt động sống của vi sinh vật, làm chậm quá trình sinh hóa xảy ra trong sản phẩm, nhờ đó mà sản phẩm giữ được chất lượng trong thời gian dài hơn. Tùy thuộc vào thời gian cần bảo quản và đặc điểm của từng loại sản phẩm (thịt, trứng, sữa,...) mà nhiệt độ làm lạnh khác nhau.

Phương pháp công nghệ xử lí nhiệt độ cao: nâng nhiệt độ sản phẩm chăn nuôi (thịt, sữa) lên mức nhất định sẽ làm ức chế hoặc ngừng các quá trình sinh hóa và hoạt động của vi sinh vật trong sản phẩm chăn nuôi, nhờ vậy mà sản phẩm được kéo dài thời gian sử dụng. Tùy thuộc vào sản phẩm, mục tiêu và thời gian bảo quản mà người ta xử lí ở nhiệt độ khác nhau.

Ở gia đình em thường bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng những phương pháp: phương pháp công nghệ bảo quản lạnh. 

Bảo quản trứng trong hộp ở nhiệt độ thấp, dưới 4.4 độ C hoặc để trứng ở trong tủ lạnh ngăn lạnh nhất. 

Câu 28. Điểm giống nhau giữa hai phương pháp cấy truyền phôi áp dụng kĩ thuật gây rụng nhiều trứng và kĩ thuật phân tách phôi là? A. Phổ biến những đặc tính tốt của con cái, tăng nhanh số lượng đàn vật nuôi. B. Phổ biến những đặc tính tốt của con đực giống cho đàn con C. Trứng và tinh trùng được kết hợp với nhau trong ống nghiệm. D. Tạo ra những cá thể giống hệt nhau về mặt di...
Đọc tiếp

Câu 28. Điểm giống nhau giữa hai phương pháp cấy truyền phôi áp dụng kĩ thuật gây rụng nhiều trứng và kĩ thuật phân tách phôi là? A. Phổ biến những đặc tính tốt của con cái, tăng nhanh số lượng đàn vật nuôi. B. Phổ biến những đặc tính tốt của con đực giống cho đàn con C. Trứng và tinh trùng được kết hợp với nhau trong ống nghiệm. D. Tạo ra những cá thể giống hệt nhau về mặt di truyền Câu 29. Chọn phát biểu đúng A. Điều kiện chăm sóc kém, nhưng giống tốt thì năng suất chăn nuôi vẫn cao B. Điều kiện chăm sóc kém, nhưng giống tốt thì sản phẩm chăn nuôi vẫn tốt C. Trong cùng một điều kiện chăm sóc, các giống vật nuôi khác nhau sẽ cho ra năng suất như nhau. D. Trong cùng một điều kiện chăm sóc, các giống vật nuôi khác nhau sẽ cho ra năng suất khác nhau. Câu 30. Chọn phát biểu đúng về công tác giống vật nuôi. A. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cần làm tốt công tác việc chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất và chất lượng ngày càng tốt hơn. B. Công tác giống vật nuôi trong chăn nuôi là không cần thiết C. Chỉ cần chọn lọc tạo ra một giống vật nuôi tốt nhất D. Giống vật nuôi cho năng suất cao không cần thay thế trong tương lai. Câu 31. Chọn vật nuôi làm giống nên chọn thế nào? A. Chọn một con bất kì trong đàn B. Chọn một con có tiềm năng di truyền xấu C. Chọn những con có tính trạng tốt nhiều hơn tính trạng xấu D. Chọn những con có tiềm năng di truyền vượt trội với những tính trạng mong muốn. Câu 32. Trong những giải pháp sau, đâu không phải là giải pháp để tăng năng suất cho lợn ở những thế hệ sau? A. Chọn giống lợn có năng suất cao B. Loại bỏ những con lợn có năng suất thấp. C. Áp dụng phương pháp nuôi chuồng trại công nghệ cao D. Chăm sóc, dinh dưỡng và điều trị bệnh tốt Câu 33: Ý nào sau đây là vai trò của chăn nuôi đối với đời sống kinh tế - xã hội? Phục vụ cho tham quan, du lịch, lưu giữ nét văn hóa truyền thống. Cung cấp thiết bị cho các ngành nghề khác. Thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Giảm sức lao động, tăng năng suất và tiết kiệm tài nguyên. Câu 34: Điền các cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: Chăn nuôi công nghệ cao là mô hình chăn nuôi ứng dụng những …nhằm …, tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi Công nghệ hiện đại – giảm giời gian chăn nuôi Công nghệ hiện đại – nâng cao năng suất Kinh nghiệm chăn nuôi – giảm sức lao động Thành tựu kĩ thuật – tăng số lượng Câu 35: Tác dụng của các loại cảm biến trong chăn nuôi là: Theo dõi các chỉ số của vật nuôi, môi trường. Theo dõi được thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của vật nuôi Phát hiện bệnh dịch và chữa các loại bệnh đơn giản Điều chỉnh các yếu tố môi trường khi phát hiện có sự chênh lệch lớn. Câu 36. Đâu không phải là xu hướng phát triển của chăn nuôi? Phát triển mô hình chăn nuôi hiện đại Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăn nuôi Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu thức ăn và thức ăn bổ sung. Thu hút đầu tư từ nước ngoài, tập trung nguồn lực để trở thành nền kinh tế mũi nhọn. Câu 37. Điểm khác nhau giữa mô hình chăn nuôi bền vững và chăn nuôi thông minh. Mô hình chăn nuôi bền vững tập trung vào sử dụng công nghệ để giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu quả sản xuất. Chăn nuôi thông minh tập trung vào sử dụng công nghệ để giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu quả sản xuất Mô hình chăn nuôi bền vững đề cao việc sử dụng công nghệ để giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu quả sản xuất. Đáp án khác Câu 38. Điểm giống nhau giữa mô hình chăn nuôi bền vững và chăn nuôi thông minh. Sử dụng công nghệ để giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu quả sản xuất Đề cao một cách tiếp cận bền vững và hạn chế sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu và kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi Tập trung vào sử dụng công nghệ để tối ưu hoá hoạt động sản xuất và cải thiện hiệu quả Sử dụng công nghệ để giám sát quá trình sản xuất và cải thiện quy trình vận hành Câu 39. Căn cứ nào sau đây là một trong các căn cứ để phân loại vật nuôi: Kích thước Nguồn gốc Giới tính Khối lượng Câu 40. Từ động vật hoang dã trở thành vật nuôi, động vật trải qua quá trình gì? Cho ăn Huấn luyện Thuần hóa Chọn lọc

0