Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Biểu hiện:
+ GDP luôn ở mức cao trên thế giới, năm 2020 GDP đạt gần 21000 tỉ USD (chiếm ¼ GDP của thế giới). GDP/người đạt 63595 USD.
+ Trình độ phát triển kinh tế đứng hàng đầu thế giới với nhiều ngành kinh tế có hàm lượng khoa học - công nghệ và năng suất lao động cao. Nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ chiếm vị trí hàng đầu thế giới như sản phẩm ngành hàng không vũ trụ, chế tạo máy.
+ Hoa Kỳ có nhiều trung tâm tài chính, kinh tế lớn trên thế giới. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn, chiếm 8,5% thế giới (2020), là nước dẫn đầu thế giới về lĩnh vực trao đổi thương mại tài sản trí tuệ.
- Nguyên nhân:
+ Vị trí địa lí cách xa các trung tâm xung đột lớn nên không bị tàn phá về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất bởi cả 2 cuộc Chiến tranh thế giới.
+ Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.
+ Nguồn lao động đông, có trình độ kĩ thuật, nhiều lao động có trình độ cao.
+ Chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; có chính sách bảo vệ nhà sản xuất, người tiêu dùng.
+ Chú trọng sử dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất; đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; phát triển mạnh nền kinh tế tri thức và tham gia sớm vào quá trình toàn cầu hóa.
+ Có thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn với nhu cầu tiêu dùng cao và tăng mạnh.
Chọn đáp án D
Hoa Kì được thành lập năm 1776, nhưng đến năm 1890 nền kinh tế đã vượt qua Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới cho đến ngày nay.
GDP bình quân theo đầu người năm 2004 là 39739 USD chiếm gần 1/4 GDP của thế giới.
Hiện nay nền kinh tế EU hơn Hoa Kì và Nhật Bản ở những yếu tố:
- EU, Hoa Kì, Nhật Bản, những trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới EU đứng hàng đầu về GDP hơn Hoa Kì và Nhật Bản:
+ Giá trị FDI đầu tư ra nước ngoài.
+ Tỉ lệ % xuất khẩu/GDP (EU: 26,5%, Hoa Kì: 7%, Nhật Bản: 12,2%).
+ Tỉ lệ xuất khẩu trên thế giới (EU: 37,7%, Hoa Kì: 9%, Nhật Bản: 6,25%).
+ Số ngân hàng lớn nhất trong 1.000 ngân hàng lớn nhất trên thế giới.
- Xét nhiều chỉ số kinh tế, EU là trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới hơn Hoa Kì và Nhật Bản.
Tham khảo:
- Hoa Kỳ là quốc gia có GDP hàng đầu thế giới, chiếm 25% GDP toàn thế giới.
- Hoa Kỳ chiếm tỷ lệ cao trong giá trị xuất khẩu hàng hóa trên thế giới, Chiếm khoảng 8,4%. Quốc gia này là thành viên của nhóm G7 và G20 đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức này.
- Nền kinh tế Hoa Kỳ có trình độ phát triển cao, năng suất lao động lớn.
Tham khảo:
- Quy mô GDP tăng nhanh liên tục, đến năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). Năm 2020, GDP của Trung Quốc chiếm 17,3% toàn thế giới.
- Tốc độ tăng GDP tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao.
- Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
+ Tỉ trọng của các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng;
+ Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh là động lực cho tăng trưởng kinh tế.
+ Trung Quốc luôn là nước xuất siêu.
+ Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc là 5080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.
+ Từ năm 2017 đến năm 2021, Trung Quốc duy trì vị trí là quốc gia thương mại hàng đầu thế giới.
- Trung Quốc là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, năm 2020 là 163 tỉ USD (đứng đầu thế giới).
a. Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế.
- Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,... Toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. Nền kinh tế toàn cầu hóa có những biểu hiện rõ nét như: thương mại thế giới phát triển mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thị trường tài chính quốc tế mở rộng, các công ty xuyên quốc gia có vị trí ngày càng to lớn.
- Thương mại thế giới phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 – năm 2007) chiếm khoảng 90% số dân, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Từ năm 1999 đến năm 2004, đầu tư nước ngoài đã tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,...
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới toàn cầu đã và đang mở ra trên phạm vi toàn thế giới. Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia.
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Với phạm vi hoạt động rộng, ở nhiều quốc gia khác nhau, các công ty xuyên quốc gia nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. Hiện nay, toàn thế giới có trên 60 nghìn công ty xuyên quốc gia với khoảng 500 nghìn chi nhánh.
Các công ty xuyên quốc gia chiếm 30% tổng giá trị GDP toàn thế giới, 2/3 buôn bán quốc tế, hơn 75% đầu tư trực tiếp và trên 75% việc chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật trên phạm vi thế giới.
b. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?
- Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế tòan cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
- Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
Tham khảo!
Hoa Kỳ là quốc gia rộng lớn, dựa trên sự phân hóa đa dạng về điều kiện tự nhiên, các đặc điểm dân cư - xã hội và kinh tế, quốc gia này được chia thành nhiều khu vực kinh tế: Đông Bắc, Phía Nam, Trung Tây, Phía Tây.
- Khu vực kinh tế Đông Bắc:
+ Khu vực này tập trung nhiều trung tâm kinh tế lớn và nhiều thành phố đông dân ở Hoa Kỳ.
+ Các ngành kinh tế nổi bật của khu vực này là điện tử - tin học, hóa chất, lâm nghiệp, đánh bắt hải sản,...
+ Khu vực còn là trung tâm tài chính, giáo dục, công nghệ và du lịch hàng đầu ở Hoa Kỳ.
+ Một số trung tâm kinh tế lớn như Niu Oóc, Bô-xtơn,...
- Khu vực kinh tế phía Nam:
+ Là khu vực phát triển mạnh về nông nghiệp nhờ có diện tích đất lớn, đất đai màu mỡ. Bên cạnh đó, khu vực này còn có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển.
+ Các ngành kinh tế nổi bật như: sản xuất ô tô, hóa dầu, hàng không vũ trụ, trồng trọt (cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả,...), du lịch,...
+ Một số trung tâm kinh tế lớn là Át-lan-ta, Mai-a-mi, Hiu-xtơn,...
- Khu vực kinh tế Trung Tây:
+ Khu vực này có tiềm năng lớn để phát triển các ngành kinh tế.
+ Một số ngành kinh tế nổi bật của khu vực như sản xuất ô tô, cơ khí, hóa chất, trồng trọt (lúa mì, ngô,..), chăn nuôi (bò, lợn,...).
+ Các trung tâm kinh tế lớn là Si-ca-gô, Mi-nê-a-pô-lit,...
- Khu vực kinh tế phía Tây:
+ Là khu vực có diện tích lớn nhất Hoa Kỳ, tập trung nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị cao như than đá, dầu mỏ.
+ Khu vực này phát triển mạnh các ngành công nghiệp, như hóa dầu, điện tử - tin học, sản xuất ô tô,... Ngành đánh bắt hải sản và du lịch cũng là thế mạnh. Bên cạnh đó, khu vực này còn là trung tâm công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ và thế giới, nổi tiếng với thung lũng Si-li-con.
+ Một số trung tâm kinh tế lớn là Lốt An-giơ-lét, Xan Phran-xi-xcô,...
a. Đặc điểm của nền kinh tế thế giới hiện nay.
- Chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu.
- Kinh tế thế giới phát triển gắn liền với cuộc CMKH và CN hiện đại.
-Quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phát triển mạnh.
- Kinh tế thế giới phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức.
- Phát triển kinh tế bền vững trở thành xu thế lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới.
b. Để phát triển bền vững Việt Nam cần chú trọng vào những vấn đề sau:
- Phát triển bền vững là phát triển thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai.
- Phát triển bao trùm các mặt đời sống, xã hội, gắn kết phát triển kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội, giữ vững và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Hoa Kì có các nền kinh tế thị trường điển hình với những biểu hiện:
- Hoạt động kinh tế dựa trên khả năng thực hiện cung – cầu.
- Nền kinh tế có tính chuyên môn hóa cao.
- Phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn vào mức độ tiêu thụ hàng hóa và sử dụng dịch vụ trong nước.