Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1945-1950: Nhiều nước Tây Âu lần lượt gia nhập tổ chức Bắc Đại Tây Dương do Mĩ đứng đầu. Các nước Tây Âu trở lại xâm lược một số nước Châu Á.
1950-1970: Nhiều nước Tây Âu tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ; đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
1973-1991: Việc kí hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức làm cho tình hình Tây Âu dịu bớt đi. 11/1989, bức tường Béc lin bị phá bỏ, nước Đức đã tái thống nhất.
1991-2000: Các nước Tây Âu có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực tan rã.
Chọn đáp án A
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế của các nước tư bản Tây Âu bị thiệt hại nặng nề. Lúc này, để lôi kéo đồng minh Mĩ đã đề ra kế hoạch Mác - san cho các nước Tây Âu vay vốn phát triển kinh tế từ đó sẽ thao túng các nước này phục vụ cho những mưu đồ của Mĩ. Do đó, nền kinh tế các nước Tây Âu nhanh chóng phục hồi và các nước này cũng liên minh chặt chẽ với Mĩ trong các chính sách đối ngoại. Cho đến những năm 50, xu thế hòa bình ngày càng phổ biến trong các mối quan hệ quốc tế và phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa lên cao thì các nước Tây Âu đã có những thay đổi trong quan hệ đối ngoại Một số liên minh chặt chẽ với Mĩ, một số cố gắng thoát khỏi Mĩ và bước đầu thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa. Từ đó đến nay, ở Tây Âu Anh là nước duy nhất luôn luôn ủng hộ Mĩ trong các hoạt động quân sự và can thiệp vũ trang.
Đáp án A
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu và Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Với tiềm lực kinh tế, quân sự lớn mạnh đã thúc đẩy các nước này có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại:
- Tây Âu: nhiều nước tìm cách thoát dần khởi sự ảnh hưởng của Mĩ, đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế.
- Nhật Bản: mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước ngoài Mĩ, đặc biệt là các nước Đông Nam Á và ASEAN
Đáp án D
Năm 1973, Nhật Bản đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Đặc biệt, sự ra đời của “học thuyết Phucưđa” tháng 8-1977 được coi như là mốc đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản, trong khi vẫn coi trọng quan hệ với Mĩ và Tây Âu.
Đáp án A
Chinh sách đối ngoại của Nhật Bản và Tây Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ:
- Tây Âu: các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời nhiều nước như Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, …. tham gia NATO.
- Nhật Bản: Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quan và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản
Đáp án A
Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ, thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. Các nước Tây Âu đề chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG
Về kinh tế: Nhiều nước Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế, phát triển không ổn định.
Chính tri-xã hội: Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều
- Những năm đầu sau CTTG II: Tây Âu tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng thất bại
- Trong chiến tranh lạnh: Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mỹ (Anh, Đức, Italia)
- Tây Âu gia nhập khối liên minh quân sự Bắc Đại Dương (NATO – 4/1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN, đứng về phía Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, ủng hộ Ixaren trong các cuộc chiến tranh Trung Đông. Tuy nhiên có lúc quan hệ giữa Tây Âu và Mĩ cũng “trục trặc” (nhất là giữa Pháp – Mĩ)
- 8/1975, các nước Tây Âu tham gia định ước Henxinki về an ninh và hợp tác Châu Âu, tình hình căng thẳng ở Châu Âu dịu đi rõ rệt.