K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2022

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

29 tháng 11 2022

Khái niệm:

– Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

– Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được luuw giữ bằng trí nhớ, chữ viết…

– Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị  lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Phân loại di sản văn hóa

– Di sản văn hóa phi vật thể

– Di sản văn hóa vật thể

– Di tích lịch sử văn hóa

– Danh lam thắng cảnh

Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.[1] Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).

Di sản văn hóa phi vật thể (tiếng Anh: Intangible cultural heritage) là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

 

19 tháng 2 2022

TK

Ví dụ di sản văn hóa Vịnh Hạ Long:

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

19 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Ví dụ di sản văn hóa Vịnh Hạ Long:

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

31 tháng 8 2017

Em hãy tìm hiểu những di sản văn hóa vật thể hoặc di sản văn hóa phi vật thể của địa phương nơi mình sinh sống. Có thể hỏi bác trưởng làng, trưởng thôn hoặc có thể tìm trên sách, báo.

23 tháng 2 2021

Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Ngày 16.11.2010 UNESCO đã công nhận lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

29 tháng 4 2017

Ở địa phương em có một số di sản văn hoá phi vật thể,ví dụ như:

- Đờn ca tài tử Nam Bộ: Đờn ca tài tử Nam Bộ được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2013. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, được bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Nhạc cụ thường là đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, đàn tam, sáo và đàn guitar phím lõm. Nghệ thuật đờn ca tài tử hiện đang được phát triển ở 21 tỉnh.

Ở đất nước em có rất nhiều di sản văn hoá vật thể, ví dụ như:

- Danh lam thắng cảnh "Động Phong Nha-Kẻ Bàng" ở tỉnh Quảng Bình: Động Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2003. Động được giới chuyên môn cho điểm cao với 7 cái nhất: sông ngầm đẹp nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát - đá ngầm đẹp nhất, hồ nước ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, hang nước dài nhất.

3 tháng 4 2017

Trả lời

Em có thể tìm hiểu những di sản văn hóa vật thể hoặc di sản văn hóa phi vật thể của địa phương nơi mình sinh sống. Có thể hỏi bác trưởng làng, trưởng thôn hoặc có thể tìm trên sách, báo.


14 tháng 3 2022

Thế nào là :

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn

 

Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.

 

------ Có ý bạn tham khảo --------

14 tháng 3 2022

Di sản văn hóa phi vật thể: Quan họ,ca trù

13 tháng 5 2021

Về bản chất: nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của đại đa số nhân dân lao động trong xã hội mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các đặc trưng sau: – Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là bộ máy chính trị – hành chính, một bộ máy cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế – xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa mà chỉ còn là “nửa nhà nước ”. – Dân chủ là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nhà nước xã hội chủ nghĩa với bản chất là nhà nước của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội, nhà nước mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tự do dân chủ và tự do cá nhân… Thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng ghi nhận nhiều hơn các quyền con người thành quyền công dân, đồng thời xây dựng một cơ chế hữu hiệu để nhân dân thực hiện các quyền dân chủ. – Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước: Nhân dân với tính cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau như: + Nhân dân thông qua bầu cử dân chủ lập ra hệ thống cơ quan đại diện + Nhân dân thông qua các tổ chức xã hội tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước + Nhân dân trực tiếp làm việc, phục vụ trong các cơ quan nhà nước + Nhân dân thực hiên quyền lực thông qua các hoạt động đưa ra những yêu cầu, kiến nghị. Trách nhiệm công dân: – Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. – Tích cực tham ia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. – Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật – Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Chúc cậu học tốt!!!

13 tháng 5 2021

ko thể ngắn ngắn hơn 1 xíu s , chiều nay thi r 

2 tháng 5 2018

Ví dụ di sản văn hóa Vịnh Hạ Long:

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

2 tháng 5 2018

Hải Phòng là một thành phố cảng có vị thế quan trọng cả về chính trị, kinh tế, quân sự, giao thông vận tải và văn hóa đối với cả nước. Những năm gần đây, Hải Phòng còn là một trung tâm trong tam giác phát triển các tỉnh phía bắc bao gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, là đô thị loại một cấp quốc gia đã được chính phủ phê duyệt. Mặc dù là một địa danh mới xuất hiện đến nay trên một thế kỷ, nhưng trong lòng đất, ngoài bờ biển hay trên đất liền, thành phố Hải Phòng đã và đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú và đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc cũng như phản ánh những nét riêng của con người Hải Phòng được sản sinh, lưu giữ qua nhiều thế hệ dọc theo chiều dài lịch sử dân tộc.

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, thành phố Hải Phòng hiện còn lưu giữ hơn 1.000 di tích, bao gồm 537 ngôi chùa, 107 nhà thờ, số còn lại là các đình đền, miếu phủ…Trong đó, có 103 di tích được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia; 165 di tích được Uỷ ban nhân dân thành phố xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố. Đặc biệt Hải Phòng có quần đảo Cát Bà được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thiên nhiên thế giới và 3 khu danh lam thắng cảnh là vùng non nước Đồ Sơn, danh thắng Tràng Kênh Bạch Đằng, Núi Voi Xuân Sơn, hai làng nghề cổ truyền gồm tạc tượng Đồng Minh, sơn mài Bảo Hà ở huyện Vĩnh Bảo. Các khu di tích tiêu biểu của thành phố như Dương Kinh nhà Mạc huyện Kiến Thụy, tháp Tường Long Đồ Sơn, khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Vĩnh Bảo. Toàn thành phố có 252 lễ hội cổ truyền. Trong đó có một lễ hội cấp quốc gia (Hội chọi trâu Đồ Sơn), 1 lễ hội cấp ngành (Lễ hội làng cá đảo Cát Bà), 5 lễ hội cấp vùng, 91 lễ hội cấp xã và 156 lễ hội làng.

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Khu di tích gồm nhiều hạng mục công trình, là nơi thờ danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm và trưng bày hiện vật về thân thế và sự nghiệp của ông. Khu di tích gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện”.

Ngày nay khu di tích đã được xây dựng khang trang, trở thành điểm du lịch văn hóa lớn của khu vực, là nơi tổ chức các lễ hội lớn kỷ niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.

* Để bảo tồn các di sản văn hoá cần phải:

Triển khai, tuyên truyền phổ biến Luật Di Sản Văn Hoá đến mọi người dân, đặc biệt là lớp trẻ, học sinh, sinh viên,… để mọi người nhận thức được giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học… của di sản văn hoá và không quên về cội nguồn dân tộc

Chính quyền phải ban hành các quy chế, quy định về việc bảo tồn, bảo vệ các di sản văn hoá ở địa phương, nhanh chóng lập đề án công nhận các di sản văn hoá chưa được Nhà nước công nhận.

Trùng tu, tôn tạo các di sản văn hoá xuống cấp phải đảm bảo nguyên trạng ban đầu không phá vỡ tính chất “cổ” của di sản.

Có chính sách đãi ngộ hợp lí đối với những người làm công tác bảo tồn các di sản văn hoá.

Tổ chức tham quan, học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu về các di sản văn hoá cho mọi tầng lớp nhân dân. Đào tạo người thuyết minh di sản bài bản, cuốn hút, có chiều sâu để lại ấn tượng tốt đẹp cho người nghe.

Đào tạo tầng lớp kế thừa các di sản văn hoá phi vật thể, các nghệ nhân phải có truyền nhân thích hợp kế thừa mình phát triển di sản văn hoá đó.

“Xã hội hoá” công tác bảo tồn các di sản văn hoá để có nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn di sản.

* Để phát huy giá trị các di sản văn hoá cần phải:

Hoàn hiện cơ sở hạ tầng, các công trình phụ, cảnh quan môi trường, các khu giải trí kèm theo các di sản văn hoá lớn.

Quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet, mạng xã hội,… về các di sản văn hoá đặc trưng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

Mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm, đồ ăn nhanh, món ăn đặc sản vùng miền, … giá cả hợp lý. Phát hành các ấn phẩm sách báo về di sản văn hoá liên quan,…

Phối hợp chặc chẽ với ngành du lịch tổ chức các chuyến tham quan trật tự, nề nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế.

Đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm kịp thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm thuần phong mỹ tục…

Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là điều kiện quan trọng để du lịch phát triển bền vững. Do vậy, trong nhiều năm qua, Hải Phòng vẫn luôn giành những chính sách ưu tiên cho sự nghiệp bảo tồn những di sản văn hóa quí giá. Đồng thời khuyến khích ngành du lịch phối hợp đồng bộ, khai thác để tạo ra sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Nhưng điều đó có thể là chưa đủ trước những thách thức mới đang nảy sinh cần có sự chung tay góp sức của nhiều cấp, nhiều ngành và địa phương có di sản

9 tháng 5 2022

1. Nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam:

Bộ máy Nhà nước ta do nhân dân bầu ra. (nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp).

Nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

2. Di sản văn hoá là tài sản vô cùng quý giá của đất nước, là chất liệu gắn kết cộng đồng dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hoá. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá của cha ông, góp phần to lớn vào việc bảo vệ và xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

9 tháng 5 2022

có tham khảo đâu kh đó b iêu

một số di sản vắn hóa phi vật thể:

1.Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam

2.Hát Ca trù

3.Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

di sản cấp quốc gia:

1.Cố đô Hoa Lư

2.Di tích Pác Bó

3.Dinh Độc Lập

một số di sản văn hóa vật thể

1.Vịnh Hạ Long

2.Quần thể di tích cố đô Huế

3.Phố cổ Hội An

3 tháng 5 2022

Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam :

Nhã nhạc cung đình Huế

+ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Dân ca Quan họ

Ca trù

Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc, Hà Nội ,....

Di sản văn hóa vật thể của Việt Nam :

+ Quần thể di tích Cố đô Huế

Phố cổ Hội An

+ Thánh địa Mỹ Sơn 

+ Hoàng thành Thăng Long

Thành nhà Hồ ,...

 Di sản cấp quốc gia  của Việt Nam :

 Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Ba Bể ,....

25 tháng 5 2021

Di sản văn háo vật thể và phi vật thểDi sản văn hóa vật thể và phi vật thể

25 tháng 5 2021

Một số di sản ở Hà Nam:

- Di sản văn hóa vật thể: + Trống đồng Ngọc Lũ

- Di sản văn hóa phi vật thể: + Hát dặm Quyển Sơn (Kim Bảng)

                                              + Hát Lải lèn

                                              + Hát trống quân Liêm Thuận