K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2018

Hoàn cảnh:

Năm 192-193, nhân dân Tường Lâm của Khu Liên đã nổi dậy và giành được độc lập. Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. Các vua tiến hành các cuộc chiến tranh để mở rộng lãnh thổ rồi đổi tên nước là Champa đống đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu-Quảng Nqmlaugh

Nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa :
- Nhân dân Cham-pa đã tận dụng được thời cơ để giành quyền độc lập.
- Cham-pa mở rộng lãnh thổ bằng những cuộc chiến tranh xâm lược là điều không thể chấp nhận.

 

18 tháng 4 2018

Ai nhanh đc k đó, đúng nữa nha

17 tháng 1 2018

Đồng bào Chăm ở nước ta hình thành ba nhóm tín ngưỡng chính là: Tín ngưỡng tôn giáo bản địa cổ Bàlamôn, Chăm Bà ni (Hồi giáo Bà ni) và Chăm Islam (Hồi giáo Islam). Cũng có một bộ phận không nhiều không theo tôn giáo nào.

Ngày xưa, đồng bào Chăm ở nước ta chủ yếu ở vùng duyên hải miền Trung, từ vĩ tuyến 8 đến vĩ tuyến 20° tức từ phía Bắc Đồng Nai cho tới vùng đèo Ngang của tỉnh Quảng Bình ngày nay). Do quá trình vận động và biến đổi của lịch sử xã hội, cộng đồng người Chăm trôi dạt dần theo hướng Nam của đất nước, rồi sống quần cư ở các tỉnh vùng Nam Trung Bộ; một bộ phận khác sống ở một số tỉnh thuộc vùng miền Đông và miền Tây Nam Bộ – tập trung huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang ngày nay.

Đồng bào Chăm, còn gọi là người Chàm, là một trong số 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là một dân tộc có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, rất đa dạng và phong phú. Một trong những cái đa dạng và phong phú của nền văn hóa ấy là người Chăm, một dân tộc có chữ viết sớm nhất ở nước ta; truyền thống văn hóa ấy đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam. Bản sắc và truyền thống của văn hóa Chămpa biểu hiện đặc trưng cho lĩnh vực tín ngưỡng – tôn giáo, thông qua các sinh hoạt mang tính phong tục, lễ hội truyền thống và tín ngưỡng cổ của cộng đồng dân tộc này. Vì vậy, để tìm hiểu và nhận biết nét văn hóa đặc trưng của cộng động cư dân Chăm, từ nhiều thập niên qua nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu không chỉ ở trong nước mà cả ở ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu… Tuy nhiên, phần lớn các nhà sử học, nhà nghiên cứu đều tập trung đi sâu nghiên cứu, khai thác về lĩnh vực lịch sử văn hóa và nghệ thuật điêu khắc Chămpa nói chung; chưa có những công trình nghiên cứu sâu và toàn diện về lĩnh vực tín ngưỡng – tôn giáo của cộng đồng cư dân Chăm. Để góp phần nghiên cứu tín ngưỡng – tôn giáo của cư dân Chăm ở Việt Nam; trong phạm vi bài viết này, xin chỉ tập trung nghiên cứu, trao đổi ba vấn đè trọng tâm, sau dây.

Một là, nguồn gốc và loại hình tín ngưỡng của cộng đồng cư dân Chăm;

Hai là, tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng đồng bào Chăm;

Ba la, ảnh hưởng của tín ngưỡng Islam trong cộng đồng cư dân Chăm.

I. Nguồn gốc tín ngưỡng cổ của cộng đồng cư dân Chăm

Như chúng ta biết, nguồn gốc tổ chức xã hội cổ truyền của cộng đồng cư dân Chăm là một hình thái tổ chức xã hội Mẫu hệ, với tín ngưỡng, tôn giáo bản địa cổ Bà la môn. Theo nhiều sử liệu cho thấy, ngay từ khi lập quốc, nước Chămpa xưa đã chịu ảnh hưởng lớn của nền văn minh Ấn Độ với tín ngưỡng Bà la môn giáo. Theo một sử liệu Trung Quốc hồi thế kỉ III (280), xác định: “Vương quốc này về phía Nam thì giáp Phù Nam. Hai nước gồm rất nhiều bộ lạc và liên kết với nhau, lợi dụng núi non hiểm trở, họ không qui phục Trung Quốc. Từ thời điểm này, trên nẻo đất miền Trung nổi lên một quốc gia độc lập chịu ảnh hưởng Ấn Độ”[1]. Và ở một sử liệu khác cũng nói rằng: “Hồi nửa đầu thế kỉ thứ VII tìm thấy ở Sơn Mĩ một bia kí của vua Chămpa có ghi việc một người Ấn Độ đến lập quốc tại Chămpa – đó là Kanwdincga – người Bà la môn vĩ đại nhất”[2].

Tuy nhiên, cũng có những sử liệu lại cho thấy rằng: “Trước khi chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á đã là khu vực có nền văn hóa Nam Á phát triển và đã có sự lan tỏa ra các nước trong vùng”[3]. Khi nghiên cứu, chúng ta đều có thể bắt gặp một số những đặc thù của nền văn minh Nam Á lúc bấy giờ, như:

      - Văn hóa lúa nước,

      - Thuần dưỡng trâu bò,

      - Làm nghề khai thác biển,

      - Tín ngưỡng vật linh và thờ cúng tổ tiên,

      - Thuyết nhị nguyên về vũ trụ…

Tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Chăm là niền tin vào những thần linh (Pô Yang). Với niềm tin vào tín ngưỡng đa thần , người Chăm quan niệm thiên nhiên và mọi vật thể xung quanh con người đều có linh hồn – tất cả đều có linh hồn và luôn luôn có mối quan hệ với con người. Hơn nữa, người Chăm coi cuộc sống sau khi chết “thế giới bên kia” mới là nơi linh hồn tồn tại mãi mãi. Vì vậy, trong cuộc sống họ luôn tôn thờ đấng tạo ra vũ trụ. Đấng ấy, được người Chăm gọi là ông trời (Pô Yang Hit). Ngoài Pô Yang hit, họ còn có phong tục tin thờ hệ thống Pô Yang và các lễ hội truyền thống cổ khác.

17 tháng 1 2018

cảm ơn bn, nhưng mik cần 1 câu trả lời mà ngắn gọn hơn 1 chút để dễ hiểu hơn

4 tháng 1 2019

   Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang:

   -Sản xuất phát triển hình thành những bộ lạc lớn.

   -Xã hội có sự phân chia người giàu, kẻ nghèo.

   -Nhu cầu đoàn kết để bảo vệ sản xuất nông nghiêp (chống thiên tai).

   -Cần có người chỉ huy (tổ chức) để giải quyết các cuộc xung đột.

lên google tìm nha, ở đây chỉ có toán, anh và tiếng việt thôi

1 tháng 4 2018

2- Năm 679, nhà đường đổi giao châu thành An Nam đô hộ phủ.

- Trụ sở Tống Bình.

- Sửa sang đường giao thông thủy bộ.

- Đặt ra nhiều thứ thuế như: thuế muối, thuế sắt, thuế đay, gai, tơ lụa,..

- Bắt nhân dân cống nạp các sản vật quý hiếm.

\(\Rightarrow\)Áp bức, bóc lột nặng nề.

3.-LND(Lý Nam Đế ) trao quyền chỉ huy cho TQP(Triệu Quang Phục). TQP chọn đầu Dạ Trạch làm căn cứ, sử dụng lối đánh du kích.

- Quân Lương tăng cường lực lượng tấn công.

- Năm 550, nhà Lương có loạn\(\rightarrow\)Quân Lương rút về nước. Ta phản công dành thắng lợi.

Xin lỗi nha mấy câu khác mình chưa được học.

30 tháng 3 2019

Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.

Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào) gồm năm huyện. Huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển.

Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ - về phía bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa (sử sách Trung Quốc gọi là nước Hoàn Vương), đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam.

_Hok tốt_

30 tháng 3 2019

1) Nước Cham pa độc lập ra đời:

- Thế kỉ 2, nhà Hán ở xa nên suy yếu

- Nhân dân luôn bất bình với các chính sách đô hộ của nhà Hán

b) Diễn biến:

- Năm 192-193, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy => xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp

- Dùng lực lượng quân sự, mở rộng lãnh thổ => đặt tên nước là Cham Pa. Kinh đô ở Sin-ha-pu-ra ( Trà Kiệu Quảng Nam)

Mik chỉ làm vắn tắt những nội dung chính hộ bạn thui

k cho mik nha

15 tháng 2 2020

Trl

-Bạn kia làm đúng rồi nhé ~!

Chúc bạn học tốt

#Mưaa

15 tháng 2 2020

Năm 192-193, nhân dân Tường Lâm của Khu Liên đã nổi dậy và giành được độc lập. Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. Các vua tiến hành xây dựng lực lượng quân sự khá mạnh, hợp nhất các bộ lạc, tấn công các nước láng giềng để mở rộng lãnh thổ rồi đổi tên nước là Champa ( thế kỉ VI) đống đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu-Quảng Nam).

#Châu's ngốc