Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia”. Hai chữ đầu của hai câu thơ là hình ảnh người và trăng (Nhân — nguyệt, nguyệt — thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sông trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ớ đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày. Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chôn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ “hướng” không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm: “Nguyệt tòng song khích khán thi gia”. Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù. Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng dâu chỉ còn là đốì tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau. Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân. Cuộc sống trong tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, tràn ngập sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó. Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.
Tham khảo:
Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp, đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng. Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, hai câu thơ cuối này không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.
Tham khảo
Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.
Tham khảo : Bài thơ Ngắm trăng nằm trong tập “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị tù đầy, giam lỏng và cuộc sống khó khăn. Bài thơ đã ghi lại cảnh ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt, tác giả bị giam trong nhà tù, tận hưởng cuộc sống thiên nhiên qua ô cửa nhà tù.
Mở đầu bài thơ là những câu thơ miêu tả chân thực cuộc sống trong tù nghịch cảnh, “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, vất vả trong tù con người không có thú vui nào ngoài thiên nhiên. Hình ảnh trăng, đẹp và lãng mạn. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối trước đêm trăng xuất hiện ngay cửa nhà tù.
Thông thường người ta ngắm trăng để thư giãn, thư thái thế nhưng Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm ở trong tù. Với đêm trăng đẹp như vậy Bác không thể “hững hỡ” mà vẫn muốn thưởng thức trăng một cách trọn vẹn, trong hoàn cảnh đó người tù vẫn ung dung, thả hồn mình cùng với thiên nhiên tươi đẹp.
Trong hai câu thơ tiếp theo chúng ta thấy sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa chất hiện thực và sự lãng mạn.
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Hình ảnh tác giả Hồ Chí Minh hiện lên nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận về nghịch cảnh trong nhà tù như gông cùm, đói rét,…Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi hiện thực để thưởng nguyệt, Bác Hồ vẫn giữ được cho mình phong thái ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ còn giúp người đọc hiểu hơn về Bác một con người giao hàa và yêu thiên nhiên tha thiết.
Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang. Bài thơ Ngắm trăng cũng cho chúng ta thấy được nét đẹp trong tâm hồn Bác yeu thiên nhiên và khát khao tự do.
Tham khảo
Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.
Dàn ý:
Mở đoạn:
- Giới thiệu tác phẩm "Ngắm trăng" của nhà thơ Hồ Chí Minh.
+ Tuyệt tác văn học không chỉ nằm ở độ con chữ nghệ thuật mà còn là tình yêu cuộc đời. Và "Ngắm trăng" của nhà thơ Hồ Chí Minh đã thể hiện nên điều đó - một tình yêu thiên nhiên mãi tồn tại dù trong hoàn cảnh khan khó như thế nào. (phép thế)
Thân đoạn:
- Nội dung: tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, thoải mái của Bác trong hoàn cảnh tù đày.
- Trước hết là khó khăn gian truân mà Bác đang gặp phải: trong tù không rượu cũng không hoa.
+ hoàn cảnh đơn độc mà khi ấy con người ta thường buồn bã, suy nghĩ nhiều thứ.
- Thế nhưng vị lãnh tụ của chúng ta lại "cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ":
+ Người gom những muộn phiền về cách mạng, hay nhiều điều nhiễu khác và để cho tình yêu thiên nhiên mình được trỗi dậy.
+ Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của ngày đêm khi trong tù vẫn khó để Người có thể làm ngơ đi.
- "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ": nguồn sáng đẹp đẽ nhất rọi vào song sắt nhà tù và nhà thơ như tìm được niềm yêu thích, vui vẻ nhất trong hoàn cảnh tù túng.
+ Người ngắm và cảm nhận, trong tim Bác vẫn luôn luôn có tình yêu nhất định dành cho thiên nhiên.
-> Không chỉ thế, từ đó ta còn thấy sự lạc quan bình tĩnh điềm đạm của một vị lãnh đạo tài ba.
- "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ":
+ nhân hóa hình ảnh "trăng" thể hiện sự nối kết của thiên nhiên với con người qua cả từ hoàn cảnh tù đày.
+ dường như giữa cảnh đẹp thiên nhiên và Bác tuy thực rằng xa xôi nhưng tình cảm lại gần gũi, thắm thiét.
=> Chao ôi, một tình yêu thiên nhiên thực làm ta nghưỡng mộ! (câu cảm thán)
Kết đoạn:
- Tổng kết lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.