Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng triều đại Tây Sơn suy yếu. Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn.
Sau khi Quang Trung mất, Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn năm 1802 lấy hiệu là Gia Long đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
Những sự kiện chứng tỏ vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai là:
+ Không đặt ngôi hoàng hậu
+ Bỏ chức tể tướng
+ Tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trong từ trung ương đến địa phương.
: Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Nguyễn Ánh lợi dụng tấn công nhà Tây Sơn. ... Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là vua Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn là:
*Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Nguyễn Ánh lợi dụng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802 triều Tây Sơn bị lật đổ.
*Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là vua Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
- Đặt ra lễ xứng danh ( lễ đọc tên người đỗ).
- Lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng).
- Khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
Để khuyến khích người học nhà Hậu Lê đã đặt ra
- Lễ xứng danh ( lễ đọc tên người đỗ).
- Lễ vinh quy ( lễ đón rước người đỗ cao về làng).
- Khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
Qua việc làm trên ta thấy thời Hậu Lê việc thi cử diễn ra nề nếp và có quy củ.
Tham khảo:
Tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê là:
- Về tổ chức trường học: Nhà Hậu Lê cho dựng nhà Thái học, dựng lại Quốc Tử Giám. Tại đây có lớp học, có chỗ ở cho học sinh và cả kho sách.
- Về người được đi học: Trường thu nhận con cháu vua và các quan và những con em gia đình thường dân học giỏi.
- Về nội dung học: Học về Nho giáo, phải học thuộc những điều Nho giáo dạy.
- Về nền nếp thi cử: Ba năm có một kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kinh thành. Những người đỗ kì thi Hội sẽ được dự kì thi Đình để chọn tiến sĩ.
Nhà Hậu Lê chính thức thành lập năm 1428, đó là ngày 15 tháng 3. Lê Lợi tự xưng làm Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương, lấy hiệu là Lam Sơn Động chủ, sử gọi là Lê Thái Tổ.
T cho mik nha
Chúc bạn học tốt !!! :))
- Nhà Hậu Lê (chữ Nôm: 茹後黎, chữ Hán: 後黎朝, Hán Việt: Hậu Lê triều; 1428 – 1789) là một triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại sau thời Bắc thuộc lần 4 và đồng thời với nhà Mạc, nhà Tây Sơn trong một thời gian, trước nhà Nguyễn. Nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra.
HT
Tên các tác giả thơ, văn tiêu biểu thời Hậu Lê là: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Nguyễn Húc.... Nội dung các tác phẩm thơ, văn thời Hậu Lê phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.