K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2019

Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến xâm lược của chính quyền Mĩ vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa : Đem bom B52, bom napan, hơi độc đến Việt Nam để đốt nhà thương, trường học, giết những con người chỉ biết yêu thương, giết những trẻ em chỉ biết đến trường, giết những đồng xanh bốn màu hoa lá, giết những dòng sông của thơ ca và nhạc họa.

19 tháng 9 2023

Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến xâm lược của chính quyền Mĩ vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa : Đem bom B52, bom napan, hơi độc đến Việt Nam để đốt nhà thương, trường học, giết những con người chỉ biết yêu thương, giết những trẻ em chỉ biết đến trường, giết những đồng xanh bốn màu hoa lá, giết những dòng sông của thơ ca và nhạc họa.

 

14 tháng 4 2017

- Phi nghĩa: trái với đạo nghĩa

Ví dụ: của phi nghĩa, cuộc chiến tranh phi nghĩa…

+ Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục địch xấu xa, đi ngược với đạo lí làm người, không được những người có lương tâm ủng hộ.

- Chính nghĩa: điều chính đáng, cao cả, hợp đạo lí

Ví dụ: chính nghĩa thắng phi nghĩa, bảo vệ chính nghĩa

+ Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công.

* Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau.

Đó là những từ trái nghĩa.

Mo-ri-xơn để cháu Ê-mi-li ra xa rồi tưới xăng, châm lửa tự thiêu, ánh lửa bùng lên như một thông điệp của người dân Mỹ đòi chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

cảm ơn bạn phương vy nhiều nhé

23 tháng 9 2018

No-man Mo-ri-xơn (Norman Morrison) sinh ngày 19-12-1933 ở Ơ-ri-ê (Erie) thuộc bang Pen-xin-va-ni-a (Pensylvania), nước Mỹ. Năm 1959, ông nhận bằng Cử nhân Thần học tại Trường Pít-xbớc Se-mi-na-ry (Pittsburgh Seminary) và gia nhập Hội “Những người bạn”, một tổ chức gồm những tín đồ Thánh giáo. Năm 1961-1962, ông dạy Kinh Tân ước và Cựu ước tại một trường trung học. Ông là một trong những người hoạt động tích cực trong phong trào biểu tình phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của chính quyền Giôn-xơn.

Từ năm 1965, khi đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam và dùng không quân đánh phá tràn lan ra các tỉnh miền Bắc nước ta, ông đã nhiều lần xuống đường phản đối, nhưng cuộc chiến tranh ngày một khốc liệt hơn. Mo-ri-xơn nghĩ rằng, khẩu hiệu, băng rôn và các cuộc tuần hành không làm những người cầm quyền chú ý thì anh phải dùng tới biện pháp cuối cùng: Ngọn lửa của thân thể mình! Thời điểm đó, Mo-ri-xơn đã có vợ và hai đứa con gái, cháu bé tên Ê-mi-li (Emily) mới mười tám tháng tuổi. Cuối chiều 2-11-1965, Mo-ri-xơn bế bé Ê-mi-li đến sát Lầu Năm góc, trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ, bên dòng sông Pô-tô-mác, sau khi đã viết bức thư gửi lại cho vợ. Mo-ri-xơn để cháu Ê-mi-li ra xa rồi tưới xăng, châm lửa tự thiêu, ánh lửa bùng lên như một thông điệp của người dân Mỹ đòi chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.


Chỉ năm ngày sau khi Mo-ri-xơn tự thiêu, ngày 7-11-1965, nhà thơ Tố Hữu đã viết một bài thơ đầy cảm động đăng ở báo Nhân Dân ngày 8-11-1965. Đó là bài thơ:Ba tuần sau khi Mo-ri-xơn hy sinh, bạn bè của ông đã tổ chức một lễ tưởng niệm. Giôn Rô-mơ (John Roemer) đã lý giải về hành động tự thiêu của Mo-ri-xơn: “Trong một xã hội mà mọi thứ đều trở nên bình thường khi con người thả bom xuống mục tiêu chính là đồng loại của mình… Đối với Mo-ri-xơn thì như thế là không bình thường và thông điệp của anh ấy là kêu gọi hãy dừng lại”.

23 tháng 9 2018

Cảm ơn Linh Thùy_208_ nhé.

GH
31 tháng 7 2023

Nêu quy tắc đánh dấu thanh chữ in đậm trong câu sau:

Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược , năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng.

Đối với chữ không có âm cuối, đặt dấu thanh ở âm đầu của nguyên âm đôi.

Đối với chữ không có âm cuối, đặt dấu thanh ở âm thứ hai của nguyên âm đôi.

Đối với chữ có âm cuối, đặt dấu thanh ở âm đầu của nguyên âm đôi. Đối với chữ có âm cuối, đặt dấu thanh ở âm thứ hai của nguyên âm đôi.  

3 tháng 9 2023

...

3 tháng 1 2018

a. Mô hình cấu tạo vần

b. So sánh

Dành cho các bạn đang ôn thi ạ :33     ĐỀ CƯƠNG ÔN SỬ LỚP 51.Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Bắt đầu: 13 /3 / 1954                                                    Kết thúc:17h30’ ngày 7/5/1954Tấm gương chiến đấu anh dũng của anh Phan Đình GiótÝ nghĩa:+ Là mốc son chói lọi,khép lại cuộc kháng chiến chống Pháp với kết thúc thắng lợi2. Hiệp định Giơnevơ Ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ:21/7/1954 ...
Đọc tiếp

Dành cho các bạn đang ôn thi ạ :33 

    ĐỀ CƯƠNG ÔN SỬ LỚP 5

1.Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 

Bắt đầu: 13 /3 / 1954                                                    Kết thúc:17h30’ ngày 7/5/1954

Tấm gương chiến đấu anh dũng của anh Phan Đình Giót

Ý nghĩa:+ Là mốc son chói lọi,khép lại cuộc kháng chiến chống Pháp với kết thúc thắng lợi

2. Hiệp định Giơnevơ 

Ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ:21/7/1954                  Mỹ tìm cách phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ

Nội dung Hiệp định Giơnevơ:

 sông Bến Hải  giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam-Bắc

 Quân Pháp rút khỏi miền Bắc chuyển và miền Nam

Tháng 7/ 1956,nhân dân hai miền Nam Bắc tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước

Âm mưu và hành động của Mỹ sau khi Pháp ký hiệp định Giơ-ne-vơ:

Tìm cách phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ 

Giết hại những chiến sĩ cách mạng và người dân vô tội với chính sách :”tố cộng cộng diệt cộng giết nhầm còn hơn bỏ sót”

3. Đường Trường Sơn/ đường Hồ Chí Minh                                      Ngày mở:19/5/1959

 Mục đích: để đáp ứng nhu cầu chi viện sức người , vũ khí ,lương thực cho miền Nam

Tính đến ngày thống nhất đất nước (30/ 4/1975) đường đã tồn tại gần 6000 ngày đêm

4.Sấm sét đêm giao thừa ( Tết Mậu Thân năm 1968 )

Đêm 30 Tết Mậu Thân 1968 quân dân miền Nam Đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy các địa điểm: Sứ quán Mỹ, Bộ Tổng Tham mưu,Đài phát thanh,sân bay Tân Sơn Nhất,Tổng nha cảnh sát,Bộ tư lệnh Hải Quân,....

5. Hiệp định Paris

Nguyên nhân Mỹ phải ký: thất bại nặng nề về quân sự ở cả 2 miền Nam-Bắc

 Các điểm cơ bản của Hiệp định Paris

Mỹ phải tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

Mỹ phải rút toàn bộ quân Mỹ và đồng minh ra khỏi Việt Nam

Mỹ phải chấm dứt dính líu  quân sự ở Việt Nam

Mỹ phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam

6.Hoàn thành thống nhất đất nước

25/4/1976 Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước Cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1976 Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất họp tại Hà Nội

 Những quyết định quan trọng của kì họp thứ nhất quốc hội khóa VI là:

Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

Quyết định quốc huy

Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng

Quốc Ca là bài Tiến Quân Ca 

Thủ đô là Hà Nội  

Thành phố Sài gòn-Gia định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh

7. Nhà máy thủy điện Hòa Bình        -   Khởi công: 6/11/1979            Hoàn thành: 4 / 4 / 1994

Thời gian 15 năm          Quy mô:Lớn nhất châu Á bấy giờ        Được sự giúp đỡ của Liên Xô

168 người hy sinh trong đó có 11 công nhân Liên Xô

Vai trò của nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước là:

Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ 

Cung cấp nước chống hạn cho một số tỉnh phía Bắc

Cung cấp điện cho mọi miền tổ quốc phục vụ cho sản xuất và đời sống 

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy






 

3
24 tháng 6 2020

mình cũng đúng đề này luôn sao bạn biết vậy

24 tháng 6 2020

nhưng một số câu khác

4 tháng 3 2022

B

4 tháng 3 2022

b nghen

Tìm các tên riêng trong câu chuyện sau và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào?Tác giả bài Quốc tế caƠ-gien Pô-chi-ê sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện đi học. Năm 15 tuổi, ông theo cha làm thợ đóng gói, rồi chạy việc cho một hiệu bán giày. Mãi về sau, ông mới học đọc, học viết và làm thợ in hoa...
Đọc tiếp

Tìm các tên riêng trong câu chuyện sau và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào?

Tác giả bài Quốc tế ca

Ơ-gien Pô-chi-ê sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện đi học. Năm 15 tuổi, ông theo cha làm thợ đóng gói, rồi chạy việc cho một hiệu bán giày. Mãi về sau, ông mới học đọc, học viết và làm thợ in hoa trên vải.

Tháng 3-1871, Pô-chi-ê tham gia Công xã Pa-ri, Công xã thất bại, ông bị truy nã gắt gao, phải trốn trong nhà một người bạn. Chính trong giờ phút khó khăn này, nhớ lại những ngày chiến đấu hào hùng, ông đã sáng tác bài thơ Quốc tế ca. Bài thơ được nhạc sĩ Pi-e Đơ-gây-tê phổ nhạc năm 1888, nhanh chóng truyền đi khắp nơi và trở thành bài ca của giai cấp công nhân thế giới.

Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian !

Vùng lên, hỡi ai cực khổ, bần hàn !

Lời ca hùng tráng vang lên trong các cuộc đấu tranh sục sôi của người lao động có sức mạnh kì lạ, lay động hàng triệu con tim, thôi thúc những người bị áp bức, bóc lột siết chặt hàng ngũ phấn đấu cho một ngày mai tươi sáng, môt thế giới công bằng.

NGUYỄN HOÀNG

1
15 tháng 9 2018

- Các tên riêng trong câu chuyện: Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Pa-ri, Pháp, Công xã Pa-ri, Quốc tế ca.

- Các tên riêng đó được viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên. Giữa các tiếng trong một bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối.

+ Viết hoa chữ cái đầu vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt.

+ Tên một cuộc cách mạng và một tác phẩm cũng viết hoa ở chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó.