K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2019

Ngăn bàn :)))) 

( Trl vui thôi , chứ thực ra mik không bít ) 

5 tháng 5 2019

Bạn nhớ cấu tạo của tim có 4 ngăn không? 
Ngăn tim nào chịu trách nhiệm lớn nhất? Nó phải đưa máu đi khắp cơ thể, ngăn đó có thành cơ tim dày nhất. 
Máu được bơm từ tâm thất trái đi vào động mạch chủ rồi tỏa khắp cơ thể làm nhiệm vụ của nó. Sau đó máu được tập trung về tĩnh mạch chủ rồi đổ về tâm nhỉ phải. Từ tâm nhĩ phải, máu được đưa xuống tâm thất phải. Tại tâm thất phải, tim bơm máu lên tĩnh mạch phổi để vào phổi lấy ô xy và thải khí cacbonic. Sau khi làm mới máu, máu được đưa về tâm nhĩ trái qua tĩnh mạch phổi. Từ tâm nhĩ trái lại về tâm thất trái....tiếp tục vòng tuần hoàn. 
Như vậy thì thành cơ tim dày nhất là thành cơ của ngăn tâm thất trái bạn à. 
Chúc vui vẻ!!!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Theo em, việc ý thức về tình trạng bi đát của hoàn cảnh có thể ngăn trở con người hành động quyết đoán trong cuộc đời là vì: sự khốn khổ của hoàn cảnh không phải khi nào cũng khiến con người bị ủy mị, chán nản mà đôi khi, nó chính là nguồn động lực chính giúp con người vượt qua hoàn cảnh, tự giải thoát cho chính bản thân mình.

1 tháng 5 2018

Được sinh ra trên đời là một diễm phúc đối với mỗi con người. Thế nhưng để tồn tại và sống cho đúng nghĩa, con người luôn phấn đấu để thật sự “thành người” là cả một quá trình đấu tranh. Đế nói về một quan niệm sống cần phải có nghị lực, ý chí, Nguyễn Bá Học có một đúc kết thật hay: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

Câu nói đã mở ra cho ta suy nghĩ về nghị lực sống. Nếu ta xem cuộc đời này là một con đường dài thì những khó khăn thử thách sẽ là những ngọn núi cao, những con sông dài bắt buộc chúng ta phải vượt qua. Nhưng dù cho sông có dài núi có cao thì khi con người có ý chí, nghị lực sống thì chắc chắn sẽ vượt qua được. Ta có thể hiểu nghị lực sống là những cố gắng quyết tâm vượt qua những thử thách trước mắt. Trái lại, khi chúng ta làm một công việc tuy là không khó khăn nhưng với bản chất lo sợ thất bại thì công việc đó sẽ không đi đến thành công. Cũng như câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Không có việc gì khó,

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển;

Quyết chí ắt làm nên”.

Như vậy, ta có thể thấy được câu nói của Nguyễn Bá Học là hoàn toàn đúng. Nghị lực sống là một trong số những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của một người. Con đường đời sẽ không làm phụ lòng những người biết vượt lên trong cuộc sống. Người có nghị lực sẽ tìm được con đường đi đến thành công dù là con đường đó chông gai, khó khăn. Mỗi người sẽ có một con đường đời của riêng mình nhưng điểm chung là tất cả mọi con đường đều có những lúc lên lúc xuống, lúc êm đềm, lúc khó khăn. Chúng ta phải luôn sẵn sàng đối mặt với những gian nan ấy. Tất cả những khó khăn sẽ không là vấn đề to lớn nếu ta bình tĩnh suy nghĩ và có đủ quyết tâm để vượt qua nó. Từ cuộc sống thực tế ta có thể thấy những gia đình khó khăn sau một thời gian làm việc vất vả, cố gắng dành dụm, có nghị lực để vượt qua những gian khổ trước mắt thì sau một thời gian, cuộc sống sẽ mang lại cho họ những thành công. Cũng có thể lấy ví dụ từ trong ghế nhà trường, một học sinh có khả năng tiếp thu bài kém nhưng khi người học sinh ấy có nghị lực để quyết tâm chăm chỉ học tập thì kết quả sẽ được cải thiện. Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của nghị lực sống đối với những ai muốn đi đến được thành công. Con đường Hồ Chí Minh di đến giải phóng dân tộc quả không dễ dàng. Chế Lan Viên từng dùng hình ảnh “viên gạch hồng” mà Bác đã sưởi ấm cả một mùa đông. Đó mới chỉ là một trong cái khó về thiếu thốn vật chất thường ngày mà Bác phải trải qua. Để giác ngộ những trí thức hải ngoại thâu đạt được tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác mà hỗ trợ cũng là cả một vấn đề. Xây dựng được cơ sở Đảng phải trải qua muôn vàn khó khăn; tìm kiếm vũ khí; tranh thù sự ủng hộ của quốc tế, ... Đó là những chặng đường Bác đã trải qua. Những năm tháng tù đày, sống và hoạt động trong vòng bí mật. Sau này giành được hòa bình, con đường Bác phải tiếp tục là làm cho dân no ấm, ... Ôi, biết bao là khó khăn. Vậy mà Bác đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Nếu không có những bản lĩnh phi thường, một trí tuệ vượt bậc và tấm lòng thương dân sâu nặng, thử hỏi làm sao vượt qua con đường ấy?! Bởi vậy, khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, Bác chỉ có mỗi mình trong lặng lẽ, nhưng khi nằm xuống, đã có hàng vạn, hàng vạn trái tim của đồng bào hướng về Hà Nội, hướng về Bác mà rơi lệ tiếc thương. Hằng ngày, ta vẫn thấy những bà mẹ nghèo tần tảo nuôi con. Dẫu cho con họ từng bước lớn lên trong từng chén cơm cơ hàn, nhưng vẫn được đến trường từ gánh hàng rong của mẹ. Điều đó, ta đã từng được nghe, được thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Những đôi vai gầy gò, và gánh hàng còm cõi, họ vẫn đầy nghị lực và khát vọng hướng con đến con đường tươi sáng với những thiết tha cao đẹp. Ngày ngày, ta vẫn thấy biết bao người tật nguyền rong ruổi trên khắp nẻo đường. Họ mưu sinh chân chính và trĩu nặng trong từng bước chân số phận mà lương thiện. Họ đã sống bằng nghị lực phi thường.

Nhưng trong thực tế không phải ai cũng có đủ nghị lực để vượt qua thử thách. Đó là những con người đáng chê trách. Thất bại không phải là mất tất cả, khi chúng ta thất bại thì phải cố gắng đứng dậy. Chính nghị lực sống sẽ giúp chúng ta đứng dậy. Nhưng ngày nay khi gặp phải thử thách, nhiều người đã chọn cách buông xuôi thay vì cố gắng đứng lên. Một loạt người khác trong xã hội ngày nay là chưa làm việc đã sợ thất bại vì những khó khăn mà công việc đặt ra. Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng khó khăn sẽ không vượt qua được, chúng ta cứ thử một lần bước qua những thừ thách, đối mặt với khó khăn thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt, qua được vì nghị lực sẽ làm nên tất cả. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sổng, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải tạo điều kiện đế mỗi cá nhân đối mặt với những thử thách và va chạm trong cuộc sống.

Để mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập, và ý chí thép để đối mặt với mọi khó khăn. Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách.

Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lực sống để vượt qua tất cả, “nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công!”. Là thanh niên, sống không có mục đích, không có lí tưởng, khát vọng, và đặc biệt không có nghị lực vươn lên thì quả thật hổ thẹn biết bao!.

Cầm vàng mà lội qua sông,

Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.



1 tháng 5 2018

Cuộc đời là một hành trình dài mà mỗi người đều phải thực hiện để khẳng định sự tồn tại và giá trị của bản thân. Trên hành trình ấy không chỉ trải những hoa hồng mà còn đầy rãy những khó khăn, thử thách đang đợi chờ, đương đầu với ta. Nếu như ta có đủ nghị lực, lòng kiên trì cũng như bản lĩnh thì ta có thể chinh phục được những khó khăn ấy, đặt chân đến vạch đích cuối cùng. Nhưng ngược lại, nếu như ta yếu đuối, thiếu kiên trì thì tất yếu sẽ bị những khó khăn ấy khuất phục, ta sẽ mang tâm lí e ngại, khó thành công trong bất cứ công việc gì sau đó. Nói về vấn đề này, nhà văn Nguyễn Bá Học đã có một nhận định rất hay: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông

Câu nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” là một nhận định vô cùng đúng đắn và sâu sắc về quá trình thực hiện hành trình chinh phục ước mơ, mục đích sống của con người. Nhà văn nhận định về sự khó khăn trong quá trình thực hiện và đưa ra hai trường hợp mà con người có thể gặp phải khi thực hiện hành trình ấy, một là khuất phục, hai là đương đầu và vượt qua. Tùy theo hành động, cách thức thực hiện mà con người cũng tự tạo ra cho mình một loại tâm lí riêng biệt, e ngại hay chinh phục.

“Đường đi” ở đây ta có thể hiểu đó chính là hành trình của con người trong việc thực hiện ước mơ hay mục đích nào đó. Hình ảnh đường đi cũng có thể hiểu đó chính là biểu tượng cho đường đời của mỗi người. Trên con đường đó, con người sẽ gặp rất nhiều những điều mới mẻ, thú vị nhưng cũng không thiếu những khó khăn, thử thách đang đợi chúng ta trên mỗi con đường ấy. Bởi vậy mà hành trình thực hiện nó vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi người.

Ở đây, nhà văn Nguyễn Bá Học đã nhận thức được bản chất của hành trình đến thành công đó, nhà văn khẳng định, đó là một đường đi khó. Bởi không có một thành công nào không phải trải qua những mũi gai. Nhưng, nếu đọc cả nhận định của nhà văn “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”, thì ta có thể thấy, mục đích hướng tới không phải là khẳng định đường đi khó mà chỉ ra nguyên nhân mà đường đi khó, đó chính là bởi tâm lí đón nhận của mỗi người có sự khác nhau.

Nhà văn Nguyễn Bá Học đã chỉ ra đường đi khó, nhưng nguyên nhân của nó cũng rất đa dạng, trước hết nhà văn phủ định yếu tố hoàn cảnh “không khó vì ngăn sông cách núi”. Sông và núi ở đây không phải sử dụng với ý nghĩa vốn có của nó mà được dùng với ý nghĩa biểu tượng, sông và núi là những chướng ngại đầy khó khăn, chắc chở mà con người có thể gặp phải trong hành trình của mình. Nói về những khó khăn nhưng không phải nhằm mục đích khẳng định mà nhà văn phủ định nó bằng từ “không”.

Thông thường, những hoàn cảnh, điều kiện khó khăn tạo ra những trở ngại cho con người trong việc thực hiện một điều gì đó, nó có thể làm cho con người cảm thấy khó khăn, bế tắc, thậm chí là tuyệt vọng, hậu quả là chúng ta không thể đi đến đích của cuộc hành trình. Nhưng, ở đây, nhà văn Nguyễn Bá Học đã phủ định hoàn toàn yếu tố hoàn cảnh, yếu tố khách quan đó mà nhấn mạnh đến nguyên nhân thứ hai, nguyên nhân khiến cho đường đi trở nên khó khăn.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc nhận thức đường đi khó mà nhà văn Nguyễn Bá Học đưa ra ở đây chính là vấn đề về tâm lí, thái độ của con người trong việc đối diện với những khó khăn ấy “lòng người ngại núi e sông”. Lời khẳng định của tác giả khiến chúng ta chợt nhận ra một thực tế, đó chính là xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh, bất cứ thất bại nào xảy đến thì con người cũng cho rằng đó là do hoàn cảnh. Nhưng ta đã không nhận ra rằng đó hoàn toàn là vấn đề ở nhận thức của ta về những khó khăn ấy. Nếu ta e sợ nó thì hành động cũng thiếu quyết đoán, chính xác, thành thử chính chúng ta mới là người làm cho đường đi của mình khó.

Câu nói của nhà văn Nguyễn Bá Học “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” mang tính đúng đắn, là một lời cảnh tỉnh đối với chúng ta về thái độ cũng như cách ứng xử với những khó khăn của bản thân. Hãy sống lạc quan, đối diện với những khó khăn bằng sự chủ động và bản lĩnh, lòng kiên trì, có được như vậy thì ta mới có thể chạm tay vào thành công, như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

5 tháng 1 2019

=> Đáp án B

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. (…) Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn (…)Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. (…) Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn (…)

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất….

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới diệu kì của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh....

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng….

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã…. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. (…)

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

(...)

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình…. Con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.

(Trích Thư của tổng thống Mĩ A.Lin-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình,

trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004)

Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình?

1
16 tháng 6 2018

HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

+ Cơ bắp và trí tuệ: sức lao động giúp nuôi sống bản thân mỗi người, cải thiện cuộc sống, đem lại vị thế, hạnh phúc cho con người.

+ Trái tim và tâm hồn: nhân cách, lương tâm của mỗi con người.

=> Ý kiến trên thể hiện quan điểm giáo dục đúng đắn: Nền giáo dục hiện đại cần dạy cho thế hệ trẻ một cái đầu tỉnh táo khôn ngoan, biết nhận đúng giá trị sức lao động của mình và tìm ra người trả giá tương xứng với giá trị ấy. Đồng thời cũng nhấn mạnh việc giáo dục nhân cách, biết gìn giữ tâm hồn trong sáng của con người trong mọi hoàn cảnh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Văn bản Trái tim Đan-kô có 2 người kể chuyện: bà I-déc-ghin và nhân vật "tôi".

- Hai người kể 2 câu chuyện:

+ Nhân vật “tôi” kể về bà lão I-dec-ghin.

+ Bà lão I-dec-ghin kể câu chuyện về Đan-kô cho nhân vật “tôi” nghe.

31 tháng 7 2023

Văn bản Trái tim Đan-kô có 2 người kể chuyện được thay đổi linh hoạt.

-> Đó là lời kể của bà I-déc-ghin và của nhân vật "tôi".

 
11 tháng 1 2018

Trường hợp a và e không cần viết tiểu sử tóm tắt, còn lại các trường hợp khác đều phải viết tiểu sử, tóm tắt

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Văn bản giúp em hiểu ra rằng nỗi đau của những người bị khiếm khuyết trên cơ thể phải gánh chịu là rất lớn và họ phải chịu đựng, chấp nhận nó bằng nghị lực phi thường.

- Mỗi người chúng ta cần cảm thông, chia sẻ và cổ vũ họ trong mọi việc bởi họ là những người đã gánh chịu nhiều nỗi đau và họ rất dễ bị tổn thương. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ của chúng ta cũng phải thực sự khéo léo bởi đôi khi nó có thể bị hiểu nhầm thành sự thương hại. Và một điều tuyệt đối rằng chúng ta không được phép kì thị họ.

31 tháng 8 2023

Tham khảo:
 

Trong phần 2, người viết đã tạo ra ba luận điểm để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù:

* Luận điểm 1: Ánh sáng chói lóa của con người tài đức vẹn toàn trong ngục tù tăm tối, toàn kẻ tiểu nhân:

- Lí lẽ: 

+ Trích dẫn: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”.

→ Sự chiến thắng của ánh sáng tri thức, của cái đẹp, cái tài, luôn tỏa sáng dù bất kì nơi đâu.

* Luận điểm 2: Tinh thần cứng rán, gan góc của những người mang nhân cách cao thượng:

- Lí lẽ: 

+ Tinh thần ấy rất phù hợp với một dân tộc luôn phải đương đầu với những bọn xâm lược, với bạo lực hung hăng nhất.

+ Huấn Cao và người quản ngục đều là những người mang trong mình tinh thần như thế. Một người dù bị phán tử nhưng vẫn không hề sợ hãi. Một người dù là người đứng đầu một trại giam nhưng lại là người yêu thích cái đẹp và không ngần ngại đi xin chữ một người tử tù.

* Luận điểm 3: Thái độ của Huân Cao với người quản ngục.

- Lí lẽ: 

+ Huấn Cao lúc đầu coi thường viên cai ngục nhưng khi chứng kiến những cử chỉ đẹp va thái độ với cái đẹp của viên quản ngục thì nhận ra tầm lòng và con người thật của ông.

Phân tích, viên cai ngục vẫn cúi đầu, nói chuyển thể hiện sự kính cẩn với Huấn Cao.