K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2018

Sau Tết, những buổi sớm mai thường se lạnh. Ngôi trường cấp một nhỏ nhắn còn ẩn hiện trong màn sương mỏng lửng lơ. Tuy mùa đông đã cởi chiếc áo xanh của mình để đón rước nàng xuân, thế mà ngôi trường vẫn còn như ngủ rất kỹ trong khí trời có gió heo may…

Rồi ông mặt trời ló dạng. Nắng rải vàng sân trường, nắng như những lớp bụi óng len lỏi vào trong lớp học. Nắng rực rỡ và chiếu sáng các khuôn mặt đầy sức xuân của lớp tôi. Ngôi trường đã thức dậy.

Tụ tập tại lớp là các bạn nhỏ lớp 1A chúng tôi. Ai cũng hăng hái kể chuyện ngày xuân trong dịp nghỉ Tết vừa qua. Bé Mai với bím tóc mềm hoe hoe vàng, ngúng nguẩy đôi bướm trên đầu trông thật dễ thương. Bạn ấy khoe: "Năm nay, mẹ tôi đưa tôi xuống thuyền, dắt tôi về với ngoại nè, ở quê ngoại lạ lắm nghe, có dừa nước, có cây bần mà quả của nó chắc là ăn ngon lắm!" Nam là một cậu bé lí lắc nhất lớp tôi cướp lời: "Tớ cũng về quê nội của tớ chứ bộ. Ở đó cũng có bần, tớ đã ăn nó rồi, chát ơi là chát, đâu ngon lành gì! Nghe nói ăn nhiều là chết vì ngộ độc đấy!…".

Bỗng có tiếng nói từ bức tường trước mặt: "Các bạn ơi, cho tôi tâm sự vài lời cùng các bạn với!". Tất cả chúng tôi ngơ ngác, mọi người đều đưa cặp mắt nhìn lên tấm bảng đen và quay lại nhìn nhau.

"Ai vậy kìa…" – Mai lúng túng.

"Chẳng lẽ bảng lại nói được sao" – Nam im thin thít rồi nghi ngờ hỏi.

"Đúng đấy, chính tôi là Bảng Đen đang nói với các bạn đấy! Các bạn có cho tôi được nói đôi lời đầu năm mới không?".

Mai chau mày:

"Nhưng mà Bảng ơi, "tâm sự" là cái gì, tôi không hiểu!".

Ừ nhỉ, sao lại không nói chuyện như tụi mình mà lại "tâm sự"? "tâm sự" nghĩa là bạn định bày trò chơi cho chúng tôi phải không hở Bảng? – Nam cũng thắc mắc như Mai.

Không đâu, tâm sự nghĩa là chúng mình trò chuyện thân mật với nhau đấy mà!

À, vậy thì Bảng cứ nói chuyện với chúng tôi đi. Đầu năm nghe Bảng nói chuyện chắc cũng thú vị lắm đây! Nam lên tiếng.

Bảng Đen chậm rãi tiếp lời: "Chắc có lẽ từ khi bước vào lớp học này, cho đến hôm nay, đã bao lần các bạn theo bàn tay cô giáo nhìn thấy những chữ viết và những con số. Nhưng đã có bạn nào nghĩ và chú ý đến tôi chưa? Tôi không tự khoe mình đâu nhưng cũng thật là tủi thân khi thấy mình làm việc có ích cho mọi người mà lại bị mọi người hất hủi và hành hạ.

Ủa, đã có ai đốì xử tệ với Bảng Đen thế hở bạn? Mai lên tiếng cắt ngang lời Bảng Đen.

Bạn hãy nhìn lên mặt bên phải của tôi thì rõ. Bạn có thấy những vết dao rạch chằng chịt với việc khắc những chữ a, b, c xiêu xọ không thể xóa được trên mặt tôi đấy không? Và phía bên trái, bạn không thấy một mảng sơn của tôi đã bị bong ra do một quả banh các bạn đá trong lớp đập vào đó sao? Bạn hãy nhìn góc dưới của tôi đi, nó bị vênh ra và gãy mép, đó là do các bạn treo tôi trên hai sợi dây thép nhỏ xíu cho nên một lần các bạn níu lấy tôi để quét mạng nhện và tôi rớt xuống mới ra cơ sự đó…

Bảng ơi, bạn trách chúng tôi nhiều quá đấy, đầu năm như vậy là chúng tôi không hên tí nào. Sao bạn không trách người nào đã kẻ trên mặt bạn cơ man là những ô vuông? Nam trách Bảng.

Bảng giải thích: Ồ, vậy là bạn đã nghĩ sai cho người ta rồi. Nếu không có những ô vuông đó thì các bạn khó lòng mà tập viết cho đúng dòng, đúng ô ở trong tập. Nó cần thiết hơn là bạn tưởng… Đấy, có những đường rạch nó cần thiết và có những đường rạch nó nguy hại như thế đó.

Nam cúi đầu xấu hổ. Hình như thủ phạm của những chữ cái được khắc vào Bảng là do chính bạn ấy thiếu suy nghĩ mà có.

Bảng Đen bỗng chuyển lời nhỏ nhẹ:

– Các bạn ơi, tôi nói để các bạn biết những sai lầm của mình mà sửa, chứ tôi đâu có trách móc nặng lời đâu. Tôi hy vọng là tôi sẽ được buộc chặt hơn, chứ cứ đứng thế này tôi e sợ một ngày nào mình lại bị đổ đánh rầm như dạo nọ… Các bạn ạ, lớp học này đón các bận từ trường mẫu giáo lên đây đầu tiên chính là tôi. Và cũng chính tôi giúp các bạn tròn miệng tập nói chữ wO" lần đầu tiên. Các bạn còn nhớ cái ngày cô giáo viết nắn nót trong ô vuông chữ "O" khá to và sau đó cả cô trò cùng đọc. Rồi cô bảo các bạn theo đúng mẫu trên mặt tôi mà viết vào trong tập. Từ đó đến nay, bao nhiêu bài học đã qua đi, bao nhiêu lần mặt tôi được viết và được bôi xóa. Tôi hy vọng các bạn sè không phụ lòng cô giáo và nếu bạn nào còn biết cảm ơn tôi thì ráng mà học hành cho giỏi. Tôi cũng khuyên các bạn đừng có nghịch phá, đừng nói chuyện riêng và đừng ngủ gục ở trong lớp. Ở trên tường này mỗi lúc nhìn thấy vậy, tôi buồn quá và hôm nay mới có dịp được tâm sự với các bạn đấy! Một năm mới nữa đã đến. Các bạn thêm một tuổi thì tôi chúc các bạn cũng thêm nhiều kiến thức và thêm nhiều việc tốt…

Tiếng trống đánh báo giờ vào học. Bảng Đen im lặng, chúng tôi ngồi im không động đậy. Cứ y như một giấc mơ Mai vẫn đang tròn xoe mắt nhìn Bảng rất ngạc nhiên. Nam cúi đầu đượm chút buồn rầu. Tôi đành lên tiếng: – "Cảm ơn bạn rất nhiều Bảng Đen ạ, chúng tôi xin hứa sẽ nghe lời khuyên chân tình của bạn. Và ngay cuối buổi học này chúng tôi sẽ treo bạn bằng sợi dây chì to và chắc hơn".

Cô giáo đi vào lớp, chúng tôi nghiêm trang đứng dậy chào. Buổi học đầu năm bắt đầu…

6 tháng 12 2018

* Mở bài: Nêu hoàn cảnh thời gian, không gian xảy ra sự việc.
* Thân bài:
- Kể diễn biến sự việc theo một trình tự:
- Mọi người trong lớp đang kể chuyện vui ngày Tết.
- Bảng Đen cũng lên tiếng ngỏ lời tâm sự.
- Lời khuyên của Bảng Đen
* Kết bài:
- Trống báo vào lớp
- Một bạn thay mặt lớp cảm ơn Bảng Đen
- Cô giáo vào lớp buổi học bắt đầu.

2 tháng 4 2021

Sau Tết, những buổi sớm mai thường se lạnh. Ngôi trường cấp một nhỏ nhắn còn ẩn hiện trong màn sương mỏng lửng lơ. Tuy mùa đông đã cởi chiếc áo xanh của mình để đón rước nàng xuân, thế mà ngôi trường vẫn còn như ngủ rất kỹ trong khí trời có gió heo may…

Rồi ông mặt trời ló dạng. Nắng rải vàng sân trường, nắng như những lớp bụi óng len lỏi vào trong lớp học. Nắng rực rỡ và chiếu sáng các khuôn mặt đầy sức xuân của lớp tôi. Ngôi trường đã thức dậy.

 

Tụ tập tại lớp là các bạn nhỏ lớp 1A chúng tôi. Ai cũng hăng hái kể chuyện ngày xuân trong dịp nghỉ Tết vừa qua. Bé Mai với bím tóc mềm hoe hoe vàng, ngúng nguẩy đôi bướm trên đầu trông thật dễ thương. Bạn ấy khoe: "Năm nay, mẹ tôi đưa tôi xuống thuyền, dắt tôi về với ngoại nè, ở quê ngoại lạ lắm nghe, có dừa nước, có cây bần mà quả của nó chắc là ăn ngon lắm!" Nam là một cậu bé lí lắc nhất lớp tôi cướp lời: "Tớ cũng về quê nội của tớ chứ bộ. Ở đó cũng có bần, tớ đã ăn nó rồi, chát ơi là chát, đâu ngon lành gì! Nghe nói ăn nhiều là chết vì ngộ độc đấy!…".

2 tháng 4 2021

cảm ơn bạn nha

 

1 tháng 3 2020

Bạn tham khảo nhé !

Sau Tết, những buổi sớm mai thường se lạnh. Ngôi trường cấp một nhỏ nhắn còn ẩn hiện trong màn sương mỏng lửng lơ. Tuy mùa đông đã cởi chiếc áo xanh của mình để đón rước nàng xuân, thế mà ngôi trường vẫn còn như ngủ rất kỹ trong khí trời có gió heo may...

Rồi ông mặt trời ló dạng. Nắng trải vàng sân trường, nắng như những lớp bụi óng len lỏi vào trong lớp học. Nắng rực rỡ và chiếu sáng các khuôn mặt đầy sức xuân của lớp tôi. Ngôi trường đã thức dậy.

Tụ tập tại lớp là các bạn nhỏ lớp 1A chúng tôi. Ai cũng hăng hái kể chuyện ngày xuân trong dịp nghỉ Tết vừa qua. Bé Mai với bím tóc mềm hoe hoe vàng, ngúng nguẩy đôi bướm trên đầu trông thật dễ thương. Bạn ấy khoe: "Năm nay, mẹ tôi đưa tôi xuống thuyền, dắt tôi về với ngoại nè, ở quê ngoại lạ lắm nghe, có dừa nước, có cây bần mà quả của nó chắc là ăn ngon lắm!" Nam là một cậu bé lí lắc nhất lớp tôi cướp lời: "Tớ cũng về quê nội của tớ chứ bộ. Ở đó cũng có bần, tớ đã ăn nó rồi, chát ơi là chát, đâu ngon lành gì! Nghe nói ăn nhiều là chết vì ngộ độc đấy!...".

Bỗng có tiếng nói từ bức tường trước mặt: "Các bạn ơi, cho tôi tâm sự vài lời cùng các bạn với!". Tất cả chúng tôi ngơ ngác, mọi người đều đưa cặp mắt nhìn lên tấm bảng đen và quay lại nhìn nhau.

"Ai vậy kìa..." - Mai lúng túng.

"Chẳng lẽ bảng lại nói được sao" - Nam im thin thít rồi nghi ngờ hỏi.

"Đúng đấy, chính tôi là Bảng Đen đang nói với các bạn đấy! Các bạn có cho tôi được nói đôi lời đầu năm mới không?".

Mai chau mày:

"Nhưng mà Bảng ơi, "tâm sự" là cái gì, tôi không hiểu!".

Ừ nhỉ, sao lại không nói chuyện như tụi mình mà lại "tâm sự"? "tâm sự" nghĩa là bạn định bày trò chơi cho chúng tôi phải không hở Bảng? - Nam cũng thắc mắc như Mai.

Không đâu, tâm sự nghĩa là chúng mình trò chuyện thân mật với nhau đấy mà!

À, vậy thì Bảng cứ nói chuyện với chúng tôi đi. Đầu năm nghe Bảng nói chuyện chắc cũng thú vị lắm đây! Nam lên tiếng.

Bảng Đen chậm rãi tiếp lời: "Chắc có lẽ từ khi bước vào lớp học này, cho đến hôm nay, đã bao lần các bạn theo bàn tay cô giáo nhìn thấy những chữ viết và những con số. Nhưng đã có bạn nào nghĩ và chú ý đến tôi chưa? Tôi không tự khoe mình đâu nhưng cũng thật là tủi thân khi thấy mình làm việc có ích cho mọi người mà lại bị mọi người hắt hủi và hành hạ.

Ủa, đã có ai đối xử tệ với Bảng Đen thế hở bạn? Mai lên tiếng cắt ngang lời Bảng Đen.

Bạn hãy nhìn lên mặt bên phải của tôi thì rõ. Bạn có thấy những vết dao rạch chằng chịt với việc khắc những chữ a, b, c xiêu xọ không thể xóa được trên mặt tôi đấy không? Và phía bên trái, bạn không thấy một mảng sơn của tôi đã bị bong ra do một quả banh các bạn đá trong lớp đập vào đó sao? Bạn hãy nhìn góc dưới của tôi đi, nó bị vênh ra và gãy mép, đó là do các bạn treo tôi trên hai sợi dây thép nhỏ xíu cho nên một lần các bạn níu lấy tôi để quét mạng nhện và tôi rớt xuống mới ra cơ sự đó...

Bảng ơi, bạn trách chúng tôi nhiều quá đấy, đầu năm như vậy là chúng tôi không hên tí nào. Sao bạn không trách người nào đã kẻ trên mặt bạn cơ man là những ô vuông? Nam trách Bảng.

Bảng giải thích: Ồ, vậy là bạn đã nghĩ sai cho người ta rồi. Nếu không có những ô vuông đó thì các bạn khó lòng mà tập viết cho đúng dòng, đúng ô ở trong tập. Nó cần thiết hơn là bạn tưởng... Đấy, có những đường rạch nó cần thiết và có những đường rạch nó nguy hại như thế đó.

Nam cúi đầu xấu hổ. Hình như thủ phạm của những chữ cái được khắc vào Bảng là do chính bạn ấy thiếu suy nghĩ mà có.

Bảng Đen bỗng chuyển lời nhỏ nhẹ:

- Các bạn ơi, tôi nói để các bạn biết những sai lầm của mình mà sửa, chứ tôi đâu có trách móc nặng lời đâu. Tôi hy vọng là tôi sẽ được buộc chặt hơn, chứ cứ đứng thế này tôi e sợ một ngày nào mình lại bị đổ đánh rầm như dạo nọ... Các bạn ạ, lớp học này đón các bạn từ trường mẫu giáo lên đây đầu tiên chính là tôi. Và cũng chính tôi giúp các bạn tròn miệng tập nói chữ wO" lần đầu tiên. Các bạn còn nhớ cái ngày cô giáo viết nắn nót trong ô vuông chữ "O" khá to và sau đó cả cô trò cùng đọc. Rồi cô bảo các bạn theo đúng mẫu trên mặt tôi mà viết vào trong tập. Từ đó đến nay, bao nhiêu bài học đã qua đi, bao nhiêu lần mặt tôi được viết và được bôi xóa. Tôi hy vọng các bạn sẽ không phụ lòng cô giáo và nếu bạn nào còn biết cảm ơn tôi thì ráng mà học hành cho giỏi. Tôi cũng khuyên các bạn đừng có nghịch phá, đừng nói chuyện riêng và đừng ngủ gục ở trong lớp. Ở trên tường này mỗi lúc nhìn thấy vậy, tôi buồn quá và hôm nay mới có dịp được tâm sự với các bạn đấy! Một năm mới nữa đã đến. Các bạn thêm một tuổi thì tôi chúc các bạn cũng thêm nhiều kiến thức và thêm nhiều việc tốt...

Tiếng trống đánh báo giờ vào học. Bảng Đen im lặng, chúng tôi ngồi im không động đậy. Cứ y như một giấc mơ Mai vẫn đang tròn xoe mắt nhìn Bảng rất ngạc nhiên. Nam cúi đầu đượm chút buồn rầu. Tôi đành lên tiếng: - "Cảm ơn bạn rất nhiều Bảng Đen ạ, chúng tôi xin hứa sẽ nghe lời khuyên chân tình của bạn. Và ngay cuối buổi học này chúng tôi sẽ treo bạn bằng sợi dây chì to và chắc hơn".

Cô giáo đi vào lớp, chúng tôi nghiêm trang đứng dậy chào. Buổi học đầu năm bắt đầu...

2 tháng 3 2020

thank you very much😊 😊

14 tháng 3 2020

Tết là một lễ hội quốc gia và gia đình. Vào dịp Tết, các hội chợ xuân được tổ chức, đường phố và các công trình công cộng được trang trí rực rỡ và hầu hết các cửa hàng đều đông đúc với người mua sắm Tết. Ở nhà, mọi thứ đều được dọn dẹp, thức ăn đặc biệt được nấu chín, các món ăn, nước ngọt, hoa và trầu được bày sẵn. Từ sáng sớm tinh mơ ngày mùng 1 Tết, em và mẹ đã dạy từ rất sớm để dọn và bày mâm cỗ lên bàn thờ. Em còn cắm một lọ hoa thật là đẹp giúp mẹ đặt lên bàn. Bố em và anh trai em thì bày mâm cỗ tại phòng khách để chuẩn bị đón khách tới chúc Tết đầu năm. Ôi! Không khí ngày đầu năm thật là vui biết bao, em rất thích ngày Tết!

14 tháng 3 2020

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày Tết cổ truyền.

Văn mẫu lớp 8

Ngày Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày Tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết nguyên đán hay Tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu và tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho Tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày Tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày Tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp Tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.

Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây... Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ Tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày Tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày Tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày Tết.

Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày Tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày Tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:(1)  Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình.(2)  Kể chuyện về một người bạn tôt.(3)  Kỉ niệm ngày thơ ấu.(4)  Ngày sinh nhật của em(5)  Quê em đối mới(6)  Em đã lớn rồi.Câu hỏi:a)Lời đề văn (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?b)Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự...
Đọc tiếp

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:

(1)  Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình.

(2)  Kể chuyện về một người bạn tôt.

(3)  Kỉ niệm ngày thơ ấu.

(4)  Ngày sinh nhật của em

(5)  Quê em đối mới

(6)  Em đã lớn rồi.

Câu hỏi:

a)Lời đề văn (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?

b)Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự không?

c) Từ trọng tâm trong mỗi từ trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nôi bật điều gì?

d)Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?

1
3 tháng 7 2017

- Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”

- Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.

- Những đề kể việc:

     + Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

     + Ngày sinh nhật của em

     + Quê em đổi mới

- Những đề kể về người:

     + Kể về một người bạn tốt

     + Em đã lớn rồi

8 tháng 5 2019

                                                      Bài làm tham khảo

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi. 

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng... 

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

​Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. 

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. 

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. 

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

Tk cho mk đi.

14 tháng 1 2018

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.

Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

Nhớ tk mk nha

16 tháng 6 2016

tham khảo nah

Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người,làng quê Việt nam.Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh-nền văn minh lúa nước.

Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau

Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc,lúa cũng là cây lương thực chính của người dân VN nói riêng và người dân châu á nói chung.Cây lúa ,hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân VN coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây lúa,chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng này hay dạng khác.Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế,xã hội mà còn có giá trị lịch sử,bởi lich sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc VN,in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước.Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị.

Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước,hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc.....cho đến nay vẫn là nền kinh tế của cả nước.
----------------------------------------
Tham khảo nhé .

còn nhớ trong bài thơ nào đó ở chương trình cấp tiểu học một câu thơ:

Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Lời thơ quả không sai, lịch sử Việt Nam đã chứng minh Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đất nước ta khởi nghiệp là nghề trồng lúa mà lại, bên những bản làng xóm thôn, những triền sông, con suối những cánh đồng xanh thẳm trải dài tận chân trời như dấu hiệu cho du khách nhận ra đất nước chúng ta- một đất nước có nghề nông với sự gắn bó của con người cùng cây lúa nước.

Lúa là cái tên có từ bao giờ trong lời ăn tiếng nói cũng như trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính từ việc ươm mầm những hạt thóc căng tròn vàng óng. Hạt thóc được người nông dân ngâm ủ lên mầm gieo xuống một lớp bùn dặc sếnh phát triển thành những cây mạ xanh non. Sau khi người nông dân cày bừa kĩ, đầy tháng được nhổ lên bó lại thành bó trông như những cô thiếu nữ thắt đáy lưng ong trong bộ đầm mầu xanh khuyến rũ. Rồi dưới bàn tay khéo léo nhẹ nhàng người mẹ, người bà, người chị thoăn thoắt cắm xuống bùn sâu mầu mỡ. Người nông dân ngày đêm chăm chút cho cây lúa lớn nhanh và khoẻ mạnh, không phụ lòng người chăm sóc cây lúa phát triển rất nhanh thành những ruộng lúa mênh mông, bát ngát, bờ nối bờ, thăm thẳm. Chẳng mấy chốc, ba, bốn tháng trôi qua từ cây mạ non đã trở thành cánh đồng lúa màu vàng như thảm lụa, báo hiệu mùa bội thu. 

Lúa phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mạ non, mảmh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo cũng như đe doạ của những côn trùng gây hại. Dưới bàn tay cần cù và tình thương yêu của người nông dân cây mạ cũng trải qua được mùa đông giá rét của vụ đông xuân. nắng ửng hồng, bà già mùa đông cũng mệt mỏi đi nghỉ nhường chỗ cho chị mùa xuân ấm ạp trở về. Chỉ chờ có thế cây mạ xanh non trở lại, cây mạ lại được những bà mẹ nhổ lên đem ra ruộng cấy . Họ thi nhau cấy lúa thẳng hàng với lời ca và cũng là lời nhắc nhở nhau cấy đúng kĩ thuật để cây lúa cho năng xuất cao “Ngửa tay cấy lúa thẳng hàng, vừa hàng sông, đông hàng con, tròn cây lúa, nó múa nó lên”. Lúa cứ thế mà lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân. Nó sinh sôi nảy nở thành những khóm lúa to chật đất, lúa rì rào trong gió như kể chuyện ngày xưa lang Liêu cấy lúa lấy hạt gạo làm bánh chưng bánh giầy trong ngày lễ tiên vương. Những lá lúa như lưới lề nhưng yểu điệu duyên dáng như hàng nghìn cánh tay đùa giớn với gió tạo thành những đợt sóng lúa nhấp nhô dưới nắng chiều vàng óng. Với câu ca của người nông dân khuyên nhủ nhau “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, họ đã chăm sóc cho cây lúa phát triển, không phụ lòng dân, cây lúa ba tháng mười ngày sau khi cấy đã trổ bông rồi làm mẩy chín vàng cho những hạt gạo trắng ngần nuôi sống con người.

Cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà ...cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trỏ thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Cây lúa ở Việt Nam được người nông dân canh tác hai vụ chính là lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Cây lúa cũng có rất nhiều loại, nhưng có hai loại khác biệt là: lúa tẻ, và lúa nếp. Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa lếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các lôại bánh như : Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa.

Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
--------------------------------------------------------------------

Nước Việt Nam ta hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Khoảng 90% dân số nước ta sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, cây lúa đóng vai trò chủ yếu. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật , thấm vào từng tấc đất cho cây lúa ươm mầm vươn lên mượt mà xanh tốt. Đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước.

Thế nhưng, có mấy ai trong chúng ta biết rõ về cây lúa?

Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Muốn lấy hạt gạo bên trong, con người phải trải qua nhiều công đoạn: gặt lúa, trục lúa về, phơi cho hạt thật khô. Sau đó đổ lúa vào trong cối, dùng chày mà giã liên tục cho lớp vỏ trấu bong tróc ra. Kế tiếp phải sàng sảy để lựa ra hạt gao chắc mẩy… Sau này, máy móc đã thay dần cho sức người, năng suất tăng dần theo thời gian, nhưng ở những vùng cao người ta vẫn dùng chày để giã gạo. Tiếng chày “cụp, cum” văng vẳng trong đêm gợi lên một cuộc sống lao động thanh bình mang đậm bản sắc riêng của người dân Việt.

Cây lua ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng, từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau. Ở miền Bắc với những đồng chiêm trũng, người ta chọn lúa chiêm thích hợp với nước sâu để cấy trồng, miền Nam đồng cạn phù sa màu mỡ hợp với những giống lúa cạn. Ở những vùng lũ như Tân Châu, Châu Đốc, Mộc Hoá, Long Xuyên người ta chọn loại lúa “trời” hay còn gọi là lúa nổi, lúa nước để gieo trồng. Gọi là lúa “trời” vì việc trồng tỉa người nông dân cứ phó mặc cho trời. Gieo hạt lúa xuống đồng, gặp mùa nước nổi, cây lúa cứ mọc cao dần lên theo con nước. Đến khi nước rút, thân lúa dài nằm ngã rạp trên đồng và bắt đầu trổ hạt. Người dân cứ việc vác liềm ra cắt lúa đem về.

Ngày nay, ngành nghiên cứu nuôi trồng phát triển đã cho ra đời nhiều loại lúa ngắn ngày có năng suất cao như NN8, Thần Nông 8, ÔM, IR66…

Theo điều kiện khí hậu và thời tiết nước ta, cây lúa thường được trồng vào các vụ mùa sau: miền Bắc trồng vào các vụ lúa chiêm, lúa xuân, miền Nam chủ yếu là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu. Các loại lúa ngắn ngày thường không bị ảnh hưởng bởi vụ mùa.

Cây lúa đã mang đến cho dân ta hai đặc sản quí từ lâu đời. Đó là bánh chưng, bánh giầy và cốm. Bánh chưng bánh giầy xuất hiện từ thời Hùng Vương, biểu tượng cho trời và đất. Người Việt ta dùng hai thứ bánh này dâng cúng tổ tiên và trời đất vào những dịp lễ tết. Nó trở thành đặc sản truyền thống của dân tộc Việt.

Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này sang đời khác đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Nhắc đến cốm, không đâu ngon bằng cốm làng Vòng ở gần Hà Nội..

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dực vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

8 tháng 7 2016

M​inh co quan diem giong ban nguyen thi anh