K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a. Nhiều họa sĩ thủ đô, khi vẽ tranh phố cổ Hà Nội, thường vẽ vào đó một vài chiếc xích lô như một cách trang trí cho tác phẩm của mình.

=> Không chuyển được trạng ngữ xuống cuối câu vì:

+ Làm thay đổi nghĩa của câu

+ Hiểu sai ý tác giả muốn truyền tải thông qua câu văn

+ Làm ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của người đọc

4 tháng 2 2021

 1.nhiều họa sĩ thủ đô

 2.trong kho tàng rối nc của VN

 3.vừa đến bến xe

  4.do sự phát triển kinh tế

  5.một thời gian dài trc đây

  

Khi nhận được lệnh trở ra miền bắc để cùng các họa sĩ ngoài Hà Nội chuẩn bị một cái triển lãm ở nước ngoài, thì tất cả tranh và ký họa của tôi vẽ trong mấy năm đã chất lên đầy một cái sạp lán giữa rừng căn cứ. Tôi lọc lấy chỉ độ một phần ba, vậy mà trên đường tôi đi ra, các đồng chí phụ trách các trạm giao liên trên từng chặng từng chặng một, phải thay phiên nhau cử một chiến sĩ của...
Đọc tiếp

Khi nhận được lệnh trở ra miền bắc để cùng các họa sĩ ngoài Hà Nội chuẩn bị một cái triển lãm ở nước ngoài, thì tất cả tranh và ký họa của tôi vẽ trong mấy năm đã chất lên đầy một cái sạp lán giữa rừng căn cứ. Tôi lọc lấy chỉ độ một phần ba, vậy mà trên đường tôi đi ra, các đồng chí phụ trách các trạm giao liên trên từng chặng từng chặng một, phải thay phiên nhau cử một chiến sĩ của trạm đi theo "thồ" tranh cho tôi.

Hôm đó, đoàn chúng tôi đi qua một vùng trên đất bạn nổi tiếng nhiều biệt kích, lại rất đói, cũng là cái "rốn" của bệnh sốt rét. Chúng tôi được nghỉ lại một ngày để dưỡng sức, lán của nhóm khách đi đường chúng tôi dựng ngay trên đầu một cái lán khác của anh em chiến sĩ trong trạm. Buổi trưa, tôi đang ngồi vẩn vơ ghi mấy cái dáng hòn đá, thân cây trước lán nghỉ của mình, thì trông thấy một người chiến sĩ nước da xam xám và cặp môi thâm sì đang leo mấy bậc dốc từ lán dưới đi lên. Người chiến sĩ đi thẳng đến trước mặt tôi ngồi xuống xem tôi vẽ. Rồi sau mấy câu chuyện làm quen, người chiến sĩ tha thiết thỉnh cầu tôi vẽ cho anh một bức chân dung(*).

Tôi bỗng thấy tự ái. Tôi là một họa sĩ, chứ đâu phải một anh thợ vẽ truyền thần (!) Tôi từ chối khéo bằng cái mặt lạnh lùng. Người chiến sĩ tỏ vẻ phật ý, anh nhìn vào cái mặt lạnh lùng của tôi một thoáng rồi lẳng lặng quay lưng lại tôi, chậm rãi đi xuống dưới những cái bậc dốc.

Hôm đó, đoàn chúng tôi đi qua một vùng trên đất bạn nổi tiếng nhiều biệt kích, lại rất đói, cũng là cái "rốn" của bệnh sốt rét. Chúng tôi được nghỉ lại một ngày để dưỡng sức, lán của nhóm khách đi đường chúng tôi dựng ngay trên đầu một cái lán khác của anh em chiến sĩ trong trạm. Buổi trưa, tôi đang ngồi vẩn vơ ghi mấy cái dáng hòn đá, thân cây trước lán nghỉ của mình, thì trông thấy một người chiến sĩ nước da xam xám và cặp môi thâm sì đang leo mấy bậc dốc từ lán dưới đi lên. Người chiến sĩ đi thẳng đến trước mặt tôi ngồi xuống xem tôi vẽ. Rồi sau mấy câu chuyện làm quen, người chiến sĩ tha thiết thỉnh cầu tôi vẽ cho anh một bức chân dung(*).

Tôi bỗng thấy tự ái. Tôi là một họa sĩ, chứ đâu phải một anh thợ vẽ truyền thần (!) Tôi từ chối khéo bằng cái mặt lạnh lùng. Người chiến sĩ tỏ vẻ phật ý, anh nhìn vào cái mặt lạnh lùng của tôi một thoáng rồi lẳng lặng quay lưng lại tôi, chậm rãi đi xuống dưới những cái bậc dốc.

Sáng hôm sau, chúng tôi lại lên đường. Thật một điều không ngờ, chẳng biết ai xui khiến thế nào mà chính người chiến sĩ trưa hôm qua lại "thồ" tranh cho tôi, chính lại là anh chứ không phải một người nào khác.

Thật là phiền cho tôi quá!

Vừa ra khỏi trạm, người dẫn đường đã báo cho khách biết trên dọc đường phải vượt thật nhanh khi leo một con dốc, sau đó là một con suối rất trống trải, đã có một vài đoàn bị bọn biệt kích bắn lén hoặc máy bay thám thính phát hiện. Cái nghề đi đường rừng nó là như vậy, nói một chữ chung chung là đèo, dốc, suối... nhưng ở thực địa mặt mũi chúng chẳng chỗ nào giống chỗ nào cả. Đi đến quá trưa, chúng tôi gập lưng lại, lội qua một quả núi đất không dốc lắm, mọc đầy cỏ tranh đang trổ bông rất đẹp và lác đác có những hòn đá tai mèo. Những vỉa đá tai mèo mọc lởm chởm giữa cỏ tranh mỗi lúc một dày, và khi quả núi đổ sang sườn dốc bên kia thì chỉ có rặt đá tai mèo đen kịt, chúng tôi vừa thở dốc ra cả bằng mũi, bằng tai, năm ngón tay bịt chặt lấy chỏm đầu từng hòn đá một mà lần xuống.

Ác thay cái bãi đá tai mèo nằm giữa khúc suối dưới chân núi. Có lẽ nó rộng đến năm trăm thước. Con suối chảy đến đấy thì phình rộng ra chảy lênh láng và réo lên ầm ầm trên một cái nền đá lởm chởm. Tuy đã được nghỉ một ngày nhưng sau khi leo qua được quả núi thì tôi đã thấm mệt. Tôi dò dẫm đi giữa khúc suối một cách vất vả quá, cứ dần dần bị tụt lại sau. Rồi chân tôi tự nhiên bị sỉa xuống một hẻm đá ngầm dưới nước. Tôi giơ hai tay lên trời chới với...

Người chiến sĩ "thồ" tranh cho tôi đang đi phía trước, cách một quãng khá xa, vội vã quay lộn lại. Nếu anh không đến kịp có lẽ là tôi bị dòng suối cuốn đi. Anh cởi chiếc ba lô sau lưng cho tôi, khoác vào trước ngực mình. Anh đỡ lấy tôi, giúp tôi rút cái chân lên. Rồi dìu tôi đi. Tôi thở dốc. Mồ hôi vã ra như tắm. Hai mắt đổ đom đóm. "Đồng chí cố gắng lên - Người chiến sĩ vừa đi vừa động viên tôi - Tôi dìu đồng chí đi nhanh qua bên kia suối sẽ nghỉ. Nếu thằng L.19 đến, chúng mình cứ ngồi xuống. Nó chẳng thấy gì cả đâu!".

Tôi không đủ sức theo kịp đoàn được nữa. Qua bên kia suối, người chiến sĩ lấy dầu con hổ bóp chân cho tôi, lúc ngồi nghỉ. Rồi bắt đầu từ đó, chỉ có hai người, anh và tôi, đi trong rừng. Tôi chỉ có thể đi người không. Người chiến sĩ vừa phải "thồ" đống tranh của tôi sau lưng (to và nặng gấp đôi một cái ba lô bình thường của khách đi đường) lại vừa phải mang thêm chiếc ba lô riêng của tôi trước ngực. Có lẽ tất cả đến sáu bảy chục cân. Mà người chiến sĩ có khỏe mạnh gì cho cam!

Tôi không nói thì chắc các bạn cũng biết, ngay từ lúc người chiến sĩ đến gặp tôi để nhận mang cái bó tranh, tôi đã khó xử đến thế nào? Thế mà bây giờ, trên dọc đường, không những riêng cái đống tài sản của tôi mà cả chính tôi cũng đã trở thành một gánh nặng cho anh. Xưa nay tôi vẫn cho mình là một kẻ cũng biết tự trọng, và cũng biết suy nghĩ. Giá người chiến sĩ tỏ thái độ lạnh nhạt hoặc mặc xác tôi nằm lại một mình, tập tễnh đi một mình giữa rừng, thì tôi cũng thấy là cái lẽ phải. Xưa nay tôi vẫn quan niệm rằng: sống ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy. Cái cách cư xử của người chiến sĩ đối với tôi chỉ có thể giải thích bằng lòng độ lượng. Độ lượng? Thế nhưng tôi nhiều tuổi hơn? Tôi lại là một họa sĩ có tên tuổi? Xưa nay tôi chỉ mới thấy lòng độ lượng của kẻ trên đối với người dưới. Bây giờ đây thì chính tôi, một kẻ bề trên, đang được một người dưới tỏ ra độ lượng với mình.

Tối ngày hôm đó, hai chúng tôi phải ngủ lại nửa đêm giữa rừng. Người chiến sĩ mắc võng cho tôi nằm rồi ôm súng ngồi gác bên cạnh. Nhưng làm sao mà ngủ được? Tôi đến ngồi bên anh, trên một phiến đá. Rừng đêm tối mò và đầy hăm dọa. "Tôi xin lỗi đồng chí về cái việc hôm qua... - tôi nói khẽ bên tai anh - Đến mai, thế nào tôi cũng phải vẽ đồng chí. Một bức, thật đẹp!".

(Trích truyện ngắn Bức tranh, Nguyễn Minh Châu, Văn học trong nhà trường, NXB Văn học, 2010, tr 40-43)

Câu 8. Tình huống gặp gỡ giữa nhân vật tôi và người chiến sĩ “thồ” tranh có gì đặc biệt?

Câu 9. Nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích.

 

 

1

Câu 8: Cuộc gặp gỡ của nhân vật tôi và người chiến sĩ "thồ" tranh một cách tình cờ nhưng họ lại vô cùng thấu hiểu và chia sẻ cho hoàn cảnh của đối phương. 

Câu 9: Tác dụng của việc kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích là:

- Làm nổi bật ngoại hình, hoàn cảnh gặp gỡ của nhân vật tôi và người chiến sĩ "thồ". Hành động và tình cảm của hai người được đặc tả chi tiết và sống động gây ấn tượng trong lòng người đọc.

- Bằng phương thức biểu cảm, người đọc thấy rõ từng diễn biến tâm trạng của người họa sĩ - nhân vật "tôi" và phần nào hiểu được cái "éo le" tác giả tạo dựng trong truyện.

6 tháng 2 2022

bằng dấu phẩy

6 tháng 2 2022

"Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân vì họ đã điểm tô thêm sắc màu cho văn hóa Việt."

 Câu trên nối với nhau bằng từ vì 

Bài 1:Tìm các trạng ngữ cs trong các câu sau và cho biết có thể lược bỏ chúng đi được không?tại sao?a,Mùa đông,giữa ngày mùa,làng quê toàn màu vàng-những màu vàng rất khác nhaub,Hôm qua ai trực nhật  -Thưa cô hôm qua,em trực nhật ạc,Chiều chiều,khi mặt trời gần lặn,chú tôi lại đánh một hồi mõ rồi tung thóc ra sânBài 2:Tìm các trạng ngữ có tác dung liên kết trong các phần trích saua,Rồi...
Đọc tiếp

Bài 1:Tìm các trạng ngữ cs trong các câu sau và cho biết có thể lược bỏ chúng đi được không?tại sao?

a,Mùa đông,giữa ngày mùa,làng quê toàn màu vàng-những màu vàng rất khác nhau

b,Hôm qua ai trực nhật

  -Thưa cô hôm qua,em trực nhật ạ

c,Chiều chiều,khi mặt trời gần lặn,chú tôi lại đánh một hồi mõ rồi tung thóc ra sân

Bài 2:Tìm các trạng ngữ có tác dung liên kết trong các phần trích sau

a,Rồi mười lăm năm trời ko thấy hứ hoa đớnã,bởi 1 lẽ dễ hiểu là tôi ra thành thị.Thường năm,tết đến tôi mua những tấm hình chụp hoặc vẽ nhưng kì hoa dị thả của tây phương.Rồi cách đây 1 năm,cuối mùa thu vào chơi làng Chiều Khúc ở Hà Đông với 1 vài người bạn ở giữa 1 cái ao nhỏ gần 1 quán nước đầu làng,tôi mới lại được trông thấy 1 bông hoa sung đương lúc vừa vặn nở...

   Rồi năm nay cách ngày ấy 1 năm,trên 1 con đường gập ghềnh,ngồi trên xe đạp,tôi lại trông thấy hoa súng lần thứ 3

b,Buổi sáng,ánh nắng dịu dàng,ngột màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà in hình hoa lá trên mặt bàn,nền gạch hoa.Còn về đêm trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây lúc thì như chiếc đèn lông thả ánh sáng xuống đầy sân

Bài 3:Tìm các trạng ngữ đc tách thành các câu riêng trong các phần trích sau và cho biết giá trị của chúng

a,Dự định mà còn biết bao ngập ngừng,cả cô Quyên và bà tôi đều im lặng,nghĩ đến các trắc trở ngoài sức cố gắng của mk.Cho đến lúc ngoài sân nhà cô Đại Bàng có hai đứa con gái.Đó là con Vàng Anh và con Vành Khuyên

b,Hoa cúc xanh,có hay là không có?/Trong đầm lầy  tuổi nhỏ của ta xưa

 CÁC BẠN ƠI GIÚP MK VS MK CẦN RẤT GẤP AI NHANH MK TICK CHO!!!!!!!!!!

6
28 tháng 1 2019

Bài 1 : 

a ) mùa đông, giữa  ngày mưa : ko thể lược bỏ vì trạng ngữ ở đây bổ sung ý nghĩa về thời gian cho vế sau 

b) hôm qua:câu bổ sung ý nghĩa về thời gian cho vế sau ,và trong câu t2 của ý b là nói cuyện vs người lớn lên cang ko thể lược bỏ 

c) chiều chiều,khi mặt trời lặn : bổ sung về thời gian ko thể lược bỏ vì nếu lược bỏ câu trở nên thiếu nghĩa

28 tháng 1 2019

bn cs thể giúp mk mấy bài sau đc ko

18 tháng 3 2017

Đáp án

1 - b; 2 - d; 3 – c; 4 - a;

Một lần, hai mẹ con tôi đang dắt chiếc xe đạp đi dạo thì trời đổ mưa to. Trên chiếc xe đạp của tôi may mắn lắm vì trong rổ xe có chiếc áo mưa vải dù. Hai mẹ con tôi nói qua nói lại  ‘ Mẹ mặc đi ’ và  ‘ Con mặc đi ’ cuối cùng là tôi mặc và mẹ phải chịu mưa vì ở  đó không có chổ nào để đụt mưa cả.Tối hôm ấy, mẹ lên cơn sốt cao, bố và tôi mời bác sĩ đến nhà khám, bác...
Đọc tiếp

Một lần, hai mẹ con tôi đang dắt chiếc xe đạp đi dạo thì trời đổ mưa to. Trên chiếc xe đạp của tôi may mắn lắm vì trong rổ xe có chiếc áo mưa vải dù. Hai mẹ con tôi nói qua nói lại  ‘ Mẹ mặc đi ’ và  ‘ Con mặc đi ’ cuối cùng là tôi mặc và mẹ phải chịu mưa vì ở  đó không có chổ nào để đụt mưa cả.Tối hôm ấy, mẹ lên cơn sốt cao, bố và tôi mời bác sĩ đến nhà khám, bác sĩ bảo: Chị ấy sốt rất cao, tôi sẽ kê thuốc. Trên giường nhìn mẹ mệt, tôi buồn lắm. Lúc bác sĩ kê ống thủy mẹ sốt tận 39 độ, tôi tự ân hận vì mình mà mẹ như vậy. Tôi ùa vào phòng rồi bật khóc.Một lát sau, khi mẹ đã ngủ, bố vào phòng tôi.Thấy tôi khóc, bố an ủi: ‘ Mẹ sẽ khỏi bệnh thôi, con ạ! ’.Rồi tôi nín dần, nhưng lòng tôi vẫn tự dằn vặt bản thân mình vì đã làm mẹ đau ốm. Yêu Mẹ!

4
15 tháng 5 2018

I.Nội quy tham gia " Giúp tôi giải toán "

1.Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn,chỉ đưa các bài mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn.

2.Không trả lời linh tinh,không phù hợp với nội dung câu hỏi lên diễn đàn.

3.Không " Đúng " vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp,có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

16 tháng 5 2018

cái này là mình làm văn tả lúc mẹ ốm mà

2 tháng 5 2017

Đáp án: D

1/  Từ bài “ Cây sấu Hà Nội” của tác giả Tạ Việt Anh , hãy làm thành một dàn ý hoàn chỉnh.                                                                                             Cây sấu Hà NộiHàng năm, cứ vào hạ sớm này, người Hà Nội lại được hưởng những cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu, thơm thơm.Hương lá dịu dàng ướp cả bầu ko khí tinh khôi khiến ta như muốn hít...
Đọc tiếp

1/  Từ bài “ Cây sấu Hà Nội” của tác giả Tạ Việt Anh , hãy làm thành một dàn ý hoàn chỉnh.

                                                                                             Cây sấu Hà Nội

Hàng năm, cứ vào hạ sớm này, người Hà Nội lại được hưởng những cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu, thơm thơm.

Hương lá dịu dàng ướp cả bầu ko khí tinh khôi khiến ta như muốn hít thật sâu cho căng tràn lồng ngực. Sau lúc lá rụng là cữ sấu ra hoa. Những mảng hoa hình sao màu trắng sữa chao nghiêng trong gió, đậu xuống tóc các cô gái, lấm tấm khắp cả mặt đường. 

Giống như hoa sữa mùa thu, cành đào ngày tết,cây sấu Hà Nội gợi nhớ, gợi thương trong tấm lòng của những người xa xứ. Tôi có chị bạn đã theo chồng về Nam ngót hai chục năm,mỗi lần có dịp vẫn ko quên nhắn bạn gửi cho ít sấu xanh Hà Nội. Ngày hè mâm cơm mỗi gia đình thành phố chúng ta ít khi thiếu bát nước rau muống luộc dầm sấu, ăn kèm với cà pháo ròn tan. Thức ăn giản dị ấy đã là nỗi khát khao của chi bạn tôi (và cả nhiều người khác) mỗi bữa cơm trong thành phố phương Nam nóng ngột mà cái mát lạnh của những cốc trà đá ko làm dịu nổi. Từ những quả sấu xanh,bàn tay khéo léo và sự tinh tế của các bà nội trợ đất Tràng An đã tạo nên món sấu đá,một thứ đồ giải khát dân dã mà đậm đà chất Hà Nội. Hãy tưởng tượng cái nóng như nung của trưa hè,bạn sà vào một quán hàng rong nơi góc phố. Cô hàng tươi tắn chào mời, thoăn thoắt đôi tay. Thoáng một cái bạn đã có một cốc sấu đá mát lạnh. Đừng ngần ngại trước vẻ mộc mạc của nó. Những trái sấu xanh vừa độ,gọt vỏ bỏ hột,trần qua bớt vị chua,đc thấm đẫm trong cốc nước đường hoa mai ngọt đậm. Chỉ nhấp một ngụm nước, nhai kỹ miếng sấu,cái khát trưa hè đã dần lui. Ấy là chưa kể sự mát mẻ và những nhát quạt phây phẩy của cô hàng chiều khách…

Từng qua thời thơ ấu Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm trước cổng trường.

Lúc sấu chín, cũng là lúc Hà Nội sắp vào thu với mang mác heo may, vàng tươi hoa cúc. Mùa nào, tiết nào Hà Nội cũng có cái để mà nhớ, mà thương. Đó chíng là cái duyên của thành phố trong mắt, trong lòng những người yêu Hà Nội.

0
Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...]. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra...
Đọc tiếp

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?

a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...]. 

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

b) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

1
16 tháng 8 2017

a.

- Thường thường, vào khoảng đó

- Sáng dậy

- Trên giàn hoa lí

- Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong

b. Về mùa đông

Nếu lược bỏ thành phần trạng ngữ trong các câu trên thì chúng ta không thể hiểu được rõ ràng nội dung của các câu trên bởi vì chúng đã bị lược bỏ trạng ngữ, không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào.

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc phải có trong câu nhưng nó là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt. Có khi, vì vắng mặt trạng ngữ nên ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định, ví dụ: lá bàng đỏ như màu đồng hun. Nếu không gắn hình ảnh này với trạng ngữ chỉ thời gian Về mùa đông, thì sắc đồng hun của lá bàng có vẻ là bất hợp lí bởi vì khi đó câu Lá bàng đỏ như màu đồng hun như là nhận định chung về màu sắc của lá bàng, mà sự thực thì lá bàng chỉ có thể có màu đồng hun vào mùa đông thôi.