K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

+ Các bộ phận trong cùng một cơ quan có tác động qua lại lẫn nhau để giúp cơ qan đó thực hiện được chứa năng riêng.

     Ví dụ: Lá cây có nhiệm vụ chính là quang hợp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần sự phối hợp của các loại tế bào ở lá. Các tế bào biểu bì bảo vệ lá tránh bị tổn thương bởi ánh sáng quá mạnh. Các tế bào mô giậu hấp thụ năng lượng ánh sáng để diệp lục có thể sử dụng năng lượng đó làm nên chất hữu cơ. Tế bào mô xốp dự trữ chất dinh dưỡng. Gân lá cung cấp nước, khoáng và vận chuyển chất dinh dưỡng vào hệ thống mạch rây ở thân. Các tế bào khí khổng giúp thoát hơi nước để làm mát lá và hấp thụ khí CO2.

   + Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng giúp cây phát triển ổn định.

     Ví dụ: Cây muốn sống và sinh trưởng tốt thì lá cây phải quang hợp. Nhưng lá sẽ không thể quang hợp nếu: rễ cây không hấp thu được nước và muối khoáng, hoặc mạch rây không vận chuyển nước và muối khoáng tới lá, hoặc thân không vươn cao để giúp lá lấy được nhiều ánh sáng mặt trời,…Như vậy, tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.

18 tháng 3 2018

Mọi cơ quan của cây có hoa đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó

Trong moi hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng

Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới cơ quan khác và toàn bộ cây

Trả lời:

Cây thông

Cây dương xỉ

Cây thông thuộc Hạt trần

Cây dương xỉ thuộc nhóm Quyết

-   Thân gỗ phân nhánh nhiều tạo thành tán cây.

-  Lá đa dạng.

-  Có mạch dẫn.

-  Thân rễ,

-   Lá đa dạng, lá non thường cuộn tròn ở đầu như vòi voi.

-  Có mạch dẫn

-   Sinh sản bằng hạt

-   Cơ quan sinh sản là nón

+ Nón đực : mang các túi phấn chứa nhiều hạt phấn.

+ Nón cái : mang các lá noãn, noãn nằm trên lá noãn hở.

-   Sinh sản bằng bào tử.

-     Túi bào tử họp thành ổ túi nằm ỏ mặt dưới lá.

-    Sau thụ tinh noãn phát triển thành hạt (hạt trần)

-   Chưa có hoa. quả.

-   Bào tử được hình thành trước khi thụ tinh.

-   Bào tử phát triển thành nguyên tán.

18 tháng 3 2018

Cây thông: 
* Cấu tạo: 
- Cây thông thuộc Hạt trần 
- Thân gỗ phân nhánh nhiều tạo thành tán cây. 
- Lá đa dạng. 
- Có mạch dẫn. 
* Sinh sản: 
- Sinh sản bằng hạt 
- Cơ quan sinh sản là nón 
+ Nón đực : mang các túi phấn chứa nhiều hạt phấn. 
+ Nón cái : mang các lá noãn, noãn nằm trên lá noãn hở. 
- Sau thụ tinh noãn phát triển thành hạt (hạt trần) 
- Chưa có hoa quả. 
Cây dương xỉ: 
* Cấu tạo: 
- Cây dương xỉ thuộc nhóm Quyết 
- Thân rễ, 
- Lá đa dạng, lá non thường cuộn tròn ở đầu như vòi voi. 
- Có mạch dẫn 
* Sinh sản: 
- Sinh sản bằng bào tử. 
- Túi bào tử họp thành ổ túi nằm ỏ mặt dưới lá. 
- Bào tử được hình thành trước khi thụ tinh. 
- Bào tử phát triển thành nguyên tán.

17 tháng 4 2020

Câu 1:

  • Cây xanh có hoa có 2 loại cơ quan:
    • Cơ quan sinh dưỡng gồm thân, rễ, lá thực hiện chức năng sinh dưỡng của cây như: quang hợp, hô hấp, vận chuyển các chất,...
    • Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt thực hiện chức năng sinh sản của cây

Câu 2:

* Nhận xét: Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng tạo nên một thống nhất.

- Rễ có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây.

- Thân : vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển các chất ngược lại các chất hữu cơ mà lá tổng hợp được đến các bộ phận khác của cây.

- Lá: Thu nhận ánh sáng, tổng hợp chất hữu cơ, trao đổi khí với bên ngoài và thoát hơi nước.

- Hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.

- Quả: Bảo vệ hạt và giúp phần phát tán hạt.

- Hạt: Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.

* Giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động đến một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

Câu 3:

-Không .

Câu 4:

(bạn tự làm nốt nhé )

Chúc bạn học tốt !

17 tháng 4 2020

cảm ơn bn nha!

27 tháng 3 2018

Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người:

+ Có thể coi cả cơ thể như một tổ chức, cộng đồng, các bộ phận chính là từng cá thể riêng lẻ trong tổ chức, cộng đồng.

- Mỗi cá nhân không thể tồn tại tách biệt khỏi mối quan hệ với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.

- Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.

24 tháng 1 2018

-Mọi chức năng của cây có hoa đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó.

-Trong mọi hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng.

-Tác động vào một cơ quan sữ ảnh hưởng tới cơ quan khác và toàn bộ cây

24 tháng 1 2018

Cây có hoa có nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan có chức năng riêng. Vậy giữa cấu tạo và chức năng của chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào??????????????????????????????????/

18 tháng 1 2018

1/ MT cạn:

+ Có rễ cây ăn sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng và nước 
+ Có tán lá rộng giúp cây quang hợp và hô hấp tốt , không những thế còn để hấp thụ ánh sáng mặt trời ..

MT nước:

Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau :

+ Những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó)

+ Cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng)

+ Cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.

Mt đặc biệt(sa mạc, đầm lầy):

+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.

+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.

+ Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.

2/  Giữa cây xanh và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ. Khi điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi thích nghi với đời sống.

- Thực vật thích nghi với điều kiện sống nên nó phân bố rộng.

19 tháng 3 2019

ý nghĩa: cây tre là biểu tượng của văn hóa việt nam. cây tre làm cho ~ khuyết điểm của làng dường như biến mất nó thoắt lên vẻ thanh lịch tinh tú  tre hóa thân thành thế giới văn hóa , tre trúc quây quần vui vẻ bên mọi ng trong làng in vào tâm trí mọi ng một niềm  đậm đà, đặc sắc của cây tre làng. Mặc dù cây tre ko phải là 1 loại hoa j đó đẹp đex nhưng cây tre được biết đến với tên là biểu tượng của CANADA giống như 1 lá phong.

có cây tre thì ngôi làng hay thành phố j cũng trở nên phong phú hơn.

góp ý nhé mn người 

Hôm nay mình k 3 k cho bạn rồi , hôm sau mình k tiếp . thank you

Câu 1. Hoa nhãn có bao nhiêu noãn trong mỗi bông?A. 2B. 1C. 3D. 4Câu 2. Hạt là do bộ phận nào của hoa biến đổi thành sau thụ tinh?A. Bao phấnB. NoãnC. Bầu nhuỵD. Vòi nhuỵCâu 3. Sau khi thụ tinh, bầu nhuỵ của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành gì?A. hạt chứa noãn.B. noãn chứa phôi.C. quả chứa hạt.D. phôi chứa hợp tử.Câu 4. Trong quá trình thụ tinh ở thực vật, tế bào sinh dục đực sẽ kết hợp...
Đọc tiếp

Câu 1. Hoa nhãn có bao nhiêu noãn trong mỗi bông?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 2. Hạt là do bộ phận nào của hoa biến đổi thành sau thụ tinh?
A. Bao phấn
B. Noãn
C. Bầu nhuỵ
D. Vòi nhuỵ
Câu 3. Sau khi thụ tinh, bầu nhuỵ của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành gì?
A. hạt chứa noãn.
B. noãn chứa phôi.
C. quả chứa hạt.
D. phôi chứa hợp tử.
Câu 4. Trong quá trình thụ tinh ở thực vật, tế bào sinh dục đực sẽ kết hợp với tế bào sinh
dục cái có trong noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là gì?
A. phôi.
B. hợp tử.
C. noãn.
D. hạt.
Câu 5. Chọn từ/ cụm từ thích hợp điềm vào chỗ trống trong cây sau:
“Khi hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ cùng loài thì hạt phấn hút chất nhầy trên đầu nhuỵ,
trương lên và nảy mầm thành ....”
A. chỉ nhị.
B. bao phấn.
C. ống phấn.

D. túi phôi.
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Quả mọng được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả hạch.
B. Quả hạch được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả mọng.
C. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng.
D. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả khô và quả mọng.
Câu 7. Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Câu 8. Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu?
A. Thân mầm hoặc rễ mầm
B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm
C. Lá mầm hoặc rễ mầm
D. Lá mầm hoặc phôi nhũ
Câu 9. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và
sâu bệnh?
A. Vì những hạt này nảy mầm tốt dù gặp bất kỳ điểu kiện sâu bệnh hoặc thời tiết không
thuận lợi
B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động
bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.
C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây
là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.
D. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này
có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.
Câu 10. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất?
A. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây.
B. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.

C. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan.
D. vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan, có sự thống nhất giữa
chức năng của các cơ quan.
Câu 11. Cây con có thể được hình thành từ bộ phận nào dưới đây?
1. Hạt
2. Rễ
3. Thân
4. Lá
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 1, 2, 3, 4
D. 1, 3, 4
Câu 12. Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối
khoáng?
A. Hạt
B. Lông hút
C. Bó mạch
D. Chóp rễ
Câu 13. Loại tảo nào dưới đây có màu xanh lục?
A. Rong mơ
B. Tảo xoắn
C. Tảo nâu
D. Tảo đỏ
Câu 14. Loại tảo nào dưới đây có cấu tạo đơn bào?
A. Rau diếp biển
B. Tảo tiểu cầu
C. Tảo sừng hươu
D. Rong mơ
Câu 15. Loại tảo nào dưới đây có môi trường sống khác với những loại tảo còn lại?

A. Tảo sừng hươu
B. Tảo xoắn
C. Tảo silic
D. Tảo vòng
Câu 16. Vì sao nói “Tảo là thực vật bậc thấp” ?
A. Vì chúng không có khả năng quang hợp
B. Vì cơ thể chúng có cấu tạo đơn bào
C. Vì cơ thể chúng chưa có rễ, thân, lá thật sự.
D. Vì chúng sống trong môi trường nước.
Câu 17. Loại tảo nào dưới đây có màu nâu ?
A. Rau diếp biển
B. Rong mơ
C. Tảo xoắn
D. Tảo vòng
Câu 18. Khi nói về rêu, nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Cấu tạo đơn bào
B. Chưa có rễ chính thức
C. Không có khả năng hút nước
D. Thân đã có mạch dẫn
Câu 19. Rêu thường sống ở
A. môi trường nước.
B. nơi ẩm ướt.
C. nơi khô hạn.
D. môi trường không khí.
Câu 20. Ở cây rêu không tồn tại cơ quan nào dưới đây?
A. Rễ giả
B. Thân
C. Hoa
D. Lá

Câu 21. Rêu khác với thực vật có hoa ở đặc điểm nào dưới đây?
A. Rêu có mạch dẫn và phân nhánh
B. Rêu có rễ chính thức
C. Rêu có hoa
D. Thân rêu chưa có mạch dẫn và chưa phân nhánh
Câu 22. Em có thể tìm thấy rêu ở nơi nào sau đây?
A. Bãi cát dọc bờ biển
B. Chân tường rào ẩm
C. Trên sa mạc khô nóng
D. Trên những ghềnh đá cao
Câu 23. Rêu sau khi chết đi có thể được dùng làm
A. hồ dán.
B. thức ăn cho con người.
C. thuốc.
D. phân bón.
Câu 24. Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu?
A. Sinh sản bằng bào tử
B. Thân có mạch dẫn
C. Có lá thật sự
D. Chưa có rễ chính thức
Câu 25. Cơ quan sinh sản của thông có tên gọi là gì?
A. Hoa
B. Túi bào tử
C. Quả
D. Nón

4
12 tháng 4 2020

môn sinh nha bn, nhưng bn phải đăng câu hỏi trên bingbe.com

12 tháng 4 2020

- Đây là môn sinh.

- Bạn có thể hỏi trên bingbe hoặc h, đăng nhập vẫn là nick của bạn.

- Tk cho mình nha !

- #Chúc học tốt !