K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2016

D. vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động.

 

 

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới....
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.  (Nguồn Lịch sử 11, trang 156)

Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?

A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á

B. Nhật Bản và Trung Quốc

C. Anh và Pháp

D. Ấn Độ và Trung Quốc

1
9 tháng 5 2019

Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Thêm nữa là những tư tưởng đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.

=> Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

20 tháng 2 2017

Đáp án: C

Giải thích: Mục…2(phần I)….Trang….147..SGK Lịch sử 11 cơ bản

23 tháng 5 2017

Đáp án: C

Giải thích: Mục…2….Trang…142...SGK Lịch sử 11 cơ bản

30 tháng 4 2017

Hình thức hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất là vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động.

Đáp án cần chọn là: D

17 tháng 7 2017

Đáp án là D

28 tháng 8 2017

1. Những biến động về kinh tế

- Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.

- Pháp tăng thuế, bắt nhân dân Việt Nam mua công trái, vơ vét lương thực, nông lâm sản, kim loại... đem về Pháp.

- Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế – xã hội Việt Nam.

+ Công nghiệp: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ti của Nguyễn Hữu Thụ, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

+ Công thương nghiệp, giao thông vận tải: phát triển do chính sách nới tay độc quyền cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do. Công việc kinh doanh của người Việt được mở rộng như Công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

+ Nông nghiệp: chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc...). Đời sống nông dân khó khăn.

2. Tình hình phân hóa xã hội:

Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.

- Nạn bị bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp đã làm sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.

- Giai cấp công nhân lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.

- Tư sản Việt Nam dần thoát khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ.

- Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị phát triển rõ rệt về số lượng.

Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trò kinh tế, chính trị nhất định, song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn là công nhân và nông dân.

28 tháng 8 2018

Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.

- Nạn bị bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp đã làm sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.

- Giai cấp công nhân lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.

- Tư sản Việt Nam dần thoát khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ.

- Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị phát triển rõ rệt về số lượng.

Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trò kinh tế, chính trị nhất định, song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn là công nhân và nông dân.