Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, " Chè đã ngấm rồi đấy" : Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ và cô con gái. Hàm ý mời bác vào uống nước.
- Người nói và người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói, chi tiết chứng tỏ:
a, Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế
Câu nói " cơm sôi rồi, nhão bây giờ!" Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão
Bé Thu nói hàm ý vì không chịu gọi ông Sáu là ba, và vì tính cách của bé Thu bướng bỉnh.
- Việc sử dụng hàm ý trong trường hợp này không hiệu quả vì người nghe không tiếp nhận, từ chối cộng tác bằng cách " ngồi im" vờ như không nghe thấy.
Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ trong Tiểu đội xe không kính được thể hiện qua các từ ngữ: "họp thành", "gặp", "bắt tay" và trong các câu trong khổ thơ sau:
"Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi".
- Câu "Hà, nắng gớm, về nào…" là câu nói lảng
"Tôi thấy người ta đồn…" câu nói bị chen ngang
→ Hai câu này không phải câu mang hàm ý
- Câu tỉnh lược:
+ Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
+ Rồi hàng chục người.
- Câu đơn đặc biệt: Đình chiến