K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2021

Tác giả muốn nói:

Tiếng Việt rất giàu và đẹp…

Muốn phát huy tốt khả năng tiếng Việt ta phải trau dồi vốn từ.

3 tháng 11 2019

Ý kiến của cố thủ tướng, nhà văn hóa Phạm Văn Đồng

+ Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu đẹp, có khả năng đáp ứng nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt

+ Muốn phát huy tốt khả năng câu tiếngViệt, mỗi cá nhân không ngừng trau dồi vốn từ một cách nhuần nhuyễn

Bình luận ý kiến sau đây:Hãy nghe một thanh niên nông thôn rồi nghe bà mẹ của anh hay ông nội của anh nói chuyện ta sẽ hiểu ai là người có tiếng nói giàu hình ảnh, sắc màu. Chỉ một chuyện cây lúa thôi, mà biết bao là sáng tạo về ngôn ngữ:Gió đông là chồng lúa chiêmGió bấc là duyên lúa mùaĐược mùa lúa, úa mùa cauĐược mùa cau, đau mùa lúaChiêm khôn hơn mùa dạiMùa nứt nanh, chiêm xanh...
Đọc tiếp

Bình luận ý kiến sau đây:

Hãy nghe một thanh niên nông thôn rồi nghe bà mẹ của anh hay ông nội của anh nói chuyện ta sẽ hiểu ai là người có tiếng nói giàu hình ảnh, sắc màu. Chỉ một chuyện cây lúa thôi, mà biết bao là sáng tạo về ngôn ngữ:

Gió đông là chồng lúa chiêm
Gió bấc là duyên lúa mùa
Được mùa lúa, úa mùa cau
Được mùa cau, đau mùa lúa
Chiêm khôn hơn mùa dại
Mùa nứt nanh, chiêm xanh đầu
Lúa chiêm nép ở đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

   Cô kĩ sư nông học ơi, nếu ngày nay cô không nói được tiếng nói như vậy nữa, thì cô có thu được mùa lúa, nhưng đã bỏ mất cả một mùa ngôn ngữ đẹp đẽ của dân tộc đấy. Bởi thế, tôi muốn, đồng thời với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải giữ gìn sự giàu có, muôn vàn giàu có của nó.

Trong thói quen, chúng ta hay tự ti; khẳng định lại một lần nữa sự giàu có của tiếng nói dân tộc, cũng là một điều quan trọng chứ sao.

(Chế Lan Viên, Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

1
7 tháng 8 2017

Nhà thơ Chế Lan Viên muốn khẳng định, tiếng Việt chúng ta rất phong phú, trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt

Điều này thể hiện rõ trong tiếng nói của người nông dân, người lao động, cha ông ta thời xưa

→ Chính vì vậy muốn bảo tồn được sự giàu có của tiếng Việt cần trau dồi vốn từ.

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc...
Đọc tiếp

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?

Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

   Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù người ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ của Nguyễn Du ở Thái

Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.

   Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ ”Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo com tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!

(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

1
25 tháng 7 2019

- Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng

- Trau dồi vốn từ ngoài việc hiểu chính xác nghĩa để dùng còn phải làm giàu vốn từ bằng cách viết thêm từ mới.

Hä vµ tªn:…………………………………..………….; Líp:………..…; Trêng:…………………………………….KiÓm tra: 45’; M«n: TiÕng ViÖt.§iÓm Lêi nhËn xÐt cña gi¸o viªnI/ §Ò bµi:1/ Các thành ngữ: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, hứa hươu hứa vượn có liên quan đến phương châm hội thoại nào? A.Phương châm về chất. B. Phương châm về lượng. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan...
Đọc tiếp

Hä vµ tªn:…………………………………..………….; Líp:………..…; Trêng:…………………………………….KiÓm tra: 45’; M«n: TiÕng ViÖt.§iÓm Lêi nhËn xÐt cña gi¸o viªnI/ §Ò bµi:1/ Các thành ngữ: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, hứa hươu hứa vượn có liên quan đến phương châm hội thoại nào? A.Phương châm về chất. B. Phương châm về lượng. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ.2/ Trong những câu sau, câu nào không vi phạm phương châm hội thoại? A. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học. B. Ngựa là một loài thú có bốn chân. C. Thưa bố, con đi học. D. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.3/ Nói giảm, nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm cách thức. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ.4/ Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần phải làm gì? A. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. B. Hiểu rõ nội dung mình định nói. C. Biết im lặng khi cần thiết. D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau. 5/ Thế nào là cách dẫn trực tiếp?A. Thuật lại lời nói hay ý ngĩ của người hoặc nhân vật có sự điều chỉnh thích hợp. B. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc kép.C. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc đơn.D. Thay đổi toàn bộ nội dung và hình thức diễn đạt trong lời nói của một người hoặc một nhân vật.6/ Lời trao đổi của các nhân vật trong các tác phẩm văn học thường được dẫn bằng cách nào? A. Gián tiếp B. Trực tiếp. C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai.7/ Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt? A. Tạo từ ngữ mới B. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. C. Thay đổi hoàn toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ. D. A và B đúng.8/ Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất? A. Tiếng Anh B. Tiếng Pháp C. Tiếng Hán D. Tiếng La-tinh9/ Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Tế cáo B. Hoàng C. Niên hiệu D. Trời đất10/ Thế nào là thuật ngữ? A. Là những từ ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động và mang sắc thái biêủ cảm. B. Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. C. Là những từ ngữ được sử dụng trên báo chí để cung cấp thông tin về các lĩnh vực trong đời sống hằng ngày. D. Là những từ ngữ dùng trong các văn bản hành chính của các cơ quan nhà nước. 11/ Nhận định nào nói đúng nhất đặc điểm của thuật ngữ?A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm. B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. 12/ Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì?A. Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.B. Phải biết sử dụng thành thạo các kiểu câu chia theo mục đích nói.C. Phải nắm được các từ có chung một nét nghĩa.D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.13/ Nói "một chữ có thể diễn tả rất nhiều ý" là nói đến hiện tượng gì trong tiếng Việt?A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ B. Đồng âm của từ C. Đồng nghĩa của từ D. Trái nghĩa của từ 14/ Trong các câu sau câu nào sai về lỗi dùng từ?A. Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt tự.B. "Truyện Kiều" là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguiyễn Du.C. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.D. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần. 15/ Nghĩa của yếu tố "đồng" trong "đồng thoại" là gì?A. Giống B. Cùng C. Trẻ em D. Kim loại

giải hộ vs

0
ĐỀ 4. Cho đoạn văn: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu hỏi a.“Chúng ta đến đây để cố...
Đọc tiếp

ĐỀ 4. Cho đoạn văn: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu hỏi a.“Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó” ,“việc đó” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích trên là việc gì? “Việc đó” đem lại hậu quả gì cho nhân loại? b. Vì sao tác giả khẳng định: “dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”? c Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ tròng câu « Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.” Đây là câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp ? c. Vấn đề G.Mác -két đưa ra trong “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có ý nghĩa như thế nào trong tình hình hiện nay. Viết đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em.

0
Câu 1. Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, tác giả đã kêu gọi: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng …”.a.     “Việc đó” mà tác giả nhắc tới ở câu văn trên là gì?b.    Em hãy cho biết, ngày 27 - 28 tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội diễn ra sự...
Đọc tiếp

Câu 1. Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, tác giả đã kêu gọi: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng …”.

a.     “Việc đó” mà tác giả nhắc tới ở câu văn trên là gì?

b.    Em hãy cho biết, ngày 27 - 28 tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội diễn ra sự kiện gì có vai trò rất quan trọng đến “việc đó” mà nhà văn vừa đề cập ở trên?

c.      Em hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong việc bảo vệ, phát triển đất nước ở thời bình để có thể “tham gia vào bản đồng ca” mà tác giả đề cập tới. (Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu để trình bày ý kiến của mình).

 

 

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

          Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điề đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó sẽ nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.

                   (Trích Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Mác-két, Ngữ văn 9, tập I, trang 17)

a.      Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

b. Thái độ của tác giả như thế nào khi viết về vấn đề này?

c. Từ nội dung đoạn trích, trình bày suy nghĩ của em trong một đoạn văn khoảng 12 câu về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình đối với nhân loại.

d. Kết hợp nội dung văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” và hiểu biết của bản thân, em hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa tác hại của chiến tranh hạt nhân và thảm họa động đất, sóng thần. (Viết ngắn gọn khoảng 8 câu).

 

0