K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây...
Đọc tiếp
Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (3) Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác. b) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ? (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao. (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức. (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. c) Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa? d) Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?
2
13 tháng 10 2019

a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.

b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.

- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.

- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.

- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :

- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.

Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.

d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Ví dụ :

"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".

13 tháng 4 2022

:VVV

24 tháng 8 2021

giúp với

 

24 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Bước một, bước hai, bước ba,... con người chúng ta sẽ phải bước từng bước trên con đường của chính mính. Người ta cho rằng " Nếu con người không bước đi thì cũng không bao giờ có những con đường". Con đường được tạo ra từ những bước đi của con người " đường không đi mọc đầy cỏ dai". Nếu con người cứ đứng yên, không chịu bước đi thì cũng sẽ không tạo ra những con đường. Người ta bước đi càng dài  thì con đường lại càng chạy xa tít tắm. Con đường ở đây cũng có nói về con đường đời, con đường để trưởng thành. Vậy nên, chúng ta không tự nỗ lực, tự vượt qua khó khăn hoài bão thì không có con đường nào cả. Con đường đi của chúng ta không bao giờ trải đầy hoa hồng. Mà chông gai, vấp ngã thường xuyên nhưng vẫn cần phải bước đi. Cái gì cũng cần phải tự tay ta làm nên, gây dựng, tự bản thân xây dựng thì con đường sau này sẽ càng dễ đi hơn. Hãy là con người biết chọn con đường đi của ban thân và tự tạo ra con đường đó.

8 tháng 2 2022

Tham khảo nhé!
 Nếu ví cuộc sống này như là nước, liệu bạn có thể lấy tay nắm giữ được nó hay không? Thật khó, nhưng bạn có thể suy ngẫm về câu trả lời đó qua lời khuyên: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Ý kiến trên nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc sống cho hiện tại, cần biết trân trọng những khoảnh khắc đang diễn ra, chứ không phải mãi mải mê với quá khứ và mơ mộng về tương lai. Thật vậy, hiện tại, những gì đang diễn ra là thứ đang trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Nó là những gì hiện hữu mà bạn phải trải qua, phải sống hết mình cho nó. Hiện tại là thời điểm để khẳng định cái tươi đẹp của quá khứ và nền tảng mở ra tương lai. Bạn cứ đắm mình trong quá khứ, với những hào quang đã qua, hạnh phúc thật đấy nhưng “liều thuốc ngủ quên” ấy có duy trì được sự sống cho bạn ở hiện tại? Hay tương lai là điều bạn phải hướng tới, bạn có quyền đôi chút ảo tưởng, nhưng không thể lúc nào cũng sống với điều chưa xảy ra. Hiện tại như nước vậy, vơi hay đầy là do bạn. Để nó trôi qua kẽ tay, rơi rớt đi một cách lãng phí bạn thực sự đánh mất cuộc sống của mình. Vậy lúc đó, quá khứ hay tương lai cũng chẳng có ý nghĩa gì. Ngoài kia cũng có những bạn trẻ sống hết mình với đam mê, khát vọng, không cho phép thanh xuân của mình lãng phí. Chí có như vậy, cuộc sống có là nước, thì mỗi giọt được nhỏ ra là những chắt chiu, tinh túy để cuộc đời bạn thêm ý nghĩa. Trân trọng và hết mình với hiện tại bạn đã trả lời cho vẻ đẹp của quá khứ và mang ánh sáng cho tương lai.

25 tháng 12 2017

hahah

25 tháng 12 2017

MÌNH CHỊU BÀI NÀY LUÔN ĐẤY BẠN!!

9 tháng 12 2021

???????????????????????????????????????????????????

CHƯA ĐI

Nắng của mùa thu là sắc lá vàng ngập lối ta đi , lá những bông cúc nở xoè bên hiên nhà lặng lẽ . Nắng mùa đông là mênh mang sắc vàng trái thị của những cây dạ mẹ phơi . Còn nắng của mùa đông hiếm hoi , ngậm ngùi gợi một chút nao nao luyến tiếc , bất chợt . Có một chiều đông , vài giọt nắng rớt xuống bên hiên , cô bé ngơ ngác nhìn , giơ tay ra hứng :Không biết đó có phải là những...
Đọc tiếp

Nắng của mùa thu là sắc lá vàng ngập lối ta đi , lá những bông cúc nở xoè bên hiên nhà lặng lẽ . Nắng mùa đông là mênh mang sắc vàng trái thị của những cây dạ mẹ phơi . Còn nắng của mùa đông hiếm hoi , ngậm ngùi gợi một chút nao nao luyến tiếc , bất chợt . Có một chiều đông , vài giọt nắng rớt xuống bên hiên , cô bé ngơ ngác nhìn , giơ tay ra hứng :Không biết đó có phải là những giọt nắng mùa thu còn sót lại hay chúng được chắt chiu dệt lên từ những bông cải vàng thắm trong khu vườn nhỏ ,...Cô bé ngồi lặng lẽ dọi theo về chút ánh nắng yếu ớt hắt lên từ phía chân trời xa xa . Bất giác , cô bé thấy mùa đông thật tội nghiệp đáng thương phải chắt chiu cho mình từng giọt nắng yếu ớt . Không đủ sức sua đi gió mùa lạnh lẽo . Thương mùa đông lắm . Cô bé đã ngắt những bông hoa cải trong vườn thả xuống dòng sông để góp vào cho mùa đông một chút nắng . Sắc hoa cải dập dềnh , mênh mang trên sóng nước của một buổi chiều đông...Nắng của mùa thu là sắc lá vàng ngập lối ta đi , lá những bông cúc nở xoè bên hiên nhà lặng lẽ . Nắng mùa đông là mênh mang sắc vàng trái thị của những cây dạ mẹ phơi . Còn nắng của mùa đông hiếm hoi , ngậm ngùi gợi một chút nao nao luyến tiếc , bất chợt . Có một chiều đông , vài giọt nắng rớt xuống bên hiên , cô bé ngơ ngác nhìn , giơ tay ra hứng :Không biết đó có phải là những giọt nắng mùa thu còn sót lại hay chúng được chắt chiu dệt lên từ những bông cải vàng thắm trong khu vườn nhỏ ,...Cô bé ngồi lặng lẽ dọi theo về chút ánh nắng yếu ớt hắt lên từ phía chân trời xa xa . Bất giác , cô bé thấy mùa đông thật tội nghiệp đáng thương phải chắt chiu cho mình từng giọt nắng yếu ớt . Không đủ sức xua đi gió mùa lạnh lẽo . Thương mùa đông lắm . Cô bé đã ngắt những bông hoa cải trong vườn thả xuống dòng sông để góp vào cho mùa đông một chút nắng . Sắc hoa cải dập dềnh , mênh mang trên sóng nước của một buổi chiều đông...

a) Có bạn cho rằng ''Đoạn văn 9 câu trên cần chia làm nhiều đoạn  nhỏ thì ý mới rõ ràng rành mạch.'' Nếu em đồng ý với ý kiến của bạn thì em sẽ phân đoạn ra sao? Căn cứ phân đoạn là gì? (Gợi ý chia làm 3 đoạn)

b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

c) Đặt đầu đề cho đoạn văn

d) Phân tích cái hay của đoạn văn

0

Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu Văn học hiện thực 1930-1945. Truyện ngắn “ Lão Hạc” là một tác phẩm hay viết về người nông dân của ông. Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Lão Hạc hiện lên là một người nông dân chịu thương chịu khó nhưng bị dòng đời và số phận xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Vợ lão mất sớm, một mình lão làm lụng nuôi con. Đến khi đứa con trai của lão đến tuổi dựng vợ gả chồng, có yêu một cô ở trong làng , nhưng vì nhà gái thách cưới cao quá nên lão Hạc không thể cưới vợ cho con. Đó là bi kịch của một người cha mà không thể lo cho con một cái đám cưới đàng hoàng. Nhưng dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào đi nữa, lão Hạc vẫn hiện lên là một người cha hết mực yêu thương con. Vợ lão chết, lão không lấy vợ mà ở vậy nuôi con. Có phải chăng lão muốn tránh cho đứa con thân yêu của lão cái cảnh mẹ ghẻ con chồng? Khi con trai lão đòi bán vườn lấy vợ, lão không đồng ý là vì suy nghĩ cho cuộc sống tương lai sau này của vợ chồng con lão. Nếu bán vườn đi thì rồi lấy nhau về lấy gì kiếm sống qua ngày. Khi không lấy được vợ, thằng con lão buồn quá nghĩ quẩn rồi xin đi làm ở đồn điền cao su. Lão biết “ cao su đi dễ khó về” nhưng thấy con như vậy cũng không biết ngăn cản ra sao. Nỗi lòng của người cha nghèo nào có mấy ai hiểu được. Trước khi đi, con lão để lại cho lão một con chó Vàng hàng ngày trò chuyện cùng lão cho qua tháng đoạn ngày tuổi già neo đơn. Lão yêu nó lắm và nâng nịu gọi nó là Cậu Vàng. Lão coi nó như đứa con của con trai mình, như đứa cháu của lão. Mỗi bữa cơm lão đều giành phần cho nó. Chó và chủ suốt ngày quấn quýt lấy nhau . Một năm vào lúc thóc gạo kém, nhà nghèo lại càng thêm nghèo, lão Hạc đã có ý định bán con chó. Lão bàn việc ấy với ông giáo, cứ mỗi lần gặp nhau là lão lại nói về chuyện án con chó Vàng của lão đến nỗi ông giáo tin rằng lão chỉ nói vậy thôi chứ lão sẽ không bao giờ bán chó. Sự băn khoăn của lão Hạc đã cho thấy lão rất yêu con chó Vàng-kỉ vật mà đứa con lão để lại cho lão. Lão không nợ bán chó vì thương con, không biết có bao giờ được trông thấy đứa con của mình một lần nữa? Tình yêu con của lão Hạc còn được thể hiện ở chỗ vào năm mất mùa đói kém, khi đã bòn hết tất cả những gì có thể ăn được trong vườn nhà, lão cũng không đụng đến tiền lão bòn vườn để dành cho con. Lão thà ăn củ rong, củ chuối chứ nhất quyết không phạm đến tiền bòn từ mảnh vườn mà “ ngày còn mồ ma mẹ cháu, mẹ cháu đã thắt lưng buộc bụng mua cho nó”.Không chỉ là một người cha hết mực yêu thương con, lão Hạc còn là đại diện tiêu biểu của một nguwofi nông dân giàu lòng tự trọng. Lão nhận ra sự khó chịu của bà vợ ông giáo vì lão hay sang nhà ông giáo nói chuyện, từ đấy lão không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào của ông giáo mà ocn từ chối như là hách dịch. Đặc biệt, chi tiết lão Hạc ăn bả chó để tự vẫn là biểu hiện cao nhất của lòng tự trọng. Lão đau đớn, dằn vặt và xấu hổ khi mình đã trót lừa một con chó, để nó kêu ư ử nhìn lão như đang oán trách. Lão chọn chính cái cách mà lão đã lừa con chó Vàng để kết liễu cuộc đời mình như một sự tự trừng phạt đích đáng đối với lão.Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện được số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ. Đó là bi kịch của con người bị hoàn cảnh tha hoá. Song bên cạnh đó, nhà văn cũng gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của người nông dân. Từ đó làm nên giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.

24 tháng 10 2019

Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu Văn học hiện thực 1930-1945. Truyện ngắn “ Lão Hạc” là một tác phẩm hay viết về người nông dân của ông. Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Lão Hạc hiện lên là một người nông dân chịu thương chịu khó nhưng bị dòng đời và số phận xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Vợ lão mất sớm, một mình lão làm lụng nuôi con. Đến khi đứa con trai của lão đến tuổi dựng vợ gả chồng, có yêu một cô ở trong làng , nhưng vì nhà gái thách cưới cao quá nên lão Hạc không thể cưới vợ cho con. Đó là bi kịch của một người cha mà không thể lo cho con một cái đám cưới đàng hoàng. Nhưng dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào đi nữa, lão Hạc vẫn hiện lên là một người cha hết mực yêu thương con. Vợ lão chết, lão không lấy vợ mà ở vậy nuôi con. Có phải chăng lão muốn tránh cho đứa con thân yêu của lão cái cảnh mẹ ghẻ con chồng? Khi con trai lão đòi bán vườn lấy vợ, lão không đồng ý là vì suy nghĩ cho cuộc sống tương lai sau này của vợ chồng con lão. Nếu bán vườn đi thì rồi lấy nhau về lấy gì kiếm sống qua ngày. Khi không lấy được vợ, thằng con lão buồn quá nghĩ quẩn rồi xin đi làm ở đồn điền cao su. Lão biết “ cao su đi dễ khó về” nhưng thấy con như vậy cũng không biết ngăn cản ra sao. Nỗi lòng của người cha nghèo nào có mấy ai hiểu được. Trước khi đi, con lão để lại cho lão một con chó Vàng hàng ngày trò chuyện cùng lão cho qua tháng đoạn ngày tuổi già neo đơn. Lão yêu nó lắm và nâng nịu gọi nó là Cậu Vàng. Lão coi nó như đứa con của con trai mình, như đứa cháu của lão. Mỗi bữa cơm lão đều giành phần cho nó. Chó và chủ suốt ngày quấn quýt lấy nhau . Một năm vào lúc thóc gạo kém, nhà nghèo lại càng thêm nghèo, lão Hạc đã có ý định bán con chó. Lão bàn việc ấy với ông giáo, cứ mỗi lần gặp nhau là lão lại nói về chuyện án con chó Vàng của lão đến nỗi ông giáo tin rằng lão chỉ nói vậy thôi chứ lão sẽ không bao giờ bán chó. Sự băn khoăn của lão Hạc đã cho thấy lão rất yêu con chó Vàng-kỉ vật mà đứa con lão để lại cho lão. Lão không nợ bán chó vì thương con, không biết có bao giờ được trông thấy đứa con của mình một lần nữa? Tình yêu con của lão Hạc còn được thể hiện ở chỗ vào năm mất mùa đói kém, khi đã bòn hết tất cả những gì có thể ăn được trong vườn nhà, lão cũng không đụng đến tiền lão bòn vườn để dành cho con. Lão thà ăn củ rong, củ chuối chứ nhất quyết không phạm đến tiền bòn từ mảnh vườn mà “ ngày còn mồ ma mẹ cháu, mẹ cháu đã thắt lưng buộc bụng mua cho nó”.Không chỉ là một người cha hết mực yêu thương con, lão Hạc còn là đại diện tiêu biểu của một nguwofi nông dân giàu lòng tự trọng. Lão nhận ra sự khó chịu của bà vợ ông giáo vì lão hay sang nhà ông giáo nói chuyện, từ đấy lão không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào của ông giáo mà ocn từ chối như là hách dịch. Đặc biệt, chi tiết lão Hạc ăn bả chó để tự vẫn là biểu hiện cao nhất của lòng tự trọng. Lão đau đớn, dằn vặt và xấu hổ khi mình đã trót lừa một con chó, để nó kêu ư ử nhìn lão như đang oán trách. Lão chọn chính cái cách mà lão đã lừa con chó Vàng để kết liễu cuộc đời mình như một sự tự trừng phạt đích đáng đối với lão.Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện được số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ. Đó là bi kịch của con người bị hoàn cảnh tha hoá. Song bên cạnh đó, nhà văn cũng gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của người nông dân. Từ đó làm nên giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.