Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Bố cục 3 phần của bài văn:
Mở bài: Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật lão Hạc.Thân bài:Khái quát về cuộc đời và số phận của lão Hạc.Tình yêu thương con của lão Hạc.Lòng tự trọng của lão Hạc.Kết bài: Khái quát lại những nét đẹp trong nhân vật lão Hạc và ý nghĩa của tác phẩm.b. Mở bài gồm 2 đoạn văn:
Đoạn văn đầu tiên giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật lão Hạc.Đoạn văn thứ hai khái quát về cuộc đời và số phận của lão Hạc.c. Nhiệm vụ và cách trình bày phần thân bài:
Nhiệm vụ chính của phần thân bài là phân tích, chứng minh, bình luận về những nét đẹp trong nhân vật lão Hạc.
Phần thân bài gồm 3 đoạn văn:
Đoạn văn đầu tiên phân tích tình yêu thương con của lão Hạc.Đoạn văn thứ hai phân tích lòng tự trọng của lão Hạc.Đoạn văn thứ ba khái quát lại những nét đẹp trong nhân vật lão Hạc và ý nghĩa của tác phẩm.Mỗi đoạn văn trong phần thân bài có nhiệm vụ làm rõ một nét đẹp trong nhân vật lão Hạc.
Câu chủ đề mỗi đoạn nằm ở đầu đoạn văn. Sau câu chủ đề, người viết triển khai luận điểm bằng cách phân tích, chứng minh, bình luận về những dẫn chứng trong tác phẩm.
Giữa các đoạn văn phần thân bài có liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
Ngoài trình bày dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm, người viết có trình bày cảm nhận riêng, có bộc lộ cảm xúc về nhân vật và tác phẩm.
Người viết sử dụng các thao tác lập luận phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh để làm rõ những nét đẹp trong nhân vật lão Hạc.
d. Kết bài:
Khái quát lại những nét đẹp trong nhân vật lão Hạc và ý nghĩa của tác phẩm.Đưa ra những cảm nhận riêng về nhân vật lão Hạc và tác phẩm.Khẳng định giá trị của tác phẩm Lão Hạc trong nền văn học Việt Nam.Dàn ý:
Mở đoạn:
- Giới thiệu văn bản "Tức nước vỡ bờ" và truyện ngắn "Lão Hạc".
Thân đoạn:
- Nêu nội dung chính của hai văn bản:
+ "Tức nước vỡ bờ" lên án chính sách và bộ mặt bọn thực dân phong kiến tàn bạo, đồng thời thể hiện thật cảm động cuộc sống cùng quẫn và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.
+ "Lão Hạc" nói về số phận nghèo khổ, khốn khó của người cố nông nghèo không bị tha hóa dù cuộc sống có đẩy bản thân đến bước đường cùng như thế nào.
- Làm rõ cuộc đời của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":
+ nghèo khổ khốn khó, sống trong cảnh bị đàn áp và xã hội không có sự công bằng.
+ người phụ nữ nông dân quanh năm làm lụng vất vả nhưng không đủ ăn vì bị bọn cường hào vơ vét hết.
- Làm rõ tính cách của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":
+ là một người phụ nữ thương chồng thương con qua chi tiết chị đứt ruột bán cái Tí để lo nộp thuế cho người em chồng đã mất trước đây 3 năm.
+ là một người phụ nữ vô cùng lễ phép, đầy đủ đức hạnh qua chi tiết Chị nói chuyện với bà lão hàng xóm.
+ là người không chịu khuất phục trước sự đàn áp, có sức mạnh tiềm tàng đứng lên đấu tranh thể hiện chân lý "Có áp bức ắt có đấu tranh".
- Làm rõ cuộc đời của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":
+ là một người cố nông nghèo mất vợ sớm, không đủ tiền cho con trai cưới vợ.
+ túng quẫn, tài sản chỉ vỏn vẹn mấy thước đất.
- Làm rõ tính cách của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":
+ là một người cha vô cùng yêu thương con qua chi tiết không muốn sống vì sợ là gánh nặng cho con.
+ là người vô cùng yêu thương động vật qua chi tiết Lão rất cưng cậu Vàng.
=> Từ hai nhân vạt trên, ta thấy được cuộc đời của nông dân trong xã hội cũ vô cùng túng quẫn, nghèo khó, khốn khổ rất đáng thương.
=> Mặc dù họ có phẩm chất vô cùng đẹp đẽ, nhưng những người nông dân vẫn không có cuộc sống tốt đẹp.
Kết đoạn:
- Tổng kết lại vấn đề
Ví dụ: Dưới ngòi bút của các tác giả, phẩm chất và của người nông dân được hiện lên vô cùng thực tế, mang giá trị hiện thực rất cao. ngoài ra các tác phẩm còn có tính chiến đấu thắng đậm cảm hứng nhân đạo, nhân văn.
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
Những người nông dân - ông Hai và lão Hạc trong tác phẩm của Kim Lân và Nam Cao vừa có điểm chung lại có sự khác biệt độc đáo.
Họ đều là những người nông dân hiền lành, chân chất, giàu lòng tự trọng.
Ông Hai yêu tha thiết làng Chợ Dầu của minh và đauđớn, nhục nhã khôn xiết khi biết tin làng theo giặc để rồi vỡ òa trong niềm vui sướng khi nghe tin cải chính. Tình yêu làng của ông Hai là tình yêu trong lành, nguyên sơ. Và tình yêu ấy tưởng chừng như là tình yêu vị kỉ nhưng lại cao cả vô cùng khi ông Hai sẵn sàng từ bỏ làng nếu làng theo giặc bởi ông theo cách mạng, theo cụ Hồ. Như vậy, tình yêu làng hòa quyện trong tình yêu nước và tình yêu nước kết nối những người nông dân với nhau.
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao lại trải qua cuộc đời khốn khó nhiều bi kịch. Lão sống cô đơn với tuổi già cùng con chó Vàng bởi con trai lão vì phẫn chí đã bỏ đi đồn điền cao su biền biệt không về. Lão giành tình yêu cho cậu Vàng, chăm sóc nó, yêu thương nó, chia sẻ vui buồn với nó nhưng rồi vì đói kém mà lão phải đau đớn bán nó đi. Bán cậu Vàng đi, lão đau khổ biết chừng nào và lão cũng bắt đầu chuẩn bị cái chết của riêng mình. Vì không muốn phạm vào tiền bòn vườn của con trai, lão đã sống khổ sống sở để rồi chọn cái chết đau đớn, vật vã bằng bả chó. Lão chết đi trong nỗi cô đơn vì chẳng có lấy người thân nào ở cạnh. Lão chết đi trong nỗi cô đơn khi hàng xóm chẳng ai hiểu tâm tư của lão, chỉ thấy lão gàn dở và xấu xa. Lão chết đi vì trọng danh dự và vì tình phụ tự. Ở lão Hạc, Nam Cao đã làm nổi bật lên vẻ đẹp nhân cách sáng ngời ngay trong sự tăm tối của đói nghèo. Lão không đánh mất nhân cách như nhiều nhân vật khác trong các sáng tác của Nam Cao, cho đến lúc vật vã với cái chết, lão vẫn ttong trẻo, đẹp đẽ bởi nhân cách sáng ngời.
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã sinh ra những tác giả và tác phẩm để đời. Đặc biệt trong văn học hiện thực phê phán 1930-1945 ai đọc rồi thì không thể quên được, nó cứ ám ảnh đeo đuổi ta mãi. Mặc dù hình ảnh người nông dân bước vào văn học từ những câu ca xưa, từ những áng văn cổ điển nhưng đến với dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945, ta gặp những chị Dâu, anh Dậu, cái Tí, cái Bần, Chí Phèo, Thị Nở, lão Hạc, anh Pha …. Họ đến và họ không ra đi, họ bắt tay, xót xa, cay đắng mãi với cuộc đời họ. Họ bắt ta phải ngẫm nghĩ mãi về ánh sáng lương tâm, lương tri trong con người họ về sự cùng cực để bức ra cuộc sống ngột ngạt ấy của họ. Riêng mảng đề tài về người nông dân, chúng ta phải xếp lên nhóm đầu Lão Hạc, Chí Phèo của Nam Cao và Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Các tác phẩm tuy chỉ là những truyện ngắn nhưng sức khái quát của chúng không hề nhỏ. Đọc tác phẩm, người ta thấy cả không khí ngột ngạt mà người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám phải chịu đựng. Và ở giữa cái guồng quay tàn nhẫn ấy, có những con người, những thân phận đang cố chới với thoát khỏi dòng đời một cách đầy tuyệt vọng.
a. Đoạn trích trích trong Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn. Của nhóm tác giả Ngô gia văn phái.
b. Đoạn văn là lời của Quang Trung nói với tướng sĩ, khi ông ở Tam Điệp. Đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng là của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở, Lân mà còn khen ngợi để khích lệ tinh thần họ.
a, Đoạn trích trên trích trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí".
Tác giả: Ngô gia văn phái
b, Đoạn văn là lời nói của Quang Trung với tướng sĩ.
Trong hoàn cảnh: ở núi Tam Điệp, đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở và Lân mà ngược lại còn khích lệ tinh thần họ.