K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2020

 Từ thời nhà Lý, Thăng Long đã trở thành không chỉ là trung tâm chính trị, hành chính, quân sự mà còn là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước

31 tháng 10 2023

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, kinh thành Thăng Long đã trải qua nhiều biến động về chính trị, kinh tế và văn hóa. Về mặt chính trị, Thăng Long đã trở thành trung tâm chính trị của Đại Việt và được chia thành nhiều phường tập trung theo ngành nghề sản xuất. Trong giai đoạn này, Thăng Long đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế hàng đầu ở Đông Nam Á. Về mặt kinh tế, Thăng Long phát triển mạnh mẽ nhờ trở thành trung tâm giao thương và công cụ chính sách của triều đình. Thương nghiệp và buôn bán tại các chợ diễn ra sôi động, thu hút sự giao thương với các nước láng giềng và các điểm đến xa hơn như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Về mặt văn hóa, Thăng Long đã chú trọng phát triển giáo dục, lập các trường học và tổ chức các kỳ thi Nho học để chọn ra những người tài giỏi làm quan. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, Thăng Long đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng trong lịch sử của Việt Nam.

-Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là gì?-Nhà Lý được thành lập năm bao nhiêu?-Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?-Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm bao nhiêu?-Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta xuất hiện ở triều đại nào?-Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành:-Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?-Cấm quân  có nhiệm vụ...
Đọc tiếp

-Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là gì?

-Nhà Lý được thành lập năm bao nhiêu?

-Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

-Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm bao nhiêu?

-Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta xuất hiện ở triều đại nào?

-Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành:

-Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

-Cấm quân  có nhiệm vụ canh gác ở đâu?

-Việc để quân địa phương đóng ở các lộ, luân phiên vừa luyện tập, vừa làm ruộng có tác dụng gì?  

-Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế trong thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến là gì?  

-Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự ra đời của thành thị trung đại? 

-Vì sao tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh - Tiền Lê có bước phát?

 

 

1
31 tháng 10 2021

1, Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là: LỘ - PHỦ - CHÂU

2, Nhà Lý được thành lập vào CUỐI NĂM 1009 ( Do Lý Thái Tổ lên ngôi và thành lập)

3, Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:

- Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp với tình hình đất nước. 

- Muốn chọn một nơi có địa thế thuận lợi (Đại La nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ), để ổn định về chính trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên)

4, Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm 1054

5, Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta xuất hiện ở triều đại NHÀ LÝ (Do Lý Thái Tông cho soạn vào năm 1042)

6, Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành THĂNG LONG

7,  Pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò vì để bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp, phát triển sản xuất.

8, Cấm quân  có nhiệm vụ canh gác ở:   

+ Quân Tùy Long làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ nơi vua ở và làm việc 

+ Quân Tứ sương làm nhiệm vụ canh gác bên ngoài các vòng thành ở kinh đô Hoa Lư.

9, Việc để quân địa phương đóng ở các lộ, luân phiên vừa luyện tập, vừa làm ruộng có tác dụng là: VỪA ĐẢM BẢO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, VỪA BẢO VỆ ĐƯỢC AN NINH QUỐC PHÒNG.

10, Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế trong thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến là: ĐÓNG KÍN NỀN KINH TẾ TRONG CÁC LÃNH ĐỊACÒN THÀNH THỊ TỰ DO TRAO ĐỔI HÀNG HÓA.

11, Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự ra đời của thành thị trung đại: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

12, Tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển vì:

+ Ruộng đất trong nước nói chung thuộc quyền sở hữu của làng, xã. Nhân dân trong làng, xã chia đều ruộng đất cho nhau để cày cấy.

+ Tổ chức lễ cày TỊCH ĐIỀN hằng năm để khuyến khích nhân dân sản xuất

+ Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng

+ Nhà nước chú ý đến vẫn đề trị thủy, đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng.

+ Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích

=> Mùa lúa các năm 987, 989 đều tươi tốt, được mùa liên tục. Nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển.

                                  CHÚC BẠN HỌC TỐT ! :))

27 tháng 8 2017

Lời giải:

Thời Lý, kinh thành Thăng Long đã dần trở thành đô thị phồn thịnh, biểu hiện: 

- Phía trong Hoàng thành là nơi làm việc, sinh hoạt của nhà vua và hoàng thất. Có nhiều cung điện được xây dựng nguy nga bằng gỗ, lợp ngói ống, đầu có bít ngói hình rồng, hình phượng, hình hoa sen tạo thành một điềm mái mĩ lệ trước lầu rồng, gác phượng. Ngoài một số cung điện còn có lầu gác hai- ba tầng, từ xã đã thấy cung điện vua ngự cao đến 4 tầng.

- Phía ngoài Hoàng thành có khu dân cư với hệ thống chợ- bến, phường phố công thương nghiệp và những xóm trại nông nghiệp…

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

23 tháng 12 2021

Biểu hiện nào sau đây không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý?

A. Cung điện được xây dựng nguy nga, tráng lệ

B. Dân cư tập trung đông đúc phía ngoài hoàng thành

C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển

D. Các thương nhân châu Âu đến buôn bán và lập thương điếm

12 tháng 1 2022

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Công trình kiến trức đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Tháng 12/2002, các chuyên gia đã tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19.000m2 tại trung tâm chính trị Ba Đình – Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và của cả Đông Nam Á này đã phát lộ những dấu vết của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình lịch sử trải dài 13 thế kỷ với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau.

Những dấu vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ VII đến thế kỷ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010-1945).

Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới. Đây là niềm tự hào của không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả đất nước Việt Nam.

Với những thông tin dữ liệu được cập nhật một cách hệ thống, đầy đủ, kịp thời, Ban biên tập website www.hoangthanhthanglong.vn mong muốn giúp cho độc giả, khách du lịch trong nước và nước ngoài và những ai quan tâm đến Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long hiểu thêm về những giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản quý giá này.

12 tháng 11 2021

Câu 3 :

-Thăng Long tứ trấn là khái niệm xuất hiện trong dân gian để chỉ về bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông Tây Nam Bắc của thành Thăng Long, hoặc bốn kinh trấn hay còn gọi là nội trấn (ngoài ra là các phiên trấn) bao quanh kinh thành Thăng Long.

Đông trấn: "Bạch Mã tối linh từ" (đền Bạch Mã) (phố Hàng Buồm) thờ thần Long Đỗ - thành hoàng Hà Nội. Đền được xây dựng từ thế kỷ 9Tây Trấn: "Tây Trấn từ" (đền Voi Phục), (hiện nằm trong Công viên Thủ Lệ) thờ Linh Lang - một hoàng tử thời nhà Lý. Đền được xây dựng từ thế kỷ 11Nam trấn: "Kim Liên từ" (đền Kim Liên), trước đây thuộc phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức (nay là phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội), thờ Cao Sơn Đại Vương. Đền được xây dựng từ thế kỷ 17Bắc trấn: "Trấn Vũ quán" (đền Quán Thánh), (cuối đường Thanh Niên), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Đền được xây dựng từ thế kỷ 10
12 tháng 11 2021

tham khảo !

1.

Có thể nói kiến trúc hoàng cung Thăng Long là một đỉnh cao của sự tiến bộ của kiến trúc đương thời lúc bấy giờ. Không chỉ có diện tích và quy mô to lớn, kiến trúc và trang trí nội thất bên trong còn rất nguy nga và tráng lệ thể hiện được sự quyền quý của quý tộc. Sách sử xưa có viết về cung điện Thăng Long được chạm trổ hết sức khéo léo, là công trình được thi công xây dựng tỉ mỉ từ trước đến nay chưa từng có. Bên trong cung điện đều sơn son, cột điện thì vẽ các hình long, hạc, tiên nữ qua đó bạn có thể hình dung vẻ đẹp quy nga và tráng lệ của cung Thăng Long lúc bấy giờ.

2.

Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370). Ông đỗ Hoàng giáp năm 1304. Nguyễn Trung Ngạn thuở nhỏ tên là Cốt, tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Khi còn bé, Nguyễn Trung Ngạn được dân trong vùng nể phục, gọi là “thần đồng”. Ông không chỉ là vị quan giỏi việc nội chính mà còn là nhà ngoại giao xuất sắc.

-Trần Thì Kiến (1260 - 1330) người huyện Đông Triều, phủ Tân Hưng (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Khi làm quan triều Trần, ông là pháp quan liêm chính, giỏi lý số

 

3.là Đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên và đền Quán Thánh. Đây  4 ngôi đền thiêng được dựng lên để thờ 4 vị thần trấn giữ những vị trí huyết mạch của mảnh đất Thăng Long.

3 tháng 1 2022

Kinh đô Thăng Long chính thức hình thành:

a. Năm 983 dưới thời Ngô.

b. Năm 970 dưới thời Đinh.

c. Năm 1010 dưới thời Lý Thái Tổ.

d. Năm 1075 dưới thời Lý Thánh Tông.

21 tháng 12 2021

vua Lý Thái Tổ

21 tháng 12 2021

vua Lý Thái Tổ