K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2017

Nguyễn Thiếp cho rằng học phải theo trình tự trước - sau, thấp - cao : "Lúc đầu học Tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên...". Nghĩa là người học phải bắt đầu từ những kiến thức có sở, nền tảng. Học rộng là cần thiết song cần phải biết suy nghĩ để thâu tóm những cái tinh tuý, cốt lõi nhất. Đặc biệt, học phải đi đôi với hành, kiến thức trong sách vở phải được thể nghiệm vận dụng vào thực tiễn đời sống : "Theo điều học mà làm".

Qua đó có thể thấy đc tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Thiếp

Viết đoạn văn cho thấy điểm tiến bộ và điểm cần bổ sung so với ngày nay trong quan điểm học tập của Nguyễn Thiếp ( Bàn luận về phép học sgk ngữ văn 8 tập 2 )HELP ME!Điểm tiến bộTư tưởng của Nguyễn Thiếp là nền tảng cho những quan điểm học đúng đắn ngày nay: học để làm người, học đi đôi với hành...Điểm cần bổ sungMục đích của việc không không chỉ là biết rõ đạo làm người, rèn...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn cho thấy điểm tiến bộ và điểm cần bổ sung so với ngày nay trong quan điểm học tập của Nguyễn Thiếp ( Bàn luận về phép học sgk ngữ văn 8 tập 2 )

HELP ME!

Điểm tiến bộ
Tư tưởng của Nguyễn Thiếp là nền tảng cho những quan điểm học đúng đắn ngày nay: học để làm người, học đi đôi với hành...
Điểm cần bổ sung
Mục đích của việc không không chỉ là biết rõ đạo làm người, rèn luyện đạo đức mà còn phát triển năng lực trí tuệ, rèn kĩ năng sống, có thể chất khỏe mạnh...để con người phát triển toàn diện. Từ đó mới có thể sống có ích, đóng góp, xây dựng đất nước.

Gợi ý

* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành
Thế nào là học? Thế nào là hành? => Học đi đôi với hành là gì?
* Tại sao học phải đi đôi với hành
- Nếu hành mà không học thì sao? -> Dẫn chứng
Nếu học mà không hành thì sao? -> Dẫn chứng
Học đi đôi với hành mang lại hiệu quả, tác dụng như thế nào? -> Lilě+ Dẫn chứng
* Làm thế nào để học đi đôi với hành có hiệu quả: đưa ra nhưng giải pháp, hành động cụ thể.
* Bàn luận mở rộng: phê phán lối học đối phó, học chay, học vẹt...
* Liên hệ bản thân.

0
14 tháng 3 2018

Giúp mình với mọi người ơi huhu mai ktra 15 văn

13 tháng 8 2018

2)Gợi ý :

* Mục đích học:
-Biết rõ đạo(đạo lí làm người,đối xử giữa người với người)
-Xây dựng đất nước
*Phương pháp học:
-Từ thấp đến cao
-Học rộng,hỉu sâu
-Học đi đôi với hành
=>Tác dụng:đất nước sẽ có nhìu nhân tài=>phát triển
*Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành
-Giải thích:
."Học":là sự tích lũy về tri thức
."Hành":là vận dụng lí thuyết vào cuôc sống hay để làm bài tập
(Neu ra 1 số dẫn chứng trong cuộc sống.VD:đối với 1 bác sĩ,cả lí thuyết và thực hành đều quan trong như thja' nèo....)
.Tai sao học phải đi đôi với hành?
Cần phải kết hợp giữa học và hành vì dei là phương pháp hoc tập đúng đắn

6 tháng 4 2018
  • Mở bài:

Mối quan hệ giữa học và hành là vấn đề vốn được các nhà giáo dục rất chú trọng. Ở mỗi thời đại có những quan niệm khác nhau nhưng chung quy lại là không thể biệt lập hai quá trình này. Có thể nói “học” và “hành” là hai yếu tố tồn tại trong một mối quan hệ tương hỗ, gắn kết bền chặt không thể tách rời. Qua “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng đã nói rõ điều này.

  • Thân bài:

La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp chú trọng vào hai việc: Thứ nhất là học cái gì? Thứ hai là học như thế nào?

Theo ông, mục đích của việc học là để làm người tốt, có nhân cách cao thượng, biết phân biệt lẽ đúng sai, phải trái. Học để giữ gìn đạo lí và đem tài năng ra giúp ích cho đời. Ông chủ trương giáo dục đạo làm người, lấy đạo làm gốc rễ, thông qua giáo dục đào tạo nên những con người có tri thức vững vàng, có đạo đức trong sáng phù hợp với quy phạm đạo đức phong kiến.

Có thể nói đó là một quan niệm đúng đắn, hết sức tiến bộ. Lấy giáo dục làm phương tiện để duy trì, phát triển và cai trị xã hội, phục vụ đắc lực cho triều đình. Thế nhưng, ông vẫn xem mục đích tối thượng của việc học là để nâng cao hiểu biết cho con người. Con người có hiểu biết thì mới làm đúng, xã hội ổn định, triều đình ngay ngắn, đất nước thái bình. Đạo đức được đề cao, luật pháp nghiêm minh, kẻ xấu cũng ít đi. Nền chính học vì thế mà cũng được lưu truyền đời đời. Đạo học cũng vì thế mà cũng được đề cao, tỏa sáng.

Từ tư tưởng tiến bộ ấy, Nguyễn Thiếp đã vận dụng vào công việc chấn chỉnh đạo học nước ta một cách quyết liệt. Ông hết lòng chăm lo việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học và phổ biến trong dân. Chỉ trong hai năm ông đã chỉ đạo biên soạn những bộ sách cần thiết cho việc dạy học, mở rộng việc dạy và học trong khắp dân chúng, khiến ai cũng hồ hởi, phấn khởi học tập.

Thực hiện việc học, Nguyễn Thiếp cho rằng học tập là một quá trình gian nan, cần phải có thời gian để tiến hành và đạt được hiệu quả. Trước hết là học từ thấp đến cao. Sau đó học rộng rồi tóm lại cho gọn, cứ theo điều học mà làm.

Học rộng có nghĩa là học nhiều thứ trong đời sống, miễn cái gì cần thiết là bắt buộc phải học. Có hiểu biết con người mới tự tin làm việc, không còn sợ hãi hay lầm lẫn trong công việc, hạn chế được những rủi ro. Thực tế cho thấy, con người luôn tồn tại trong những mối quan hệ cộng sinh, tương tác trực tiếp với thế giới tự nhiên và xã hội. Bởi thế, để thành công chúng ta buộc phải có hiểu biết về thế giới một cách rõ ràng và chặt chẽ. Mục đích của việc học rộng là giúp ta thông tuệ và tiến đến làm chủ tri thức.

Nguyễn Thiếp cũng khuyến khích “cứ theo điều học mà làm”. Giữa hành động và hiểu biết phải được gắn kết chặt chẽ. Học tập lí thuyết phải hướng đến hành động để không lệch hướng. Hành động phải được sự chỉ đạo của lí thuyết để khỏi sai lầm. Đó là mối quan hệ biện chứng của học và hành mà Nguyễn Thiếp đã rất quan tâm.

Thực tế cho thấy, nếu ta chỉ chú trọng học để nắm lí thuyết mà không thực hành thì có kiến thức mà không có kĩ năng, kinh nghiệm, trải nghiêm thực tế, làm việc dễ sai lầm, thất bại. Một người chỉ hay chữ mà không vận dụng vào công việc, tạo ra một giá trị hữu ích thì tri thức đó cũng trở nên vô dụng. Họ chỉ giỏi nói mà không biết làm, giỏi khoa trương, phù phiếm, lừa dối người khác mà thôi.

Còn nếu chỉ chăm chú thực hành theo kinh nghiệm mà không học bài bản thì có kĩ năng, biết làm việc nhưng lại thiếu hiểu biết, chỉ làm những việc nhỏ, đơn sơ chứ không thể làm những việc phức tạp, lớn lao cần nhiều trí tuệ. Nhiều khi họ cố chấp sẽ dễ mắc sai lầm, vô tình trở thành kẻ phá hoại.

Lời dạy “Cứ theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp hết sứ đúng đắn. Nếu đã học kĩ càng thì cứ theo cái hiểu biết mà từng biết tiến hành công việc, không gì phải vội vã. Nếu điều học chưa đứng thì chỉnh sửa, nếu điều học đã đúng thì phát huy cao lên. Không những công việc vững vàng mà tri thức cũng được rèn luyện và tăng thêm, sai lầm được phát hiện và hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Qua thực tế mà kiểm chứng điều đã học, hoàn thiện bản thân, tránh được những tổn thất không đáng có. Cuộc sống vốn rất khắc nghiệt, thêm một vài lần thất bại, làm mất đi của cải sao có thể gặt hái hạnh phúc được.

Như vậy, có thể nói học và hành là hai mặt của một quá trình biện chứng và liên tục không thể tách rời. Muốn thành công nhất định phải kết hợp chặt chẽ giữa học và hành, cứ theo điều đã học mà làm như lời La Sơn Phu Tử đã dạy.

Biến sự thông hiểu thành hành động hữu ích giúp đời là mục đích của việc học. Tri thức chỉ hữu ích khi nó tạo ra một giá trị nào đó cho cuộc sống con người, thực sự là động lực giúp xã hội ổn định và phát triển. Hành động là hệ quả không thể khác của việc thông hiểu lí thuyết.

  • Kết bài:

Biết phân biệt lẽ đúng sai, phải trái, đề cao lẽ phải, xa rời cái xấu, cái ác, giữ gìn đạo đức và nền chính học là nhiệm vụ của người đi học. Nghĩa là, sự hiểu biết phải phục vụ cho cái tốt, cái đẹp, hướng đến phục vụ con người, vì con người. Biết kiểm nghiệm tri thức, rút kết kinh nghiệm cho bản thân và có lựa chọn đúng đắn nhất, sáng suốt nhất. Bởi tri thức không phải lúc nào cũng đúng, có khi nó sai lệch, không nên áp dụng một cách khiên cưỡng, rập khuôn máy móc.

Nâng cao giá trị tri thức tự những kinh nghiệm thực là một nhiệm vụ không thể xem nhẹ. Chúng ta không chỉ biết tận hưởng các giá trị tri thức do cha ông để lại mà trách nhiệm của chúng ta là tiếp tục tạo ra các giá trị mới mẻ và tiến bộ, gìn giữ lại cho muôn đời sau.

11 tháng 8 2019

Luận điểm 1: Tác giả nêu lên mục đích chính của việc học

- Lựa chọn cách nói trực tiếp, không vòng vo, tác giả khẳng định mục đích chính của việc học là học đạo lí, học làm người bằng sự so sánh, liên tưởng đến hiện tượng có thật: ngọc không mài không thành đồ vật.

Luận điểm 2: Phê phán những lối học sai trái, lệch lạc, không đạt hiệu quả

- Tác giả tiếp tục nêu thẳng thực trạng nền giáo dục nước ta từ khi lập quốc đã bị thất truyền. Các lối học ông đưa ra phê phán bao gồm:

+ Lối học a dua, hình thức

+ Lối học hòng cầu danh lợi

+ Đặc điểm chung của cả 2 lối học này và những lối học tiêu cực khác là đều không quan tâm đến tam cương, ngũ thường, đến kiến thức thực học mà chỉ để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng.

+ Kết quả của những lối học lệch lạc: Hỏng từ chúa đến quần thần đến dân chúng. Chính điều ấy là một trong những nguyên nhân khiến nước mất nhà tan, vận nước ngắn ngủi, đời sống nhân dân không thể phát triển, văn minh được.

Luận điểm 3: Tác giả đề ra những phương pháp học đúng đắn, hiệu quả

- Mở rộng trường học, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cả nước được đi học không kể giai cấp, tầng lớp.

- Về tư tưởng, đạo lí gốc thì nhất định phải theo Chu Tử

- Về phương pháp học: học từ đơn giản đến phức tạp, tiến dần theo từng cấp học, học gắn liền với thực hành

⇒ Kết quả: đào tạo được nhân tài, nhà nước thịnh trị

- Ý nghĩa của phép học chân chính: tác giả dùng cách nói tăng tiến để thấy được mối quan hệ giữa giáo dục với chính trị: giáo dục tạo ra người tài đức, đất nước có người tài thì sẽ thái bình thịnh trị.

Luận điểm 4: Nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ

- Cách hành văn ngắn gọn, dễ hiểu, thuyết phục, không bị vòng vo, rườm rà.

6 tháng 7 2019

Từ xưa, ông cha ta dã có nhiều tiến bộ trong tư tưởng giáo dục. Điều đóđã được thể hiện qua bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Trong bài tấu này, ông đã nêu lên một phương pháp học :“Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Đó là mộtphương pháp học tốt và rất hữu ích mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đãđề ra. Tuy nhiên ngày nay, đa số các bạn học sinh vẫn chưa thể thực hiện đúng như lời dạy đó.Như La đã dạy “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn”, có nghĩa là khi học thì chúng ta cần chủ động nắm bắt và biết tóm lược kiến thức lại cho mình. Những điều được ghi trong sách vở đều là những kiến thức cầnthiết cho chúng ta nhưng không vì vậy mà ta lại cứ sử dụng và sao chép lại những kiến thức ấy một cách y nguyên mà không biết chọn ra nhữngkiến thức trọng tâm nhất cho chính mình. Chỉ có nắm được kiến thứcchính thì khi cần phải áp dụng vào thực tế ta chỉ cần liên hệ thêm vớikiến thức mở rộng rồi áp dụng. Nhưng nếu chỉ học rộng mà không tómlược lại cho gọn thì đến khi cần, ta lại không thể tìm ra được những nộidung cần thiết để đưa vào sử dụng trong từng trường hợp. Thật khôngmay vì ngày nay, nhiều bạn học sinh vẫn có thói quen học tập như vậy,chỉ học một lúc hai ba kiến thức mà không biết cách tóm lược lại, để đến khi làm bài lại không chọn ra được kiến thức nào cần thiết để sử dụng rồidẫn đến lạc đề hoặc không đi đúng vào trọng tâm bài tập. Thật là một lốihọc hết sức nguy hiểm!Còn về phương pháp học “Theo điều học mà làm” của La, hay nói cáchkhác chính là “học đi đôi với hành” như ông bà ta khi xưa đã dạy. Tạisao vậy? Vì chỉ khi học rồi biết cách áp dụng vào thức tế thì ta mới cóthể nhớ rõ, nhớ sâu những kiến thức mình đã được học. Các bạn thử nghĩmà xem, nếu ta chỉ học suông qua sách vở mà không chịu chăm chỉ làmthêm bài tập thì liệu trong những kì thi, ta có biết cách giải quyết nhữngthắc mắc trong đề bài, làm đúng bài tập một cashc suông sẻ? Thực tế đãchứng minh rằng, đa phần các bạn học sinh biết rõ được phương pháphọc và vận dụng kiến thức thì sẽ tiếp thu được kiến thức lâu hơn lànhững bạn chỉ học qua sách vở mà không biết ứng dụng.Mặc dù ngày nay đất nước ta đã tiến bộ, nền giáo dục đang ngày càngđược nâng cao nhưng việc thực hiện đúng như lời dạy của La thì có lẽ đóvẫn còn là một việc làm khó. Việc học chỉ để chạy theo bằng cấp đã khiến một số bạn học sinh không còn quan tâm đến việc học và tiếp thu kiến thức như thế nào là đúng đắn nhất. Việc thiếu điều kiện về kinh tế đã dẫn đến việc một số trường học vẫn chưa có đủ những thiết bị và dụng cụ dạy học cần thiết để các bạn học sinh có thể củng cố lại kiến thức cho chính mình, Hi vọng rằng trong một tương lai không xa, những hạn chế trong giáo dục bây giờ sẽ được giải quyết, để nước ta có thể hướng tới một nền giáo dục tân tiến nhất. Tuy đã cách chúng ta một thời gian khá lâu nhưng những lời dạy của La đến nay vẫn còn rất cần thiết và tất cả chúng ta đều đang cố gắng để thực hiện đúng theo lời dạy đó. Có lẽ, phương pháp học tập đúng đắn và hết sức hữu ích của ông sẽ không chỉ tồn tại ở ngày nay mà là ngày mai và một tương lai xa nữa, để mang đến cho các bạn học sinh phương pháp học tập tốt nhất, giúp ích cho việc học của chính bản thân mình.

8 tháng 5 2021

Tham khảo nha em, từ đây em có thể xây dựng thành bài văn, đoạn văn nheeee

Luận điểm 1: Tác giả nêu lên mục đích chính của việc học

- Lựa chọn cách nói trực tiếp, không vòng vo, tác giả khẳng định mục đích chính của việc học là học đạo lí, học làm người bằng sự so sánh, liên tưởng đến hiện tượng có thật: ngọc không mài không thành đồ vật.

Luận điểm 2: Phê phán những lối học sai trái, lệch lạc, không đạt hiệu quả

- Tác giả tiếp tục nêu thẳng thực trạng nền giáo dục nước ta từ khi lập quốc đã bị thất truyền. Các lối học ông đưa ra phê phán bao gồm:

+ Lối học a dua, hình thức

+ Lối học hòng cầu danh lợi

+ Đặc điểm chung của cả 2 lối học này và những lối học tiêu cực khác là đều không quan tâm đến tam cương, ngũ thường, đến kiến thức thực học mà chỉ để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng.

+ Kết quả của những lối học lệch lạc: Hỏng từ chúa đến quần thần đến dân chúng. Chính điều ấy là một trong những nguyên nhân khiến nước mất nhà tan, vận nước ngắn ngủi, đời sống nhân dân không thể phát triển, văn minh được.

Luận điểm 3: Tác giả đề ra những phương pháp học đúng đắn, hiệu quả

- Mở rộng trường học, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cả nước được đi học không kể giai cấp, tầng lớp.

- Về tư tưởng, đạo lí gốc thì nhất định phải theo Chu Tử

- Về phương pháp học: học từ đơn giản đến phức tạp, tiến dần theo từng cấp học, học gắn liền với thực hành

⇒ Kết quả: đào tạo được nhân tài, nhà nước thịnh trị

- Ý nghĩa của phép học chân chính: tác giả dùng cách nói tăng tiến để thấy được mối quan hệ giữa giáo dục với chính trị: giáo dục tạo ra người tài đức, đất nước có người tài thì sẽ thái bình thịnh trị.

Luận điểm 4: Nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ

- Cách hành văn ngắn gọn, dễ hiểu, thuyết phục, không bị vòng vo, rườm rà.

16 tháng 5 2022

Tham khảo :

Tư tưởng học tiến bộ được thể hiện ở phương pháp học: học để bồi lấy gốc; học tuần tự từ thấp đến cao; học rộng rồi tóm lược cho gọn; theo điều học mà làm.

25 tháng 3 2017

1.MB:-dẫn dắt vấn đề

-nêu vấn đề nghị luận: học và hành có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau không thể tách rời

2.TB:

LUẬN ĐIỂM 1:tốm được nội dung của văn bản:trong văn bản Nguyễn thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học.Học để làm người từ đó ông phê phán nghiêm khắc lối học hình thức hòng cầu danh lợi bởi nó gây ra tác hại vô cùng to lớn với gia đình và xã hội.Đồng thời ông đưa ra phương pháp học đúng đắn lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc sau đó tuần tự tiến lên học rộng rồi tóm gọn theo điều học mà làm.Có như vậy thì mới có người tài,đất nước thịnh trị.

LUẬN ĐIỂM 2:giải thích khái niệm học và hành

-học được hiểu là quá trình tiếp thu kiến thức và biến những kiến thức ấy thành của mình.Ngày nay việc học không chỉ đơn thuần thông qua sự chỉ dẫn của thầy cô,qua sách vở mà còn qua sự truyền dạy king nghiệm của người lớn ,qua trao đổi với bạn bè hoặc tự tìm hiểu.

-hành là thực hành ứng dụng vào thực tế

=>thục chất của việc học và hành là sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn chúng ta rút ra ưu khuyết điểm bổ sung cho lí thuyết.Đó là 2 mặt của 1 quá trình thồng nhất nó không hề tách rời mà gắn bó với nhau 1 cách chặt chẽ tác động qua lại với nhau.

LUẬN ĐIỂM 3:tại sao học lại đi đôi với hành

Luận cứ 1:có thể nói trong quá trình học tập kết hợp giữa học với hành là một phương pháp đúng đắnbởi việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức khắc sâu những điều đã học(dẫn chứng)

Luận cứ 2:tuy nhiên việc thực hành cũng rất cần tới lý thuyết.thực hành muốn thành công thì cần vai trò khơi gợi dẫn dắt bởi những kiến thức đã học luôn có vai trò định hướng dẫn dắt khơi gợi cho thực hành

LUẬN ĐIỂM 3:VẬY muốn kết hợp giữa học và hành chúng ta cần phải làm gì

-xác định dược mục đích học tập

LUẬN ĐIỂM 4 LÀ HỌC SINH CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ

3.KB;-KHẲNG ĐỊNH LẠI VẤN ĐỀ

-BÀI HỌC CHO BẢN THÂN

19 tháng 3 2018
  • Mở bài:

Mối quan hệ giữa học và hành là vấn đề vốn được các nhà giáo dục rất chú trọng. Ở mỗi thời đại có những quan niệm khác nhau nhưng chung quy lại là không thể biệt lập hai quá trình này. Có thể nói “học” và “hành” là hai yếu tố tồn tại trong một mối quan hệ tương hỗ, gắn kết bền chặt không thể tách rời. Qua “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng đã nói rõ điều này.

  • Thân bài:

La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp chú trọng vào hai việc: Thứ nhất là học cái gì? Thứ hai là học như thế nào?

Theo ông, mục đích của việc học là để làm người tốt, có nhân cách cao thượng, biết phân biệt lẽ đúng sai, phải trái. Học để giữ gìn đạo lí và đem tài năng ra giúp ích cho đời. Ông chủ trương giáo dục đạo làm người, lấy đạo làm gốc rễ, thông qua giáo dục đào tạo nên những con người có tri thức vững vàng, có đạo đức trong sáng phù hợp với quy phạm đạo đức phong kiến.

Có thể nói đó là một quan niệm đúng đắn, hết sức tiến bộ. Lấy giáo dục làm phương tiện để duy trì, phát triển và cai trị xã hội, phục vụ đắc lực cho triều đình. Thế nhưng, ông vẫn xem mục đích tối thượng của việc học là để nâng cao hiểu biết cho con người. Con người có hiểu biết thì mới làm đúng, xã hội ổn định, triều đình ngay ngắn, đất nước thái bình. Đạo đức được đề cao, luật pháp nghiêm minh, kẻ xấu cũng ít đi. Nền chính học vì thế mà cũng được lưu truyền đời đời. Đạo học cũng vì thế mà cũng được đề cao, tỏa sáng.

Từ tư tưởng tiến bộ ấy, Nguyễn Thiếp đã vận dụng vào công việc chấn chỉnh đạo học nước ta một cách quyết liệt. Ông hết lòng chăm lo việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học và phổ biến trong dân. Chỉ trong hai năm ông đã chỉ đạo biên soạn những bộ sách cần thiết cho việc dạy học, mở rộng việc dạy và học trong khắp dân chúng, khiến ai cũng hồ hởi, phấn khởi học tập.

Thực hiện việc học, Nguyễn Thiếp cho rằng học tập là một quá trình gian nan, cần phải có thời gian để tiến hành và đạt được hiệu quả. Trước hết là học từ thấp đến cao. Sau đó học rộng rồi tóm lại cho gọn, cứ theo điều học mà làm.

Học rộng có nghĩa là học nhiều thứ trong đời sống, miễn cái gì cần thiết là bắt buộc phải học. Có hiểu biết con người mới tự tin làm việc, không còn sợ hãi hay lầm lẫn trong công việc, hạn chế được những rủi ro. Thực tế cho thấy, con người luôn tồn tại trong những mối quan hệ cộng sinh, tương tác trực tiếp với thế giới tự nhiên và xã hội. Bởi thế, để thành công chúng ta buộc phải có hiểu biết về thế giới một cách rõ ràng và chặt chẽ. Mục đích của việc học rộng là giúp ta thông tuệ và tiến đến làm chủ tri thức.

Nguyễn Thiếp cũng khuyến khích “cứ theo điều học mà làm”. Giữa hành động và hiểu biết phải được gắn kết chặt chẽ. Học tập lí thuyết phải hướng đến hành động để không lệch hướng. Hành động phải được sự chỉ đạo của lí thuyết để khỏi sai lầm. Đó là mối quan hệ biện chứng của học và hành mà Nguyễn Thiếp đã rất quan tâm.

Thực tế cho thấy, nếu ta chỉ chú trọng học để nắm lí thuyết mà không thực hành thì có kiến thức mà không có kĩ năng, kinh nghiệm, trải nghiêm thực tế, làm việc dễ sai lầm, thất bại. Một người chỉ hay chữ mà không vận dụng vào công việc, tạo ra một giá trị hữu ích thì tri thức đó cũng trở nên vô dụng. Họ chỉ giỏi nói mà không biết làm, giỏi khoa trương, phù phiếm, lừa dối người khác mà thôi.

Còn nếu chỉ chăm chú thực hành theo kinh nghiệm mà không học bài bản thì có kĩ năng, biết làm việc nhưng lại thiếu hiểu biết, chỉ làm những việc nhỏ, đơn sơ chứ không thể làm những việc phức tạp, lớn lao cần nhiều trí tuệ. Nhiều khi họ cố chấp sẽ dễ mắc sai lầm, vô tình trở thành kẻ phá hoại.

Lời dạy “Cứ theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp hết sứ đúng đắn. Nếu đã học kĩ càng thì cứ theo cái hiểu biết mà từng biết tiến hành công việc, không gì phải vội vã. Nếu điều học chưa đứng thì chỉnh sửa, nếu điều học đã đúng thì phát huy cao lên. Không những công việc vững vàng mà tri thức cũng được rèn luyện và tăng thêm, sai lầm được phát hiện và hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Qua thực tế mà kiểm chứng điều đã học, hoàn thiện bản thân, tránh được những tổn thất không đáng có. Cuộc sống vốn rất khắc nghiệt, thêm một vài lần thất bại, làm mất đi của cải sao có thể gặt hái hạnh phúc được.

Như vậy, có thể nói học và hành là hai mặt của một quá trình biện chứng và liên tục không thể tách rời. Muốn thành công nhất định phải kết hợp chặt chẽ giữa học và hành, cứ theo điều đã học mà làm như lời La Sơn Phu Tử đã dạy.

Biến sự thông hiểu thành hành động hữu ích giúp đời là mục đích của việc học. Tri thức chỉ hữu ích khi nó tạo ra một giá trị nào đó cho cuộc sống con người, thực sự là động lực giúp xã hội ổn định và phát triển. Hành động là hệ quả không thể khác của việc thông hiểu lí thuyết.

  • Kết bài:

Biết phân biệt lẽ đúng sai, phải trái, đề cao lẽ phải, xa rời cái xấu, cái ác, giữ gìn đạo đức và nền chính học là nhiệm vụ của người đi học. Nghĩa là, sự hiểu biết phải phục vụ cho cái tốt, cái đẹp, hướng đến phục vụ con người, vì con người. Biết kiểm nghiệm tri thức, rút kết kinh nghiệm cho bản thân và có lựa chọn đúng đắn nhất, sáng suốt nhất. Bởi tri thức không phải lúc nào cũng đúng, có khi nó sai lệch, không nên áp dụng một cách khiên cưỡng, rập khuôn máy móc.

Nâng cao giá trị tri thức tự những kinh nghiệm thực là một nhiệm vụ không thể xem nhẹ. Chúng ta không chỉ biết tận hưởng các giá trị tri thức do cha ông để lại mà trách nhiệm của chúng ta là tiếp tục tạo ra các giá trị mới mẻ và tiến bộ, gìn giữ lại cho muôn đời sau.