Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật:
Xác định yêu cầu và lựa chọn giải pháp: xác định rõ nhiệm vụ thiết kế và yêu cầu sản phẩm (tính năng, hình ảnh, màu sắc, giá thành, ...) để đưa ra nhiều giải pháp thiết kế khác nhau; đánh giá ưu, nhước điểm của mỗi giải pháp để lựa chọn giải pháp phù hợp.
Thiết kế sản phẩm: Dựa vào giải pháp đã chọn, tiến hành chọn vật liệu, tính toán và lập bản vẽ thiết kế.
Đánh giá và hiệu chỉnh: Chế tạo sản phẩm mẫu, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu đặt ra cho sản phẩm, xác định những bộ phận chưa đạt yêu cầu và hiệu chỉnh.
Lập hồ sơ kĩ thuật: các bản vẽ thiết kế và các thuyết minh liên quan.
Thiết kế là hoạt động mang tính sáng tạo của người thiết kế vì đây là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị, sản phẩm mới.
Tham khảo
Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật:
Xác định yêu cầu và lựa chọn giải pháp.
Thiết kế sản phẩm.
Đánh giá và hiệu chỉnh.
Lập hồ sơ kĩ thuật.
Tham khảo
Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật:
* Bước 1. Hình thành ý tưởng thiết kế
Các công việc trong bước hình thành ý tưởng thiết kế bao gồm:
- Nghiên cứu sự cần thiết của sản phẩm.
- Xác định các yêu cầu, mục tiêu cần đạt về công dụng của sản phẩm, đối tượng sử dụng sản phẩm, điều kiện sử dụng sản phẩm,...
* Bước 2. Tiến hành thiết kế
Các công việc trong bước tiến hành thiết kế bao gồm:
- Thu thập các thông tin liên quan đến sản phẩm: ưu và nhược điểm của các sản phẩm tương tự, các phương tiện hỗ trợ để thi công và chế tạo sản phẩm.
- Đề xuất phương án thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu của sản phẩm.
- Lập bản vẽ kĩ thuật của sản phẩm.
* Bước 3. Đánh giá phương án thiết kế
Các công việc trong bước đánh giá phương án thiết kế bao gồm:
- Dựa vào bản vẽ kĩ thuật để làm mô hình hoặc chế tạo thử nghiệm.
- Vận hành thử nghiệm mô hình sản phẩm để xác định sự phù hợp với các yêu cầu đã đặt ra. Căn cứ theo các yêu cầu, mục tiêu đã đặt ra để xác định những chi tiết, bộ phận cần thay đổi, cải tiến.
- Hoàn thiện phương án thiết kế.
* Bước 4. Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm
Hoàn thiện hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm bao gồm các tài liệu bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, hướng dẫn lắp đặt, sử dụng,...
Tham khảo
Vấn đề cần giải quyết là tạo ra sản phẩm có thể giữ điện thoại cho nhà thiết kế quan sát tư liệu.
Sản phẩm giá đỡ điện thoại phải đáp ứng yêu cầu giữ được điện thoại khi đặt ngang và dọc, điều chỉnh được góc nhìn và gấp gọn khi không sử dụng.
Hình ảnh sau là một giải pháp đơn giản, đáp ứng những yêu cầu trên và dễ dàng thực hiện nên được lựa chọn.
Tham khảo
Quá trình thiết kế kĩ thuật gồm các bước sau:
- Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí
- Tìm hiểu tổng quan, đề xuất giải pháp
- Xây dựng nguyên mẫu
- Thử nghiệm, đánh giá
- Lập hồ sơ kĩ thuật
- Thiết kế
Quá trình thiết kế kĩ thuật gồm các bước sau:
- Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí
- Tìm hiểu tổng quan, đề xuất giải pháp
- Xây dựng nguyên mẫu
- Thử nghiệm, đánh giá
- Lập hồ sơ kĩ thuật
- Thiết kế
Tham khảo
Trong quy trình thiết kế kĩ thuật bốn bước, bước 2 tiến hành thiết kế quan trọng nhất. Vì đây là bước thể hiện tính sáng tạo của người thiết kế, bản thiết thiết kế tốt thì mới có thể hoàn thiện được sản phẩm.
- Đây là bản vẽ kĩ thuật chi tiết Vòng đệm
- Các thông tin về bản vẽ:
+ Yêu cầu: làm tù cạnh và mạ kẽm
+ Đường kính vòng ngoài: 44 mm
+ Đường kính vòng trong: 22 mm
+ Bề dày: 3 mm
+ Ngày vẽ: 15/10
+ Ngày kiểm tra: 20/10
+ Vật liệu: thép
- Các tiêu chuẩn mà người vẽ áp dụng:
+ Khổ giấy: A4 đặt ngang
+ Tỉ lệ: 2:1
+ Nét vẽ: nét liền đậm, nét liền mảnh, nét đứt mảnh, nét gạch chấm mảnh
+ Chữ viết
+ Ghi kích thước: đường gióng, đường kích thước, chữ số kích thước, kí hiệu đường kính đường tròn.
Bước 2 là bước thể hiện tính mới, tính sáng tạo của sản phẩm, giải pháp
Bước 2 là bước thể hiện tính mới, tính sáng tạo của sản phẩm, giải pháp
Tham khảo
LÀM GIÁ ĐỠ ĐIỆN THOẠI BẰNG BÌA CARTON
1. Xác định yêu cầu và lựa chọn giải pháp.
- Yêu cầu: Giá đỡ điện thoại để ngang 2 màn hình điện thoại.
- Giải pháp: Giá đỡ điện thoại bằng bìa carton.
2. Thiết kế sản phẩm.
- Vật liệu: Bìa carton vì dễ gia công, nhẹ và thân thiện với môi trường.
- Kích thước: dựa vào kích thước điện thoại cắt tấm bìa ra theo kích thước mong muốn. Khi có tấm bìa bạn sẽ cắt thành hình chữ U, có độ sâu khoảng 2cm, chiều rộng làm sao để vừa máy. Tiếp đó cắt tiếp 2 điểm giữ ở 2 thành của chữ U, vừa đủ lọt thiết bị. Nếu bìa mỏng thì có thể cắt 2 – 3 tấm rồi dán lại với nhau.
3. Đánh giá và hiệu chỉnh.
- Chế tạo sản phẩm và tiến hành đánh giá, nếu có chi tiết chưa phù hợp cần hiệu chỉnh lại.
4. Lập hồ sơ kĩ thuật.