K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 8 2017

   + Dùng nhiều từ cùng trường nghĩa đỏ, hồng cháy, tro diễn tả sự tương tác của sắc màu và đó cũng là các yếu tố có mặt của sự cháy.

    + Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ : từ cháy trong câu thứ ba, và từ tro trong câu thứ tư thế hiện vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút của cô gái khiến bao chàng trai phải đắm đuối và nhất là nhân vật “anh” như đang thiêu đốt thành tro bởi ngọn lửa trái tim.

10 tháng 6 2019

- Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh ) hồng, lửa, cháy, tro tạo thành 2 trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Màu áo đỏ của cô gái thắp sáng lên trong ánh mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian làm nó biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng).

20 tháng 6 2017

- Với biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, trong hai câu đẩu tác giả đã gợi tả không gian, thời gian đoàn thuyền ra khơi đánh cá, vẽ lên một bức tranh hoàng hôn biển rộng lớn, rực rỡ, ấm áp, vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ:

   + Hình ảnh so sánh độc đáo : “Mặt trời…như hòn lửa” → Mặt trời như hòn lửa khổng lồ, đỏ rực đang từ từ chìm vào lòng biển khơi làm rực hồng từ bầu trời đến đáy nước, mang vào lòng biển cả hơi ấm và ánh sáng. Biển vào đêm không tối tăm mà rực rỡ, ấm áp.

   + Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” gợi nhiều liên tưởng thú vị : Vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ, những lượn sóng là then cài, màn đêm là cánh cửa. “Sóng …cài then, đêm sập cửa” thiên nhiên đó đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Ở đây, thiên nhiên không xa cách mà gần gũi, mang hơi thở của cuộc sống con người.

- Hai câu sau, với biện pháp đối lập, ẩn dụ, tác giả đã cho thấy khí thế làm ăn tập thể, niềm vui, sự phấn chấn của con người lao động mới

   + Từ “lại” cho thấy sự đối lập : Khi thiên nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu ngày lao động mới của mình → Khí thế, nhiệt tình của người lao động: khẩn trương làm việc, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước. Nhịp lao động của con người theo nhịp vận hành của thiên nhiên, tầm vóc con người sánh ngang tầm vũ trụ.

   + Hình ảnh ẩn dụ đầy lãng mạn :“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát khỏe khoắn, âm vang mặt biển hòa vào trong gió, cùng gió khơi lồng lộng làm căng buồm, đẩy thuyền băng băng ra khơi. Câu hát vốn vô hình như cũng tạo ra sức mạnh vật chất hữu hình. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động.

20 tháng 6 2018

b, Câu văn của Thạch Lam dùng phép ẩn dụ để nói con người thực sự là người khi biết rung động trước vẻ đẹp, sự cao quý để dần hoàn thiện bản thân

9 tháng 3 2017

a, Phép so sánh trong đoạn thơ nói lên rằng anh với em, miền Nam với miền Bắc tuy khác nhau nhưng là một, giống như mây, mưa, khí trời, của hai bên Trường Sơn tuy khác nhau nhưng lại liền một dải núi.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi – Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường   Đoàn quân đi vội vã Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa   Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.   Em vẫy cười đôi mắt trong. (Trường Sơn 12/1974) 1/ Bài thơ được viết theo thể thơ gì? 2/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

 

Lá đỏ

 

- Nguyễn Đình Thi –

 

Gặp em trên cao lộng gió

 

Rừng lạ ào ào lá đỏ

 

Em đứng bên đường như quê hương

 

Vai áo bạc quàng súng trường

 

 

 

Đoàn quân đi vội vã

 

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa

 

 

 

Chào em, em gái tiền phương

 

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

 

 

 

Em vẫy cười đôi mắt trong.

 

(Trường Sơn 12/1974)

 

1/ Bài thơ được viết theo thể thơ gì? 

2/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Em đứng bên đường như quê hương” ? 

3/ Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? 

 

4/ Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua những hình ảnh nào? Hình ảnh đó làm anh/chị liên tưởng đến bài thơ nào đã được học? 

 

5/ Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ trên.

3
11 tháng 3 2022

làm đầy đủ giúp mình với :<

11 tháng 3 2022

có vài chỗ giống nên tham khảo ở đây 
https://toploigiai.vn/doc-hieu-bai-tho-la-do

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi – Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường   Đoàn quân đi vội vã Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa   Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.   Em vẫy cười đôi mắt trong. (Trường Sơn 12/1974) 1/ Bài thơ được viết theo thể thơ gì?  2/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

 

Lá đỏ

 

- Nguyễn Đình Thi –

 

Gặp em trên cao lộng gió

 

Rừng lạ ào ào lá đỏ

 

Em đứng bên đường như quê hương

 

Vai áo bạc quàng súng trường

 

 

 

Đoàn quân đi vội vã

 

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa

 

 

 

Chào em, em gái tiền phương

 

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

 

 

 

Em vẫy cười đôi mắt trong.

 

(Trường Sơn 12/1974)

 

1/ Bài thơ được viết theo thể thơ gì? 

 

2/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Em đứng bên đường như quê hương” ? 

 

3/ Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? 

 

4/ Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua những hình ảnh nào? Hình ảnh đó làm anh/chị liên tưởng đến bài thơ nào đã được học? (0,5đ)

 

5/ Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ trên. 

3
11 tháng 3 2022

Bài thơ viết theo thể thơ tự do . gặp nhé, giữa Sài gòn.

11 tháng 3 2022

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường)- quê hương) 
    
 

Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh đoàn quân đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa 

Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc (quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan) 

28 tháng 5 2018

Các từ có chung trường nghĩa: bể, tắm

Gợi ra hành động dã man, tàn bạo của thực dân Pháp khi đàn áp các cuộc khởi nghĩa của chúng ta.

15 tháng 12 2023

Câu thơ trên sử dụng một số phép tu từ và từ vựng để tạo nên một nét nghệ thuật độc đáo. Dưới đây là phân tích của tôi về từng câu thơ:

 

1. "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm": Câu thơ này sử dụng phép tu từ "ấp iu" để miêu tả sự ấm áp và yêu thương của nhóm bếp lửa. Từ "nồng đượm" cũng tạo ra hình ảnh về sự đậm đà, mạnh mẽ của tình cảm.

 

2. "Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi": Từ "niềm yêu thương" tạo ra một hình ảnh về sự quan tâm và tình yêu của nhóm đối với nhau. Từ "khoai sắn ngọt bùi" miêu tả sự ngọt ngào và thơm ngon của tình cảm đó.

 

3. "Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui": Từ "sẻ chung vui" tạo ra hình ảnh về sự chia sẻ và hòa nhập của nhóm. Từ "nồi xôi gạo mới" miêu tả sự tươi mới và tinh tế của nhóm.

 

4. "Nhóm dậy cả những tâm tình tuôi nhỏ": Từ "dậy cả" tạo ra hình ảnh về sự khơi gợi và thức tỉnh. Từ "tâm tình tuôi nhỏ" miêu tả sự nhạy cảm và tinh tế của nhóm.

 

5. "Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!": Câu thơ này sử dụng từ "kỳ lạ" và "thiêng liêng" để miêu tả sự đặc biệt và linh thiêng của bếp lửa. Câu thơ này tạo ra một cảm giác kỳ diệu và trang nghiêm.

 

Tổng cộng, các câu thơ trên sử dụng các từ và phép tu từ để tạo ra một nét nghệ thuật độc đáo, tạo ra hình ảnh và cảm xúc sâu sắc về tình yêu thương và sự kỳ diệu của nhóm bếp lửa.