K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Văn hóa đọc được hiểu là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗicá nhân, cộng đồng xã hội và các nhà quản lý Nhà nước. Ứng xử, giá trị và chuẩnmực này gồm 3 yếu tố: Thói quen đọc sách, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Các yếutố này có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng bổ sung, bồi đắp cho nhau giúp choviệc đọc sách hiệu quả.​Muốn phát triển văn hóa đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mựcđọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội, phát triển thói quen đọc sách, sởthích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Năng lực đọc là nền tảng của tự học… Đó chính là yếu tố cốt lõi xây dựng xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêucầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại.

​(Lê Đăng, Phát triển văn hóa đọc mang ý nghĩa chiến lược – Báo Giáo dụcvà thời đại, số 241, ngày 8/10/2019, tr.7) 

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, những yếu tố nào giúp cho việc đọc sách hiệu quả?

Câu 3. Xác định phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết đótrong câu: Năng lực đọc là nền tảng của tự học… Đó chính là yếu tố cốt lõi xâydựng xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thứccủa xã hội hiện đại.

Câu 4. Em hãy lí giải vì sao: Năng lực đọc là nền tảng của tự học.

1
9 tháng 3 2022

bạn gửi lại đoạn trích hộ mình, k có thấy hết đc đoạn 

...
Đọc tiếp

Văn hóa đọc được hiểu là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội và các nhà quản lý Nhà nước. Ứng xử, giá trị và chuẩnmực này gồm 3 yếu tố: Thói quen đọc sách, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Các yếutố này có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng bổ sung, bồi đắp cho nhau giúp choviệc đọc sách hiệu quả.

​Muốn phát triển văn hóa đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mựcđọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội, phát triển thói quen đọc sách, sởthích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Năng lực đọc là nền tảng của tự học… Đó chính là yếu tố cốt lõi xây dựng xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêucầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại.

​(Lê Đăng, Phát triển văn hóa đọc mang ý nghĩa chiến lược – Báo Giáo dụcvà thời đại, số 241, ngày 8/10/2019, tr.7) 

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, những yếu tố nào giúp cho việc đọc sách hiệu quả?

Câu 3. Xác định phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết đótrong câu: Năng lực đọc là nền tảng của tự học… Đó chính là yếu tố cốt lõi xâydựng xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thứccủa xã hội hiện đại.

Câu 4. Em hãy lí giải vì sao: Năng lực đọc là nền tảng của tự học.

0
1. Các đoạn văn trong phần trích sau có liên kết với nhau về nội dung không? Tại sao?Có hai phương pháp đọc thầm quan trọng nhất, đó là phương pháp đọc theo dòng vàphương pháp đọc ý.Với phương pháp thứ nhất, các từ được tiếp nhận như một chuỗi liên tục các dòng. Đólà cách đọc của nhiều người với tốc độ đạt từ 150 – 200 từ/ phút.Với cách đọc thứ hai, người đọc không...
Đọc tiếp

1. Các đoạn văn trong phần trích sau có liên kết với nhau về nội dung không? Tại sao?
Có hai phương pháp đọc thầm quan trọng nhất, đó là phương pháp đọc theo dòng và
phương pháp đọc ý.
Với phương pháp thứ nhất, các từ được tiếp nhận như một chuỗi liên tục các dòng. Đó
là cách đọc của nhiều người với tốc độ đạt từ 150 – 200 từ/ phút.
Với cách đọc thứ hai, người đọc không đọc theo từng dòng mà thu nhận ý. Họ đọc ý
chung chứa trong bài viết qua các từ chủ yếu (từ chủ đề, từ chìa khóa). Đây là phương
pháp tiên tiến nhất vì nó cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết chứa trong một đoạn văn,
một trang sách, lọc bỏ những thông tin không cần thiết.
( Theo Lịch văn hóa tổng hợp 1987 – 1990)
2. Tìm các phương tiện liên kết hình thức trong đoạn trích sau:
“ Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Qua vụ thuế ở một làng quê, nhà
văn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc về nông thôn Việt Nam
đương thời. “ Tắt đèn”đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp hết sức gay gắt giữa bọn
thống trị và người nông dân lao động trong xã hội ấy. Trong tác phẩm, nhà văn đã phơi
trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn phong kiến thống trị ở nông thôn, từ bọn địa chủ keo
kiệt độc ác, bọn hào lí tham lam hống hách, bọn quan lại dâm ô bỉ ổi đến bọn tay sai hung
hãn, đểu cáng. ( Ngữ văn 8, tập 1)
3. Hãy sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
(1) Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông
Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học.
(2) Học trò theo ông rất đông.
(3) Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng
bọn nịnh thần.
(4) Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.
(5) Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe.

1
20 tháng 4 2020

1.-Các đoạn văn trong phần trích sau có liên kết với nhau về nội dung

  -Vì ở tại phần mở đầu của mỗi đoạn đều có TN :Với phương pháp thứ nhất;Với cách đọc thứ hai. 2 TN này giúp liên kết các đoạn trong bài văn ;làm cho bài văn 2 thêm mạch lạc hơn .

2

“ Tắt đèn”tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Qua vụ thuế ở một làng quê, nhà
văn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc về nông thôn Việt Nam
đương thời. “ Tắt đèn”đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp hết sức gay gắt giữa bọn
thống trị
và người nông dân lao động trong xã hội ấy. Trong tác phẩm, nhà văn đã phơi
trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn phong kiến thống trịnông thôn, từ bọn địa chủ keo
kiệt độc ác, bọn hào lí tham lam hống hách, bọn quan lại dâm ô bỉ ổi đến bọn tay sai hung
hãn, đểu cáng.

phương tiện liên kết hình thức: +lặp từ ngữ ( những từ đã gạch chân)

                                                  +cách lặp cú pháp (đề ngữ|chủ ngữ - vị ngữ) 

3. Hãy sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

(mình viết luôn thành đoạn cho bạn nhé !)
Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.

BÀI TẬP VĂNÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời...
Đọc tiếp

BÀI TẬP VĂN

ÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách

2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.

a/ Nội dung câu văn nói gì?

b/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn và cho biết xét về cấu tạo nó thuộc kiểu câu nào?

c/ Thực trạng việc đọc sách của người Việt Nam hiện nay ra sao?

d/ Ngày đọc sách Việt Nam là ngày nào? Nhà nước ta lấy ngày đó làm ngày đọc sách có ý nghĩa gì?

3.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?

b/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Ghi lại các câu văn khác trong bài cũng sử dụng phép tu từ đó.

c/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 2 trong đoạn.

d/ Câu văn thứ 2 trong đoạn có thành phần phụ nào? Biến đổi thành câu không sử dụng thành phần đó mà ý nghĩa câu không thay đổi.

4. Nhân vật coi sách là bạn là nhân vật nào, trong tác phẩm nào, của ai? Tình yêu sách đã giúp những gì cho nhân vật ấy trong cuộc sống?

5. Ghi lại những câu nói liên quan đến sách và việc đọc sách.

6. Từ văn bản trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của học sinh hiện nay.


1
16 tháng 5 2021
A, Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong toả diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục. B, Phép liên kết câu được sử dụng trong phần cuối văn bản là phép nối C, Nội dung văn bản nói về đại dịch Covid-19 và giải pháp giúp con người sống chậm, lắng nghe mọi thứ xung quanh hơn D, Theo em thì giữa 3 việc : Lắng nghe chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên đều có lợi ích chung của nó. Giúp con người sống chậm hơn, cảm nhận, thấu hiểu,giúp đỡ mọi người. Hơn thế,nó còn chúng ta thấy được sự đoàn kết là sức mạnh to lớn nhất của con người.
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích trả lời các câu hỏi bên dưới:

" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9, trang 4-5, tập hai, Nxb Giáo dục, 2015)

a. (1.0 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Ghi ra câu văn nêu lên ý chính của đoạn trích.

b. (0.5 điểm) Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính nào?

c. (1.0 điểm) Từ "trọc phú" trong đoạn trích trên dùng để chỉ loại người nào?

Chỉ ra thành phần khởi ngữ có trong đoạn trích.

d. ( 2.5 điểm) Ngày Sách Việt Nam là ngày nào? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay.

1
29 tháng 4 2020

a)PTBĐ: Nghị luận

-luận điểm :''Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ''

b) Thao tác lập luận chính : chứng minh

c) -Từ trọc phú dùng để chỉ loại người : giàu có mà dốt nát , bần tiện

Khởi ngữ : in đậm

" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."

d)Ngày Sách Việt Nam là ngày 23 tháng 4 hàng năm.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Khi smartphone và mạng di động trở nên phổ biến, hầu hết người dùng đều ít nhiều bị cuốn hút bởi game trực tuyến và dành nhiều thời gian giải trí với chúng. Thế nhưng ở đất nước mặt trời mọc, văn hóa đọc của người Nhật vẫn luôn phát triển song song cùng các loại hình giải trí mà không hề suy giảm.Ngày nay, khi đặt chân tới Nhật Bản du...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Khi smartphone và mạng di động trở nên phổ biến, hầu hết người dùng đều ít nhiều bị cuốn hút bởi game trực tuyến và dành nhiều thời gian giải trí với chúng. Thế nhưng ở đất nước mặt trời mọc, văn hóa đọc của người Nhật vẫn luôn phát triển song song cùng các loại hình giải trí mà không hề suy giảm.

Ngày nay, khi đặt chân tới Nhật Bản du khách sẽ cảm nhận ngay được văn hóa đọc của người Nhật ở khắp nơi: Người Nhật đọc sách trên tài điện ngầm, xe bus hay bất cứ lúc nào họ có thời gian. Ngay cả trong tư thế đứng lắc lư ở xe bus cũng không khiến họ rời mắt khỏi những trang sách.Hiệu sách có ở khắp mọi nơi và thường tập trung ở những đường ngầm dưới mặt đất. Vào giờ nghỉ trưa, người Nhật thường tranh thủ tản bộ tới đây để tìm một cuốn sách ưng ý và đọc mọi lúc mọi nơi họ có thời gian.

Theo kết quả nghiên cứu của Research Bank, văn hóa đọc của người Nhật vô cùng phát triển: Hơn một nửa dân số Nhật đọc ít nhất một quyển sách mỗi tháng. Thời gian đọc sách thường xuyên nhất là khi họ rảnh rỗi ở nhà và trước khi đi ngủ.

Trong rất nhiều nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, không bao giờ thiếu nguyên nhân của tinh thần hiếu học. Văn hóa đọc của người Nhật là yếu tố then chốt để tạo nên những con người Nhật văn minh, hiểu biết và sáng tạo.Đất nước Nhật Bản hoàn toàn là những quần đảo và không có bất kỳ tài nguyên nào ngoài gỗ và biển. Nhật Bản cũng là đất nước chịu nhiều thiên tai nhưng lại có nền kinh tế đứng thứ 3 toàn cầu.Sau bất kỳ thiên thai nào, người Nhật cũng cùng đoàn kết, dùng sức lực và trí lực để khôi phục lại mạnh mẽ hơn trước. Nếu không duy trì, phát triển văn hóa đọc, Nhật Bản khó có thể đạt được những thành tựu mà cả thế giới vẫn luôn ngưỡng mộ.

(Văn hóa đọc của người Nhật thách thức mọi loại hình giải trí hiện đại-Theo Dân trí 2017)

Câu 1: Văn hóa đọc của người Nhật được thể hiện như thế nào?

Câu 2: Theo em người viết, sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, những thành tựu mà Nhật Bản có được khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ...là do đâu?

Câu 3: Em có nhận xét gì về thực trạng văn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam hiện nay?

Câu 4: Em có ý tưởng gì để xây dựng ''văn hóa đọc'' của giới trẻ Việt Nam cho bạn bè? Trình bày trong 5-7 câu văn?

1
20 tháng 2 2022
Văn hóa đọc của người Nhật được thể hiện như thế nào
4 tháng 7 2018

Chọn đáp án: A → Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

- Học vấn là thành quả tích lũy lâu dài của nhân loại => Sách chính là kho tàng lưu giữ những thành quả đã tích lũy đó => Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.

- Mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển học thuật => Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại.

- Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm của lòai người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ.

- Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức, là sự chuẩn bị cho con đường chinh phục học vấn kéo dài hàng vạn dặm.

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền. 
                   ( Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách, dẫn theo Ngữ Văn 9, Tập 2, trang 3)
1.1. Chủ đề của đoạn văn là gì?
1.2. Chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức trong đoạn văn trên.
Câu 2. Vận dụng kiến thức về liên kết câu, hãy viết một đoạn văn (không quá mười lăm dòng)với chủ đề sau: Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu.

 

1
24 tháng 4 2020
1.1. Chủ đề của đoạn văn là "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn."
cho doạn văn bản"học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là...
Đọc tiếp

cho doạn văn bản

"học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loaijddax đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu"

                                                                                                                                     (theo BÀN VỀ ĐỌC SÁCH _CHU QUANG TIỀM)

a) nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn

b) nêu nội dung chính của đoạn văn

c) so sánh cặp từ "học vấn" và "học thuật" của đoạn văn trên

d) chỉ ra phép liên kết và từ ngữ có tác dụng liên kết của đoạn văn

e) từ bài văn em rút ra bài học gì cho bản thân, hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 10 câu

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 1 2019

a. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

b. Nội dung chính: Nói về tầm quan trọng của đọc sách.

c. Học vấn là chỉ trình độ học của một người, hiểu biết, uyên thâm đến đâu. 

Còn học thuật là những từ ngữ mang tính chất chuyên ngành, chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó. 

d. Phép liên kết được sử dụng:

- Lặp từ "học vấn", "nếu"

- Phép thế "các thành quả đó"

- Phép nối "Bởi vì"

=> Tác dụng: khiến đoạn văn trở nên logic hơn, cùng xoay quanh một chủ đề: tầm quan trọng của đọc sách đối với học vấn của mỗi người.

d. Bài học cho bản thân: Đọc sách là việc làm có ích và không phải là việc làm thời vụ, dông dài. Học vấn được nuôi dưỡng và lớn lên mỗi ngày giống như người ta trồng và chăm sóc một cái cây. Và sách chính là những chất dinh dưỡng để nuôi lớn mầm cây học vấn. Bản thân mỗi người qua đó cần hiểu và thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách. Từ đó, có những biện pháp và thái độ đúng đắn đối với việc học sách. Đọc sách cùng với việc phát triển các năng lực khác sẽ tạo nên con người phát triển toàn diện...

12 tháng 2 2019

a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là nghị luận

b) Nội dung chính của đoạn văn là : Bất cứ loại sách nào cũng có tác dụng riêng cuả nó. Sách giúp con người nâng cao tầm hiểu biết, bồi bổ trí tuệ, nuôi dưỡng đời sống tâm hồn mỗi người. 

c) + Học vấn : Sự hiểu biết do học tập mà có.

    + Học thuật : Hệ thống kiến thức về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.

d) Phép liên kết và từ ngữ có tác dụng liên kết của đoạn văn : 

Lặp từ : học vấn , nếu

Phép thế : các thành quả đó

Phép nối : bởi vì

\(\Rightarrow\)Giúp con người nâng cao tầm hiểu biết, bồi bổ trí tuệ, nuôi dưỡng đời sống tâm hồn mỗi người, có sự liên kết logic

e) Từ bài văn em rút ra bài học gì cho bản thân, hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 10 câu

         Chúng ta phải thừa nhận rằng trong cuộc sống, con người không thể thiếu sách. Một trong số đó là teen chúng ta, lứa tuổi đang cần mở mang thế giới không chỉ trên các phương tiện truyền thông hiện đại mà còn phải khám phá nhiều kiến thức hơn trong sách vở. 

Từ ngày xưa ông cha ta muốn cho con cháu mình biết được những thành quả mà họ đã tạo dựng được không bị mai mọt bởi thời gian. Chính vì thế mà họ đã cất công ghi chép và tích lũy lại để hình thành nên một cuốn sách. Một cuốn sách chính là toàn bộ công sức, kinh nghiệm sống …. Thông qua một cuốn sách chúng ta có thể biết được rất nhiều điều trong cuộc sống. 

Dưới đây là đoạn trích trong văn bản ''Bàn về đọc sách'' của Chu Quang Tiềm:''Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc các nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm...
Đọc tiếp

Dưới đây là đoạn trích trong văn bản ''Bàn về đọc sách'' của Chu Quang Tiềm:
''Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc các nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.''
1)Đoạn văn trên được viết theo phép lập luận nào?Ghi lại câu chủ đề của đoạn
2)Từ ''học vấn'' trong đoạn có ý nghĩa gì?Đặt 1 câu với từ này
Mình cần gấp giúp mình với!!!

0