Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
thì ô nhiễm môi trường làm thủng tầng ô zôn, băng tan nhanh, virut cổ đại thoát ra, hiệu ứng nhà kính nặng
Đăng 1 lần 1 đề thôi.
Bạo lực học đường:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.
* Bàn luận vấn đề
- Bạo lực học đường là gì?
+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Thực trạng bạo lực học đường:
+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.
+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
- Nguyên nhân:
+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.
- Hậu quả.
+ Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
+ Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện. Mọi người chê trách, xa lánh.
- Cách khắc phục:
+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.
+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.
- Liên hệ bản thân.
* Tổng kết vấn đề.
tham khảo
Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội:
- Lựa chọn vấn đề: Có tính thời sự và ý nghĩa
- Bố cục bài viết: đảm bảo 3 phần, mở bài thân bài và kết bài.
- Lựa chọn và nêu bằng chứng: lựa chọn bằng chứng tiêu biểu, xác thực và nhiều người biết đến.
- Diễn đạt: lời văn ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.Qua câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” ông bà chúng ta đều cao vai trò, vị trí, tác dụng quyết định tuyệt đối của người thầy giáo đối với học sinh. Không có sự giáo dục uốn nắn của thầy thì chúng ta sẽ không bao giờ làm nên bất cứ việc gì cả.
Ngược lại, câu tục ngữ sau cũng không phải hoàn toàn phủ nhận vai trò của người thầy giáo nhưng lại quá đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập rèn luyện nên cho rằng học bạn là có kết quả hơn học thầy.
Như vậy xét cho cùng hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn nhau, vì đều đề cập vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp đào tạo, giáo dục con người nhưng có khác nhau ở mức độ: câu đầu quá đề cao, câu sau lại coi nhẹ vai trò và tác dụng đó.
'' Chống nạn thất học '' theo lời của em.
Trong bài Bác Hồ đã nêu rõ đầy đủ luận điểm, ý kiến,... em xin trình bày theo cách hiểu của em.
Trước khi mình được sinh ra. Đất nước đã phải chiến tranh rất cực khổ. Không thể nào tìm thấy miếng ăn miếng uống cho chúng ta một cách dễ dàng. Mọi người phải cố gắng dành lại đất nước thân yêu. Khi ấy, đất nước của ta rất ít người biết chữ. Tỉ số không biết chữ rất cao so với người biết chữ. Bác đã tuyên truyền toàn bộ người dân, người già, người trẻ, .... không phân biệt lứa tuổi, mạnh, yếu. Phải cố gắng học hành để chúng ta có thể giúp đất nước. Khi mất nước chúng ta sẽ bị đàn áp và không thể nào sống một cách tự do như bây giờ. Dù học khổ như thế nào cũng phải cố gắng. Có chữ mình mới hiểu được họ nói gì, tăng sức thông minh, tăng sức sáng tạo và khi ấy. Chúng ta mới có thể đánh bại kẻ thù. Bây giờ đất nước ta đã phát triển. Rất mong mọi người cùng góp sức học tập. Để đất nước vươn tầm cao hơn. Không còn chiến tranh.
Đây là cách nghĩ của mình! Chúc bạn học tốt!
- Presentation Courses
- PowerPoint Courses
- by LinkedIn Learning
Đề 1 :
Bài làm
Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo nhiều nỗi lo về sự gia tăng của các tệ nạn và các vấn đề ngày càng phức tạp. Một trong những vấn đề nóng nhận được sự quan tâm của dư luận hiện nay là việc học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến.
Để hiểu rõ hơn về tác hại của thuốc lá điện tử trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về nó. Thuốc lá điện tử là một thiết bị chạy bằng pin làm nóng chất lỏng có chứa nicotin, biến chất này thành hơi mà người hút có thể hít vào phổi. Một số thuốc lá điện tử có bề ngoài tương tự như thuốc lá truyền thống hoặc xì gà. Những cái khác trông giống như bút hoặc ổ đĩa flash hoặc có thiết kế hoàn toàn khác.
Theo thống kê, năm 2019, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi 13-17 tại Việt Nam hút thuốc lá điện tử là 2,6%. Có rất nhiều sinh viên hút thuốc lá điện tử trong và ngoài khuôn viên trường. Việc sử dụng thuốc lá điện tử hiện nay đang gia tăng. Có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh, sinh viên hút thuốc lá điện tử ở mọi lúc, mọi nơi, mọi vùng miền, kể cả nơi công cộng.
Nguyên nhân của vấn đề này trước hết là do nhận thức chủ quan của người dân, họ thiếu hiểu biết về tác hại của thuốc lá điện tử nên đã hút, chất nicotin trong thuốc lá dẫn đến nghiện và cuối cùng là nghiện. Có nhiều bạn trẻ vì muốn thể hiện, muốn người khác thấy mình sành điệu, chịu chơi nên đua nhau hút. Nguyên nhân khách quan có thể kể đến như yếu tố ngoại cảnh, được mọi người xung quanh, bạn bè quan tâm nên lôi kéo.
Nghiện thuốc lá điện tử có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hút thuốc ảnh hưởng đến người hút thuốc đầu tiên. Nó gây ra 90% ca ung thư phổi, 75% bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% bệnh thiếu máu cơ tim. Hút thuốc nói chung làm giảm tuổi thọ 13,2 năm ở nam giới và 14,5 năm ở nữ giới; Những căn bệnh do hút thuốc gây ra không chỉ rút ngắn tuổi thọ mà còn lấy đi chất lượng cuộc sống của bạn từ nhiều năm trước. có khi chết do hạn chế hoạt động do thở gấp, mệt mỏi khi vận động, làm việc, vui chơi. Hút thuốc lá thụ động gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, khói thuốc thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và sinh non. Ở trẻ em, việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, phổi hoạt động kém…
Để giảm thiểu vấn nạn thuốc lá điện tử hiện nay, trước hết mỗi cá nhân cần nhận thức đúng đắn về tác hại to lớn của thuốc lá và không sử dụng. Bên cạnh đó, chúng ta cần tuyên truyền cho những người xung quanh về tác hại của thuốc lá điện tử; Gia đình cần giáo dục cho con em biết tác hại của chúng để phòng tránh. Ngoài ra, Nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử và xử lý nghiêm hành vi hút thuốc lá nơi công cộng. Mỗi hành động nhỏ của mỗi người sẽ cùng nhau giảm thiểu vấn nạn thuốc lá.
Thuốc lá điện tử không còn quá xa lạ trong cuộc sống mỗi người. Biết rằng chúng chỉ mang lại tác hại, vì vậy tất cả chúng ta hãy chung tay, góp sức hạn chế hút thuốc lá để vừa bảo vệ chính mình, vừa bảo vệ môi trường sống trong lành.
1
trong đời sống :
-Giải thích giúp ta hiểu những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực
-Muốn giải thích được thì cần phải có các tri thức khoa học ; chuẩn xác về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
Trong văn nghị luận :
- Giải thích làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng ; đạo lí ; phẩm chất ; quan hệ ;... cần được giải thích
-Nhằm nâng cao nhận thức ; trí tuệ ; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người
2. Có 4 bước làm một bài văn lập luận giải thích:
B1:Tìm hiểu đề ; tìm ý
B2:lập dàn bài
B3:viết bài
B4:đọc lại và sửa chữa
3. Hãy nêu dàn ý chung để làm một đề văn lập luận giải thích.
MB:-Nêu luận điểm cần giải thích
- Trích dẫn câu tục ngữ ; ca dao ; châm ngôn ;... ( nếu có)
TB: giải thích nghĩa của câu ca dao ; châm ngôn (nếu có) theo trình tự sau :
-Nêu lí lẽ chứng minh luận điểm
-Nêu dẫn chứng chứng minh luận điểm
Lưu ý : dẫn chứng không được lấn lướt luận điểm
KB: Khẳng định lại luận điểm , rút ra bài học cho bản thân
II bài tập :
bài 1 :
Vấn đề được giải thích : Lòng nhân đạo
phương pháp giải thích:
+ Nêu định nghĩa
+Nêu các biểu hiện
+So sánh ; đối chiếu với các hiện tượng ; vấn đề khác
+ Chỉ ra nguyên nhân ; mặt lợi ; ý nghĩa ; cách noi theo
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… làm cho dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy và trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá căng thẳng với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu qủa của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực trong nhà trường này.
Rác thải đang là vấn đề đáng lo ngại của nước ta hiện nay bởi đi đâu ta cũng bắt gặp được những túi rác bên đường, trên vỉa hè hay ở trên mặt hồ công cộng. Và vì thế mà môi trường chúng ta sống ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Các bạn nghĩ gì về hiện tượng này.
Hiện nay rác thải đang trở thành vấn đề cấp thiết của xã hội khi ở đâu ta cũng bắt gặp những túi rác vứt đầy đường trên vỉa hè. Ở những nơi công cộng người dân càng không có ý thức khi vứt rác, vỏ bánh kẹo ngay đó mà thùng rác cách họ không xa. Một số nơi công cộng sau những dịp lễ tết hay hội chợ lại trở thành những đống rác vứt tràn lan. Thật khủng khiếp khi chứng kiến cảnh tượng này. Hay ở công viên nơi vui chơi giải trí của mọi người với những đồ ăn nhanh, đồ uống, kem nhưng ăn xong thì họ lại tiện tay vứt luôn xuống đất mà không suy nghĩ gì mặc dù đó là nơi công cộng có nhiều người qua lại. Hay một số người lại có những hành động vô văn hóa khi đang ở nơi công cộng.
Những hành động đó xuất phát từ ý thức của mỗi người. Môi trường là nơi chúng ta sống nhưng lại không biết bảo vệ nó mà làm cho nó ngày càng ô nhiễm bởi chính hành động của mình. Hành động đó là do chúng ta đã quá chủ quan, đã không hiểu hết được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống của mình. Mọi người chỉ biết học đòi thấy người khác vứt rác là mình cũng vứt rác. Chúng ta ngày nay thật ích kỉ chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân, coi trọng tài sản của mình hơn sự sạch sẽ của nơi mình ở.
Và từ hành động không đẹp ấy mà dẫn đến các đống rác ngày càng lớn ở ven đường, ở dòng sông làm mất cảnh quan môi trường vốn có của nó. Cảnh quan đô thị trở nên bị ảnh hưởng đến ấn tượng với các du khách nước ngoài. Những bãi rác để lâu bốc mùi, phân hủy mùi hôi thối bay vào không khí ngấm vào đất nước ô nhiễm môi trường. Bãi rác còn là nơi sinh sống của các loài muỗi phát sinh ra bệnh sốt rét, loài ruồi bệnh dịch tả, loài chuột lây lan bệnh hạch. Điều đó ảnh hưởng tới sức khỏe con người, bị lâu lan nhiều bệnh, phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm. Và vứt rác bừa bãi còn cho thấy ta là một con người không có ý thức, vị kỉ, sẽ bị người khác phê bình với hành vi không đẹp.
Có thể nói rằng vứt rác bừa bãi không chỉ là hành vi không đẹp mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người. Đây là nành động sai cần lên án và phê phán để hạn chế chấm dứt tình trạng vứt rác bừa bãi.
Chính vì thế mà tự mỗi bản thân con người phải có ý thức không nên vứt rác bừa bãi mà vứt vào đúng nơi quy định. Có chiến dịch tuyên truyền cho mọi người giữ gìn môi trường trong sạch từ nhà đến xã hội bằng hành động thực tế với những chương trình “Việc tử tế”. Ví dụ bác là một con người đã già mà hành ngày vẫn quét dọn những khu vui chơi giả trí ở ngay địa phương mình. Đó là tấm gương của hành động bảo vệ môi trường. Đề nghị các địa phương xây dựng khu chứa và xử lí rác thải triệt để vì nếu tập chung rác ở một nơi rồi đốt sẽ làm ô nhiễm môi trường và tác động đến sự nóng lên của trái đất. Để tránh đưa qua nhiều rác thải ra ngoài thì mỗi gia đình tự phân loại rác. Có những loại ta có thể phơi, ủ, làm phân cho cây trồng. Xã hội ngày nay càng tiến tới cuộc sống hiện đại văn minh mỗi con người cần phải ý thức trước việc làm của mình. Hãy có những hành dộng đẹp bỏ rác vào nơi quy định. Từ một người làm sẽ làm cho tất cả mọi người làm theo để cho môi trường xanh-sạch-đẹp. Giữ gìn môi trường không bị ô nhiễm chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi người.
Từ một hành động nhỏ là vứt rác đúng nơi quy định nghĩa là bạn đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường, xây dựng một cuộc sống an toàn, sạch sẽ không bị ô nhiễm. Hãy cùng nhau chung tay xây dựng vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hầu hết các trường Trung học bây giờ đều được xây dựng khá khang trang hiện đại. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là, dù yêu trường đến đâu nhiều teen vẫn quen với việc vô tư xả rác khắp nơi. Từ sân trường đến hành lang lớp học và nhất là trong… ngăn bàn. Giải thích cho việc làm rõ ràng là thiếu văn minh này, một số bạn hồn nhiên phát biểu: "Tiện đâu thì bỏ đó. Cũng đâu có nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái vỏ kẹo, vỏ bim bim, ít hạt dưa linh tinh…Hơn nữa, mình đóng tiền vệ sinh để làm gì cơ chứ?”… Khăng khăng với những suy nghĩ đó, các teen này chưa từng một lần thấy ngần ngại khi buông rác dọc lối đi, hay để lại “chiến lợi phẩm” ngay ở chỗ ngồi của mình.
Oanh, một chuyên gia quà vặt thật thà thú nhận: “Đang ngồi ăn trong lớp, chẳng lẽ lại bỏ vụ buôn dưa đang hồi gay cấn để chạy đi tìm… thùng rác?” Bắt đầu từ một chút lười, một chút ngại đến hình thành thói quen bạ đâu vứt rác đó, vô tình nhiều teen đã biến mình thành những “kẻ phá hoại”, chuyên làm bẩn trường lớp. Lâu ngày nó trở thành một thói quen dễ lây lan. Một bạn, rồi nhiều bạn theo nhau “lười”, và bộ mặt trường lớp cũng từ đó không thể nào ngăn nắp, sạch sẽ được như những khẩu hiệu “xanh- sạch- đẹp” nữa.
Hằng Nga, một teengirl lớp 10 cho hay: "Đi đến đâu trong trường bạn ấy cũng bắt gặp “vu vơ” những vỏ bim bim, giấy vụn, túi nilon, vỏ chai nước… Thậm chí là bã kẹo cao su cũng “được” dính ngang nhiên trên tường, bàn, ghế…Cực kì khó chịu khi cứ phải nhìn thấy sân trường thấp thoáng rác. Ghê nhất là những ngăn bàn với các chiến lợi phẩm đủ thứ: Vỏ kẹo, vỏ hộp sữa, vỏ hoa quả, thậm chí… muối ớt!!! Không hiểu ý thức của cá bạn ấy bỏ đi đâu nữa.”
Phiền vì sự vô ý thức của một bộ phận teen ấy đã đành, càng phiền lòng hơn khi “bệnh xả rác” lây lan nhanh chóng. Ở nhiều trường, nó còn là một căn bệnh khó chữa. Số bạn ý thức cao về giữ gìn vệ sinh trường lớp bỗng chốc thành “thiểu số”! Một điều thật trái khoáy nhưng là có thật.
Thanh Tùng- một boy khá mẫu mực trong chuyện vứt rác đúng nơi quy định rất hay bị bạn bè gọi là Tùng hấp. Cái biệt danh ra đời chỉ vì nhiều khi, Tùng kiên quyết nhặt rác cho vào thùng, dù là mẩu giấy nhỏ! Nhìn thấy bạn bè mình vứt rác bừa bãi, Tùng thẳng thắn lên tiếng. Không ít người vì vậy mà khó chịu ra mặt với cậu bạn. Có kẻ độc miệng còn bảo Tùng cứ “ra vẻ”, teen gì mà như… ông già!
Trong khi vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề "hot" trong cộng đồng, thì rất đông teen vẫn còn thờ ơ với nếp sống văn minh xanh - sạch. Tiện đâu vứt đấy, sự vô tư xả rác ra trường lớp bất chấp nội quy học đường, vô tư xả rác ra nhiều nơi công cộng, đường phố khiến teen đã và đang trở thành những “thổ dân” trong mắt mọi người.
Thùng rác ngay đó mà vẫn cố tình xả rác lung tung thì thật là vô ý thức. (Ảnh minh họa)
Tại sao không là một greenager ngay từ bây giờ?
Xả rác bừa bãi ở trường lớp chính là teen tự làm xấu bộ mặt trường mình, cũng là làm “mất giá” thương hiệu trên đồng phục của bạn. Nhiều khi, chính thói quen này đã hại teen dở mếu dở cười.
Hôm ấy, trên đường từ bến bus đi vào trường, Hồng Hạnh mải miết gặm nốt chiếc bánh mì, còn lại cái túi nilon nho nhỏ, Hạnh thẳng tay cho nó… bay vào không gian. Vừa dợm chân bước đi, thì một anh kính cận gọi với theo: “Em ơi, đánh rơi cái gì kìa!” Hạnh quay lại, lúng túng chưa biết nói gì, anh ấy đã nhặt chiếc túi lên dúi vào tay Hạnh và nói rất khẽ “Thùng rác ở đằng kia cơ cô bé ạ”. Hạnh đỏ bừng mặt. Chiếc túi nóng ran trong tay, xấu hổ chẳng biết giấu mặt vào đâu…
Còn Huy Thông, một nhân chuyên nhét bã kẹo cao su bừa bãi vào chân ghế, chân bàn đã bị… gậy ông đập lưng ông khi vô tình dựa tay vào lan can, vào bị dính chặt áo vào một mẩu bã kẹo. Thông lớn tiếng chửi “thằng nào đó ý thức bắng … con ruồi!” rồi lập tức im bặt. Chính là cậu ta nhét bã kẹo vào đó mà không nhớ.Trước hình ảnh một lớp học nhem nhuốc rác, một ngôi trường không sạch sẽ, chắc chắn nhiều thầy cô cũng cảm thấy thất vọng và có gì đó “nản” trước đám học trò. Bước vào lớp đã bị cái sự bẩn làm phân tâm, thầy cô cũng khó mà nhiệt tâm giảng bài được thoải mái và trọn vẹn… Thiệt thòi khi ấy, lại chính do teen chịu. Vì có ai mà không yêu nổi một ngôi trường sach sẽ với những greenager chính hiệu?
Bỏ đi thói quen xả rác bừa bãi ở trường lớp, học làm một greenager sống có trách nhiệm hơn với môi trường xung quanh ngay từ bây giờ thôi, teen nhé!