Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bàn luận về chữ “Nhàn” trong hai bài thơ:
- Cả hai bài thơ đều thể hiện chữ “Nhàn”; thực chất đây là lối sống nhàn tản, xuất thế, cách ứng xử tiêu cực của những nhà nho không gặp thời. Đối chiếu với hoàn cảnh cụ thể của hai bài thơ, ta thấy việc về nhàn là cách duy nhất để giữ gìn khí tiết. Nhưng một khi đã về “nhàn”, các nhà thơ lại rộng mở tấm lòng, hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã.
- Mức độ thể hiện của chữ “Nhàn” ở hai bài thơ có sự khác nhau:
+ Nguyễn Trãi tuy về nhàn nhưng vẫn đau đáu trong nỗi niềm ái quốc ưu dân. Ông nhàn cư chứ không nhàn tâm. Đây chính là tinh thần nhập thế tích cực ngay cả khi đã về nhàn.
+ Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Nhàn” được nâng lên thành triết lí sống, thành một lựa chọn. Về nhàn ông đã thật sự tìm được sự thoải mái về tinh thần cũng như về thể xác (“nội đắc tâm thân lạc”.
- Tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng cả hai bài thơ đều cho thấy cách sống lạc quan và đặc biệt là tâm hồn thanh cao của các vị danh nho
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1549 -1585), chứng kiến cảnh sống ngang trái, bất công trong triều đại phong kiến Việt Nam.
- Ông là người ngay thẳng nên từng dâng sớ chém đầu những tên nịnh thần, vua không nghe nên ông cáo quan về quê với triết lý: Nhàn một ngày là tiên một ngày.
- Tư tưởng, triết lý sống của ông là tư tưởng của đạo nho, ứng xử trong thời loạn, sống chan hòa với thiên nhiên, giữ tâm hồn thanh cao.
- Nhân cách của Nguyễn Bình Khiêm: thanh cao, trong sạch
Nhàn là chủ đề lớn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo quan niệm của ông: sống tự nhiên, không màng danh lợi, đó cũng là triết lý nhân sinh độc đáo của nahf thơ.
- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn: giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch
+ Vui thú với lao động, nguyên sơ, chất phác
+ Không ganh tị với đời, với người, vẫn ung dung, ngạo nghễ
- Những hình ảnh dân dã, đời thường trong lối sinh hoạt của tác giả:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
+ Cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, thanh tao trong cách ăn uống, sinh hoạt
+ Niềm vui, sự tự tại của tác giả thú vị vô cùng
- Hai câu thơ thực, thấy rõ tâm trạng, lối sống “nhàn” của tác giả:
+ Nghệ thuật đối lập: ta >< người, khôn >< dại, vắng vẻ >< lao xao
+ Suy nghĩ của bậc đại trí, tránh xa chốn quan trường thị phi
+ Ý thơ ngược với câu chữ, liên tưởng hóm hỉnh, sâu cay
- Hai câu kết: tâm thế ung dung tự tại, xem thường phú quý
+ Sử dụng điển tích vua Nghiêu Thuấn để thể hiện nhãn quan tỏ tường của nhà thơ. Phú quý chỉ là phù du, hư ảo như giấc chiêm bao.
→ Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, quan niệm sống nhàn hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách, xem thường danh lợi.
Tham khảo
*Nội dung
– Bài thơ dựng lên bức chân dung cuộc sống , nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: xa rời danh lợi , hòa hợp với tự nhiên , giữ gìn cốt cách thanh cao , trong sạch .
– Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi , quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực .
*Nghệ thuật .
– Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc , giản dị , kết hợp chất trữ tình và triết lí sâu xa , phát huy cao độ tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ thất ngôn Đường luật.
Tham khảo
Nghệ thuật:
- Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc , giản dị , kết hợp chất trữ tình và triết lí sâu xa , phát huy cao độ tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ thất ngôn Đường luật.
Tham khảo:
Bàn luận về chữ “Nhàn” trong hai bài thơ:
- Cả hai bài thơ đều thể hiện chữ “Nhàn”; thực chất đây là lối sống nhàn tản, xuất thế, cách ứng xử tiêu cực của những nhà nho không gặp thời. Đối chiếu với hoàn cảnh cụ thể của hai bài thơ, ta thấy việc về nhàn là cách duy nhất để giữ gìn khí tiết. Nhưng một khi đã về “nhàn”, các nhà thơ lại rộng mở tấm lòng, hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã. - Mức độ thể hiện của chữ “Nhàn” ở hai bài thơ có sự khác nhau:
+ Nguyễn Trãi tuy về nhàn nhưng vẫn đau đáu trong nỗi niềm ái quốc ưu dân. Ông nhàn cư chứ không nhàn tâm. Đây chính là tinh thần nhập thế tích cực ngay cả khi đã về nhàn.
+ Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Nhàn” được nâng lên thành triết lí sống, thành một lựa chọn. Về nhàn ông đã thật sự tìm được sự thoải mái về tinh thần cũng như về thể xác (“nội đắc tâm thân lạc”. - Tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng cả hai bài thơ đều cho thấy cách sống lạc quan và đặc biệt là tâm hồn thanh cao của các vị danh nho