Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bởi vì Liên Xô có chiến lược cải cách rất sai lầm, khi họ giống như là "vứt bỏ cái áo cũ đang mặc nhưng cái áo mới vẫn chưa được may xong", cụ thể ở đây là họ đã tiến hành đổi mới và đặc biệt là họ đổi mới nông nghiệp từ dùng con trâu cái cày bây giờ chuyển sang dùng máy. Mà khi đó đang khủng hoảng năng lượng nên giá dầu là cực cao, dẫn đến vụ mùa tiếp tục lún sâu và khi đó, Liên Xô càng khủng hoảng hơn. Chưa tính đến việc chuyển đổi sang chế độ đa đảng của ông Goocbachop càng khiến cho tình hình chính trị Liên Xô ngày càng trở nên rối ren, khi các nước đồng loạt ly khai và hậu quả là Liên Xô sụp đổ vào ngày 25/12/1991
Còn ở Việt Nam, chúng ta chấp nhận chuyển đổi sang kinh tế thị trường, chấp nhận mở cửa với thế giới và từ đó giúp cho Việt Nam chúng ta có được những vốn đầu tư mạnh từ nước ngoài, qua đó giúp chúng ta phát triển và thoát khỏi khủng hoảng
Cả hai sự kiện này đã mang lại những bài học quý giá cho Việt Nam trong quá trình đổi mới kinh tế và xã hội.
Từ sự thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô, Việt Nam đã nhận ra rằng việc thực hiện cải cách và đổi mới không chỉ đòi hỏi sự thay đổi trong chính sách và hệ thống kinh tế, mà còn cần sự thay đổi trong tư duy và cách làm việc của các nhà lãnh đạo. Việt Nam đã học được rằng việc tham khảo và áp dụng những kinh nghiệm quốc tế là rất quan trọng để đạt được thành công trong quá trình đổi mới.
Tương tự, từ cuộc cải cách ở Trung Quốc, Việt Nam đã nhận ra tầm quan trọng của việc mở cửa và hội nhập quốc tế. Việt Nam đã học được rằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu và phát triển các ngành công nghiệp mới là rất quan trọng để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của người dân.
Trung Quốc và Liên Xô có một số điều khác nhau nhau cơ bản như:
- Thứ nhất, theo ông Bazhanov, thứ nhất là hai nước có vị trí khác nhau. Trung Quốc rơi vào hỗn loạn sau Cách mạng văn hóa (1966 – 1976). Tới năm 1978, phần lớn người Trung Quốc hiểu rằng họ cần một cuộc cải tổ triệt để. Trong khi đó, Liên Xô năm 1985 vẫn mạnh nên hầu hết người dân vẫn tự coi mình là cường quốc với nền kinh tế hoạt động tốt, xã hội ổn định, trật tự, hơn hẳn Trung Quốc thời kỳ trước cải tổ 1978. Nói cách khác, người Liên Xô không nhiệt tình cải cách như láng giềng Trung Quốc.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức của hai nước có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản. Trong lúc phe “cải cách” áp đảo phe “bảo thủ” trong giới cầm quyền Trung Quốc thì tình hình ngược lại ở Liên Xô: ông Gorbachev bị nhiều thành viên “bảo thủ” trong bộ chính trị và nhiều quan chức quân sự chống đối quyết liệt.
Thứ ba, người đứng đầu cuộc cải cách ở Trung Quốc là ông Đặng Tiểu Bình có nhiều kinh nghiệm, được tự do đưa ra những cải tổ sâu rộng. Còn cuộc cải cách ở Liên Xô được tiến hành bởi những người có quyền lực hạn chế do bị những lực lượng thủ cựu kìm hãm.
Nguyên nhân thứ tư là tình trạng xã hội, kinh tế hai nước khác nhau. Trước cải cách, Trung Quốc là quốc gia nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, những người khao khát được làm việc trên mảnh ruộng của chính mình. Và khi ông Đặng biến giấc mơ của họ thành hiện thực, tình hình biến chuyển nhanh chóng tới mức ngay cả những người bảo thủ, hoài nghi cũng phải thừa nhận cải tổ thành công. Và với xuất phát điểm thuận lợi là nông nghiệp, ông Đặng có cơ sở để công nghiệp hóa và cải cách các lĩnh vực khác.
chương trình cải tổ ngành nông nghiệp ở Liên Xô cũng gặp khó khăn bởi sau hàng chục năm tồn tại, hệ thống nông trường tập thể quá lạc hậu, giới công chức sơ cứng, không chịu thay đổi, còn người nông dân không có khát vọng lao động để cải thiện đời sống... Tóm lại, cải cách nền kinh tế dựa vào ngành sản xuất khí tài khó hơn là ngành nông nghiệp.
Em xin lỗi, lúc đánh chữ bị lỗi nên em để lại câu hỏi ở đấy nhé ;((
"Vì sao công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc năm 1978 giành được thắng lợi còn công cuộc cải tổ năm 1985 của Liên Xô thất bại ? Từ đó em rút ra được bài học gì cho sự phát triển đất nước ta ngày nay ? "
Đường lối, thành tựu trong công cuộc cải cách - mở cửa (từ năm 1978 đến nay).
- Chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường hóa: Trung Quốc đã chuyển từ mô hình kế hoạch hóa tập trung đối diện với nhiều khó khăn kinh tế và xã hội. Họ đã thúc đẩy sự thay đổi sang mô hình thị trường hóa, cho phép các thực thể kinh doanh và cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế với sự cạnh tranh.
- Nâng cao đời sống dân dã và phát triển kinh tế: Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong suốt thập kỷ qua, từng bước nâng cao đời sống của hàng tỷ người dân và trở thành một trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
- Mở cửa với thế giới: Trung Quốc đã tham gia tích cực vào thị trường thế giới và hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư và công nghệ từ nước ngoài. Điều này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.
- Cải cách trong quản lý và hành chính: Cải cách đã xảy ra không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong hành chính và quản lý. Điều này bao gồm sự đổi mới trong việc thúc đẩy tích cực sự nghiệp của nhân dân và trong việc xây dựng hệ thống pháp luật và quản lý hiệu quả.
Bài học kinh nghiệm từ công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc đã cung cấp cho Đảng và chính phủ Việt Nam nhiều bài học quan trọng. Đặc biệt, nó đã giúp nhấn mạnh sự cần thiết của việc chuyển từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang mô hình thị trường hóa, khuyến khích đầu tư và hợp tác quốc tế, và sự quản lý hiệu quả và phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có bản sắc và điều kiện riêng, nên việc áp dụng những bài học này cần phải phù hợp với tình hình cụ thể của từng quốc gia.
Bài làm:
Tháng 3/1985, M Gooc -ba - chop (M.Gorbachev) tiến hành cải tổ đất nước theo đường lối “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng. Sau 6 năm, do không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, lại thiếu một đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán nên đất nước Xô Viết khủng hoảng toàn diện:
- Kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường vội vã, thiếu sự điều tiết của nhà nước nên gây ra hỗn loạn, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
- Chính trị và xã hội: mất ổn định (xung đột sắc tộc, ly khai liên bang..),thực hiện đa nguyên chính trị làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Bài học kinh nghiệm Việt Nam rút ra được từ công cuộc cải tổ của Liên Xô:
- Cần phải xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội khoa học đầy tính nhân văn phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống cuả mỗi quốc gia bằng cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học vào từng hoàn cảnh cụ thể ; luôn luôn cảnh giác với mọi âm mưu cuả các đế quốc; phải luôn nâng cao vai trò lãnh đạo cuả Đảng Cộng sản...
- Nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra cho các nước chủ nghĩa xã hội đang tiến hành công cuộc cải cách đổi mới, nhằm xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất nhân văn vì sự giải phóng và hạnh phúc con người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá cuả mỗi dân tộc
Tháng 3/1985, M Gooc -ba - chop (M.Gorbachev) tiến hành cải tổ đất nước theo đường lối “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng. Sau 6 năm, do không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, lại thiếu một đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán nên đất nước Xô Viết khủng hoảng toàn diện:
- Kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường vội vã, thiếu sự điều tiết của nhà nước nên gây ra hỗn loạn, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
- Chính trị và xã hội: mất ổn định (xung đột sắc tộc, ly khai liên bang..),thực hiện đa nguyên chính trị làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Bài học kinh nghiệm Việt Nam rút ra được từ công cuộc cải tổ của Liên Xô:
- Cần phải xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội khoa học đầy tính nhân văn phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống cuả mỗi quốc gia bằng cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học vào từng hoàn cảnh cụ thể ; luôn luôn cảnh giác với mọi âm mưu cuả các đế quốc; phải luôn nâng cao vai trò lãnh đạo cuả Đảng Cộng sản...
- Nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra cho các nước chủ nghĩa xã hội đang tiến hành công cuộc cải cách đổi mới, nhằm xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất nhân văn vì sự giải phóng và hạnh phúc con người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá cuả mỗi dân tộc.
Đáp án cần chọn là: D
Sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đã để lại cho Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Bài học đầu tiên đó là việc xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn. Thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin và kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình để đề ra những chủ trương, chính sách linh hoạt, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.
- Công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đầy khó khăn.
- Ngày 19 - 8 - 1991 một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết đã tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và đã dần tới những hậu quả cực kì nghiêm trọng.
- Ngày 21 - 12 - 1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết đã họp và kí kết hiệp định về giải tán Liên bang Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (thường gọi tắt là SNG).
- Ngày 25- 12- 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại.
-Liên Xô thất bại vì : Góoc -ba - chốp tiến hành cải tổ đất nước theo đường lối “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng. Sau 6 năm, do không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, lại thiếu một đường lối chiến lược toàn diện nên dẫn tới Liên Xô lâm vào khủng hoảng.
Kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường là đúng nhưng quá vội vàng, chưa có kế hoạch gây nên thất bại.
Thực hiện đa nguyên đa Đảng làm mất đi vai trò của nhà nước, dẫn tới xung đột nội bộ.
-Việt Nam cải cách đạt thành tích lớn vì: nước ta đã xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội khoa học đầy tính nhân văn phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống cuả mỗi quốc gia bằng cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học vào từng hoàn cảnh cụ thể ; luôn luôn cảnh giác với mọi âm mưu cuả các đế quốc.Phải luôn nâng cao vai trò lãnh đạo cuả Đảng Cộng sản, tiến hành cải cách dưới sự lãnh đạo của Đảng; ...