Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu Thân cây ngô đã thu bắp, cây ngô cả bắp. Cỏ voi, ngọn lá mía, ngọn lá sắn, dày là lạc ...
Bước 2. Xử lí nguyên liệu Phơi 1 – 2 ngày nếu hàm lượng nước lớn hơn 75%. Băm nhỏ 3 – 5 cm để nén được chặt . tạo điều kiện yếm khí. Bổ sung rỉ mật đường hoặc tinh bột.
Bước 3: Ủ chua Sử dụng hố ủ hoặc túi ủ. Cho từng lớp thức ăn dày 20 – 30 cm => nén chặt => rải lớp khác cho đến hết Hồ ủ được đậy kín, phủ bạt hoặc đất Túi ủ phải buộc kín.
Bước 4: Sử dụng Sau 3 – 4 tuần ủ, lấy thức ăn cho gia súc ăn. Lấy theo từng lớp, lấy xong phải đậy kín. Thời gian sử dụng 3 – 4 tháng (mùa hè) 5 – 6 tháng (mùa đông).
Có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu và phụ gia để giúp quá trình lên men tốt hơn như: rỉ mật, cám gạo, bột ngô hay các enzyme phân giải xơ hoặc sử dụng giống khởi động.
Chất lượng thức ăn ủ chua phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:
Chất lượng nguyên liệu: Nguyên liệu càng tươi, chất lượng càng tốt thì sản phẩm ủ chua càng ngon và tốt hơn.
Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ và độ ẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lên men. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, hoặc độ ẩm không đúng, quá trình ủ chua sẽ bị chậm hoặc không diễn ra.
Vi khuẩn men: Vi khuẩn men là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm ủ chua. Vi khuẩn men càng đa dạng và hoạt động tốt thì sản phẩm ủ chua càng ngon và tốt hơn.
Thời gian ủ chua: Thời gian ủ chua cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Thời gian ủ chua phải đủ để quá trình lên men hoàn tất nhưng không được quá lâu để sản phẩm không bị chua quá mức.
Điều kiện bảo quản: Sau khi ủ chua xong, sản phẩm cần được bảo quản đúng cách để giữ được chất lượng.
Các bước ủ rơm rạ với urea làm thức ăn cho trâu, bò:
- Bước 1: Xác định khối lượng rơm, rải đều.
- Bước 2: Bổ sung lượng cám phù hợp, rắc đều vào rơm, nén chặt rơm.
- Bước 3: Tưới đều dung dịch urea lên từng lớp rơm.
- Bước 4: Nén chặt.
- Bước 5: Phủ toàn bộ khối rơm bằng tấm che kín.
- Bước 6: Kiểm tra trong quá trình bảo quản.
Phương pháp ủ thường được áp dụng để xử lí những loại chất thải chăn nuôi: các loại chất thải hữu cơ (phân vật nuôi, chất độn chuồng,...).
Lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ:
- Mềm bệnh sẽ bị tiêu diệt.
- Rút ngắn thời gian ủ phân.
- Nâng cao chất lượng phân thành phẩm.
Tham khảo:
Tách gà bệnh ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh cho gà khỏe mạnh khác.
Vệ sinh chuồng trại thường xuyên để loại bỏ bãi phân và các chất thải khác có thể là nguồn gốc của bệnh.
Kiểm tra lại khẩu phần cho gà, đảm bảo chúng được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể. Gặp bác sĩ thú y để được tư vấn về cách điều trị.
Tham khảo:
Phân hữu cơ thô được ủ hoai với men vi sinh và phụ gia, tạo thành phân hữu cơ sinh học. Sau đó phân hữu cơ sinh học được bổ sung thêm men vi sinh và chuyển thành phân hữu cơ vi sinh.
Việc đậy kín hoặc buộc kín giúp giữ ẩm cho thức ăn, tạo môi trường ẩm ướt để vi khuẩn có thể phát triển và hoạt động tốt hơn. Nếu không đủ độ ẩm, quá trình lên men sẽ chậm lại hoặc không thể xảy ra, dẫn đến sản phẩm chua không ngon hoặc không đạt yêu cầu. Do đó, để đảm bảo quá trình ủ chua diễn ra tốt và đảm bảo chất lượng sản phẩm, việc đậy kín hoặc buộc kín là rất quan trọng.