Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hình ảnh “ánh trăng” được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
- Đó giống như thứ ánh sáng của lương tri, soi rọi vào tâm can của con người khiến cho con người ta thức tỉnh.
ánh trăng là chỉ ánh sáng huyền ảo , đẹp mê hồn(mình không biét nhưng mình tự nghĩ chắc đúng)
1)
- Hình ảnh vầng trăng có nghĩa như một người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, từ lúc ở chiến khu cho đến khi về thành phố.
- Bởi lẽ vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung, vẹn nghĩa, còn ánh trăng là cái vầng sáng của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi làm thức tỉnh và xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người. Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý: ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng cứ lặng lẽ, biểu tượng cho sự trong sáng vô tư, không đòi hỏi. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
2)
- "Giật mình" đó là lúc tác giả đã hoàn toàn tỉnh thức, không còn sống trong xa hoa, lộng lẫy, tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ.
3)
- "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình, không chỉ là miền thức tỉnh của chính nhân vật trữ tình mà còn cho chính chúng ta. Bài thơ đã để lại cho độc giả bài học nhân văn sâu sắc: hãy trân trọng và sống nghĩa tình với quá khứ, cảm ơn những gì đã cùng ta trải qua vì nhờ có những điều như thế mới có ta của hiện tại. Và dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt.
Tham khảo nha em:
1.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:
- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.
- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.
- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.
- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.
- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.
- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.
2.Nếu như hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ này diễn tả sự tròn vẹn, đủ đầy, nguyên vẹn như xưa của vầng trăng, hay quá khứ nghĩa tình thì dòng thơ cuối lại là cái "giật mình" mang ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm. Đối diện với vầng trăng nghĩa tình, với quá khứ mà mình đã trót lãng quên, nhân vật trữ tình đã có cái giật mình. Theo em, đây là sự giác ngộ về mặt nhận thức, là sự giác ngộ về sự vô tâm của mình đối với quá khứ của nhân vật trữ tình. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật trữ tình đã nhận ra được sự vô tâm, sự bội bạc của mình đối với quá khứ và vầng trăng nghĩa tình hay quá khứ tươi đẹp hiện về đủ để làm cho nhân vật trữ tình giác ngộ ra thái độ sống vô tâm của mình. Sự giật mình còn là sự ăn năn, ân hận, là sự giác ngộ trong phút giây bất chợt vì đối diện với vầng trăng, với quá khứ ngày xưa. Tóm lại, phút giây giật mình của nhân vật trữ tình mà tác giả muốn gửi gắm là sự giật mình mang thông điệp sâu sắc về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung trong quá khứ.
3.Thái độ sống:
- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Ánh trăng được xem là một đề tài quen thuộc của thơ ca từ bấy đến giờ nên lấy nó đật làm đề bài cũng phải.Còn nữa
có vầng trăng thì mới có ánh trăng.Tác giả sử dùng vầng trăng xuyên suốt bài đề chỉ về 1 hình ảnh của thiên nhiên
khoáng đạt,hồn nhiên,tươi mát.Để rồi ở khổ thơ cuối nhà thơ dùng từ ánh trăng là ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh
vầng trăng.''Ánh trăng im phăng phắc'',phép nhân hoá khiến vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể,một người bạn,một
nhân chứng rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ,sống ân
nghĩa thuỷ chung.
Không phải ngẫu nhiên mà trong bài thơ nhiều lần tác giả nói đến vầng trăng , trăng tròn , còn đến khổ cuối lại là ánh trăng
Vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung , vẹn nghĩa , còn ánh trăng là cái vầng hào quang của quá khứ , là ánh sáng của lương tâm , lương tri , của đạo đức , cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi , thức tỉnh , xua đi những khuất tối trong tâm hồn , làm bừng sáng tâm hồn con người.
Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý : Ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên , mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình , là vẻ đẹp bình dị , trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống . Ánh trăng cứ lặng lẽ , biểu tượng cho sự trong sáng vô tư , không đòi hỏi.Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy , bất diệt . Vì thế , ánh trăng không chỉ là chuyện 1 người , 1 thế hệ _ đã từng một thời sống hào hùng, gian khổ, hy sinh _ mà có ý nghĩa với mọi người , mọi thời.
Biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
● Trong bài thơ "Ánh trăng" tác giả chỉ sử dụng một dấu chấm duy nhất, nhằm tạo ra sự liền mạch về cảm xúc. Cảm xúc xuyên suốt toàn bộ bài thơ, không bị ngắt quãng, đứt đoạn.
● Mỗi chữ cái đầu khổ thơ được viết hoa, tạo thành một câu kể dài trọn vẹn ý, điều đó cũng là sự sáng tạo, cách tân mới mẻ trong thơ.
"vầng trăng" là hình ảnh được nhân hóa trở thành người bạn đồng hành "tri kỷ" của nhân vật trữ tình trong nhiều hình ảnh cuộc sống.
"ánh trăng" là hình ảnh được ẩn dụ mang ý nghĩa biểu trưng sâu xa cho nhiều vấn đề mang tính triết lý. Trong đó, quang trọng là sự soi chiếu ám ảnh.
đến cuối bài thơ lại dùng từ ánh trăng để nhìn nhận soi chiếu lại những quá khứ và bản thân mình như muốn tự trách mình đã có lỗi với "trăng".
trong cả bài thơ tác giả dùng từ vầng trăng vì chỉ xem trăng như người bạn tri kĩ và vì lúc đó nhân vật trữ tình chưa nhận ra lỗi lầm của mình.
*** cho bạn thêm vài câu hỏi liên quan nữa này
@ hình ảnh "ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình" giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ
$ trong cuộc đời khi nào con người nên có những lúc giật mình như thế.
% em hãy lý giải những vấn đề nêu trên thành một bài văn
@ +nhân vật trữ tình là con người có chiều sâu nội tâm với những cảm nhận tinh tế, sâu xa.
+ nhân vật trữ tình luôn có sự nhìn nhận soi chiếu lại mình.
+ nhân vật trữ tình sống ân tình ân nghĩa, là người đã trải qua nhiều biến động của cuộc đời, dẫu có lúc đã lãng quên song không hề thay đổi bản chất.
$ con người nên có những lúc giật mình trước khi, trong khi và cả sau khi làm một việc gì đó, nhất là với những vấn đề có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng.
+ con người phải nên có những lúc giật mình như thế trước mọi biến động của xã hội và bản thân để điều chỉnh và hoàn thiện mình hơn.
Ánh trăng được xem là một đề tài quen thuộc của thơ ca từ bấy đến giờ nên lấy nó đật làm đề bài cũng phải.Còn nữa
có vầng trăng thì mới có ánh trăng.Tác giả sử dùng vầng trăng xuyên suốt bài đề chỉ về 1 hình ảnh của thiên nhiên
khoáng đạt,hồn nhiên,tươi mát.Để rồi ở khổ thơ cuối nhà thơ dùng từ ánh trăng là ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh
vầng trăng.''Ánh trăng im phăng phắc'',phép nhân hoá khiến vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể,một người bạn,một
nhân chứng rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ,sống ân
nghĩa thuỷ chung.