Câu 1:
a. Tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng” là gì?
b. Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ?
Câu 2:
a. Hãy nêu mạch cảm xúc của bài thơ “Ông đồ”.
b. Bài thơ “Ông đồ” gợi cho em suy nghĩ gì...
Đọc tiếp
Câu 1:
a. Tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng” là gì?
b. Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ?
Câu 2:
a. Hãy nêu mạch cảm xúc của bài thơ “Ông đồ”.
b. Bài thơ “Ông đồ” gợi cho em suy nghĩ gì về việc bảo tồn nét đẹp của dân tộc?
c. Bài thơ “Ông đồ” có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
Câu 3:
a. Trong bài thơ “Quê Hương”, Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào?
Phân tích cái hay của câu thơ:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
b. Mạch cảm xúc của bài thơ “Quê hương” được thể hiện như thế nào?
Câu 4:
a. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ?
b. Cách đặt tên bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả có gì đặc sắc?
c. Nhận xét cảnh mùa hè được miêu tả trong sáu câu đầu bài thơ “Khi con tu hú”. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó?
d. Chỉ ra tâm trạng người tù (người chiến sĩ) được thể hiện qua 4 câu cuối bài thơ “Khi con tu hú” ?
Câu 5:
a. Nêu nội dung đặc sắc của bài thơ “ Tức cảnh Bắc Pó”?
b. Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”?
c. Cuộc sống của Bác ở Pác Bó được miêu tả như thế nào qua 3 câu thơ đầu của bài thơ?
d. Cái “sang” của cuộc đời Cách mạng được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ?
Phần Tiếng Việt:
Câu 1: Hãy đặt câu nghi vấn, với các từ nghi vấn sau: sao? gì? đâu? hả?nào?
Câu 2: Xác định câu nghi vấn ? Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ?
a . Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ co một nghĩa buồn rầu khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?
b . Quan lớn đỏ mặt tía tai , quay ra quát rằng :
- Đê vỡ rồi ! ... Đê vỡ rồi , thời ông cách cổ chúng mày , thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ? ... Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chậy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa ?
( Phạm Duy Tốn )
c. Vua sai lính điệu em bé vào phán hỏi :
- Thằng bé kia , mày có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ?
( Em Bé Thông Minh )
d. Một hôm cô tôi gọi tôi đén bên cười hỏi :
- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?
Tôi cười dài trong tiếng khóc , hỏi cô tôi :
- Sao cô biết mợ con có con ?
( Nguyên Hồng )
Câu 3: Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến?
Câu 4: Xác định câu cầu khiến trong các đoạn trích sau :
a . Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo :
- Mẹ ơi , con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp .
( Sọ Dừa )
b . Vua rất thích thú vội ra lệnh :
- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá .
[ ... ]
Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn :
- Cho gió to thêm một tý ! Cho gió to thêm một tý !
[ ... ]
Vua quống quýt kêu lên :
- Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa !
( Cây Bút Thần )
Câu 5: Trong những câu văn sau, những câu nào là câu cầu khiến? Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến đó là gì?
a- Ngày mai chúng ta được đi tham quan nhà máy thủy điện đấy.
b- Con đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên con.
c- Ồ, hoa nở đẹp quá!
d- Hãy đem những chậu hoa này ra ngoài sân sau.
e- Bạn cho mình mượn cây bút đi.
f- Chúng ta về thôi các bạn ơi.
g- Lấy giấy ra làm kiểm tra!
h- Chúng ta phải ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ.
Câu 6: Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau:
a, Cậu nên đi học đi.
b, Đừng nói chuyện!
c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
d, Cầm lấy tay tôi này!
e, Đừng khóc.
Phần Tập làm văn
Câu 1:
a. Nêu yêu cầu của bài văn TM giới thiệu một danh lam thắng cảnh?
b. Dàn bài TM về một danh lam thắng cảnh?
c. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: Thủ đô Hà Nội (dàn ý)?
Câu 2:
a. Nêu yêu cầu của bài văn TM một trò chơi?
b. Dàn bài TM một trò chơi?
c. Giới thiệu một trò chơi dân gian: Chi chi chành chành.
Câu 3: a. Nêu yêu cầu của BVăn TM một món ăn dân tộc?
b. Dàn bài TM một món ăn dân tộc?
c. Giới thiệu một món ăn dân tộc: Chả cá Hà Nội.
Trình bày được cảm xúc cuae người viết. Tạp ra hình ảnh thực để người đọc, người nghe thấu hiểu về tác phẩm. Mang lại cho tác phẩm những tình huống xúc động. Ngoài ra, còn mang lại ý nghĩa sâu sắc cho tác phẩm văn học Việt.