Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cây phượng vĩ được trồng trong sân trường, ngay trước cửa lớp em. Em nghe cô chủ nhiệm nói cây được thầy hiệu trưởng đầu tiên trồng cách đây năm mươi năm rồi, từ khi trường mới thành lập.
Cây phượng vĩ cao lắm, cao qua cả tầng một trường em. Thân cây to và chắc nịch đến hai ba người ôm mới hết. Thân cây xù xì có màu nâu sẫm. Lá phượng xòe tán lá rộng xum xuê, tỏa bóng mát khắp một góc sân. Lá phượng gồm nhiều lá nhỏ xíu mọc ra từ cành nhỏ, xêp song song. Lá có màu xanh mướt. Khi lá đã già sẽ ngả sang màu vàng óng. Mỗi lần có một làn gió nhẹ thổi qua, những chiếc lá phượng màu vàng nhỏ xíu lại bay bay rồi rơi xuống phủ một màu vàng khắp sân trường trông thật nên thơ.
Hè đến, phượng nở hoa đỏ rực rỡ. Từ trên cao nhìn xuống hoặc từ xa nhìn lại, cây xòe tán rộng với những chùm hoa nở bung nổi bật như những đốm lửa. Hình ảnh hoa phượng có lẽ gần gũi với tất cả những cô cậu học trò nhỏ bởi hầu hết ngôi trường nào cũng trồng hoa phượng ở sân trường. Thỉnh thoảng nhìn ra gốc cây, em vẫn thấy một vài bạn nhặt cánh hoa ép vào trang vở của mình rồi cùng nhau cười khúc khích. Cây phượng cho bóng mát nên mỗi giờ ra chơi, mấy nhóm bạn lại rủ nhau chơi trốn tìm, nhảy dây dưới gốc cây ấy, tiếng nói cười lúc nào cũng rộn rã khắp sân trường.
Em rất yêu cây phượng vĩ ở trường. Cây không chỉ cho bóng mát mà còn cho chúng em kỷ niệm đẹp tuổi học trò. Em sẽ cùng các bạn chăm sóc cho cây luôn tươi tốt.
Trường em trồng rất nhiều những loài cây bóng mát như cây bàng, cây hoa sữa, cây sấu,...nhưng em yêu thích nhất là cây phượng vĩ ở góc sân, nơi chất chứa biết bao kỉ niệm của tuổi học trò.
Cây phượng vĩ nằm ở ngay gần cổng trường, cao hơn dãy nhà học bốn tầng. Cây đã đứng đó từ bao lâu rồi em không biết, chỉ biết là, từ khi em vào trường, cây đã to lắm rồi. Thân cây to, sần sùi màu nâu thẫm mang theo dấu ấn nắng mưa của thời gian nên trên thân có những vết nấm mốc, đôi chỗ bị tróc một ít vỏ cây. Gốc cây xù xì, nổi lên trên mặt đất những chiếc rễ to như những con trăn nhỏ. Từng chiếc rễ giống như những chiếc ghế ngồi lí tưởng để lũ học trò chúng em ngồi mỗi giờ ra chơi. Phía trên, những cành cây to, rắn chắc tỏa ra tứ phía như những cánh tay người. Bao trùm lên đó là tán lá rộng, xòe ra.
Lá cây phượng to nhưng mỏng, chia ra làm các nhánh lá nhỏ li ti, thưa thớt. Lá có màu xanh nhạt, lá già thì ngả vàng. Mỗi khi chị gió nhẹ thoảng qua, từng đợt "mưa lá" lại rũ xuống mặt đất, tạo nên những thảm lá nhỏ trên một góc sân. Lũ học trò chúng em thỉnh thoảng lại nhặt những chiếc lá cây rụng cành, tuốt ra rồi tung lên làm pháo bông hoặc đem ép vào những trang sách. Khi đến mùa hè hoa phượng nở, những chùm hoa đỏ rực nở rộ, bông nào bông đấy đua sắc đỏ rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Hoa phượng có năm cánh ôm lấy ở giữa là nhụy hoa. Từng bông phượng như những đốm lửa nhỏ, từng chùm hoa phượng lại giống như những bó đuốc đang cháy rực rỡ trên cành.
Người ta vẫn thường nói, hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với sự chia ly. Phải chăng vì hoa phượng thường nở đúng vào mùa hè, mùa của tựu trường. Cây phượng đã đứng đó, chứng kiến biết bao lứa học trò trưởng thành, bao cuộc chia ly của những em học sinh tốt nghiệp, bao nụ cười, bao giọt nước mắt. Cây phượng đã gắn bó với chúng em từ rất lâu rồi. Vào mỗi giờ ra chơi, chúng em lại rủ nhau ngồi dưới gốc phượng trò chuyện, tâm sự, từng tốp học sinh đứng đá cầu, nhảy dây dưới gốc cây. Biết bao kỉ niệm tươi đẹp đều ở dưới bóng cây này.
Cây phượng như một người bạn gắn liền với tuổi học trò của em. Màu đỏ của hoa phượng lại khiến em bồi hồi mỗi khi nhớ về. Dù bao năm trôi qua, cây vẫn cứ tươi tốt như vậy, chống chọi lại bao mưa, nắng của cuộc đời. Dù đi đâu xa, em cũng sẽ không bao giờ quên hình ảnh cây phượng nơi góc sân trường năm nào.
Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có. Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, là người cha, người mẹ thứ hai vậy.Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11. Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tôi viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi. Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.
BẠN THAM KHẢO NHÉ
- HT -
NHỚ K CHO MIK NHA
THANKS
Mẹ)
Mỗi khi nhắc đến câu tục ngữ:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..."
là em lại nhớ đến người mẹ của em.Người đã mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày để sinh được em ra rồi nuôi em bằng dòng sữa ngọt lành để rồi đây em lớn và trưởng thành.Mẹ quả là người thật dũng cảm nên em yêu quý mẹ nhất trong nhà.
Bà)
Mỗi khi nhắc đến câu hát :
"Bà ơi bà cháu yêu bà lắm!..."
thì em lại nhớ đến người bà muôn vàn kính yêu của em.Vì bố mẹ không hay ở nhà chơi với ba chị em em vì bố mẹ còn phải sơm tối đi làm nên bà là người chăm sóc,chơi và trông nom ba chị em nên em quý bà vô cùng.
Mình làm rồi đấy k nha ! Chúc bạn học tốt
“Nếu ai còn mẹ
Xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn
Vương mắt mẹ nghe con...”
Người cho bạn thiên chức được sống như ngày nay chính là mẹ. Người mà ở đó ta không bao giờ thấy thiếu vắng hơi ấm, không bao giò thua lỗ về tình thương, không bao giờ bị lừa dối bởi tình cảm... Trên đời chỉ có mẹ là người ta đáng tin nhất. Ai cũng có một người mẹ như thế. Và bản thân tôi cũng vậy, cũng có một người mẹ tuyệt vời biết bao.
nếu chơi theo đúng cách sẽ giải tỏa đầu óc sau mỗi giờ học căng thẳng
nếu chơi khác cách sẽ nhi koioctiiu957
nếu mk đúng mk với nhé thank nhìu
Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong những kí ức về những buổi trưa hè, chốn bố mẹ, rủ nhau ra lũy tre đầu làng chơi. Được cùng nhau bay theo tiếng gọi vi vu của cánh diều với bao hoài bão, ước mộng. Nhưng hình ảnh làm tôi thấy ấn tượng nhất trong tuổi thơ vẫn là con đường từ nhà đến trường.
Con đường đó cách nhà tôi khoảng 2 cây số. Xunh quanh đường là những lũy tre ngà, khẽ nhẹ nhàng đung đưa theo làn gió thoảng qua. Xua tan đi bao sự nóng nực, oi bức của mùa hè, trong lòng tôi lại cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn cả. Tuy con đường chưa được đổ nhựa, nhưng con đường đất đó vẫn rất mịn, thấm đẫm tình đồng quê Việt Nam. Con đường chạy vắt ngang qua cánh đồng, thẳng cánh cò bay. Cứ mỗi lần đi qua, tôi lại thấy được đồng quê mình tươi đẹp, mênh mông, rông lớn biết bao. Những cánh đồng lúa chín trải dài đến vô tận. Tiếng nói cười của các bác nông dân, tiếng trâu bò gọi nhau làm cho con đường trở nên nhộn nhịp, đầy sức sống. Ngày ngày, dù ngày nắng hay mưa thì tôi vẫn gắn bó với con đường này để đi học. Nó là nơi lưu giữ những bước chân đầu tiên của tôi từ khi mới cắp sách đến trường. Nhớ ngày đầu tiên khai giảng chuẩn bị vào lớp một, tôi đã được mẹ dắt đi đến trường. Bao cô cậu học trò khác cũng như tôi đều bẽn lẽn, hổ thẹn, núp sau lưng mẹ khi đi đến trường. Mẹ đã vỗ về, an ủi tôi khiền sự sợ hãi trong tôi vơi hẳn đi. Mẹ chính là người dẫn lối soi sáng những con đường đầu tiên cho tôi từ khi tôi mới bước vào đời. Tôi yêu mẹ nhiều lắm, yêu con đường đất nhỏ, thân thuộc này. Nó là người bạn tri ân tri kỉ của tôi, giúp tôi có thêm động lực để bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn. Đã bao lần tôi vấp ngã, nhưng mẹ và con đường đó đã đỡ tôi lên, động viên, an ủi tôi.
Con đường từ nhà đến trường đã gắn bó cùng tôi suốt những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường. Dù cho thời gian có làm phai mờ đi tất cả, nhưng hình ảnh về con đường sẽ mãi in đậm trong trí tôi, sẽ mãi là nguồn động lực vô tận giúp tôi bước đi tiếp. Con đường- người bạn của tuổi thơ tôi.
Cháu thương chú bộ đội
Canh gác ngoài đảo xa
Cho chúng cháu ở nhà
Có mùa xuân nở hoa
Cháu thương chú bộ đội
Vất vả và gian lao
Nhưng bền lòng không nản
Niềm vui vẫn ngập tràn
Nay cháu viết thơ này
Gửi các chú thân thương
Dù có mặc gió sương
Vẫn vững vàng tay súng
Anh đứng giữa đêm khuya
Gác cho luồng sóng trắng
Anh hát cho biển nghe
Tình yêu thương sâu lắng
Có những đêm biển lặng
Biển nằm khóc một mình
Tàu ta bị bắn cháy
Biển đau nhói con tim
Anh hải quân thủ thỉ
Biển đừng có lo gì
Việt Nam ôm ấp biển
Giặc giữ có là chi
Rồi bao đêm anh thức
Biển vỗ nhạc lời ca
Anh hải quân xa nhà
Vẫn thấy mình hạnh phúc..
I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1967) là nhà văn lớn của Liên Xô, đồng thời là một nhà báo xuất sắc trong đại chiến thế giới II. Những sáng tác của ông thấm đượm tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Nga. Cuộc đời nhà văn là tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu và lao động không mệt mỏi. Ông đã có nhiều cống hiến lớn lao cho nền văn học Xô- viết hiện đại.
Bài văn Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa của I-li-a Ê-ren-bua viết năm 1942, giai đoạn đầu cuộc chiến tranh ái quốc vì đại chống phát xít Đức. Nó được coi là bài ca bất diệt về cội nguồn và sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân Nga.
Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô-viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn đã nêu lên một chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Ở đoạn văn này, tác giả giải thích về ngọn nguồn của lòng yêu nước. Nhận định của nhà văn được rút ra từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Tiếp đó, tác giả nói đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khiến cho mỗi công dân Xô-viết nhận ra vẻ đẹp hết sức quen thuộc của quê hương mình. Điều này được minh họa bằng một loạt hình ảnh đặc sắc thể hiện nét đẹp riêng của mỗi vùng trên đất nước Xô-viết. Từ đó dẫn đến nhận định khái quát: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Ngọn nguồn của lòng yêu nước đã được chứng minh, mở rộng và nâng cao thành một chân lí ở cuối đoạn văn.
Để nói về vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng trên đất nước Xô-viết rộng lớn, tác giả đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu cho vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau. Từ cực bắc nước Nga đến vùng núi phía tây nam thuộc nước Cộng hòa Gru-di-a, những làng quê êm đềm xứ Ư-rcù-na, từ thủ đô MátXCơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơ mộng,...
Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ được vẻ đẹp riêng và tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của mọi người về quê hương mình.
I-li-a Ê-ren-bua đã diễn tả lòng yêu nước từ chỗ là một khái niệm trừu tượng thành một khái niệm cụ thể và dễ hiểu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Có nghĩa là lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những sự vật, khung cảnh gần gũi thân quen quanh ta trong cuộc sống hằng ngày. Tình yêu ấy tạo nên sợi dây vô hình mà bền chắc, ràng buộc con người với làng mạc, quê hương, xứ sở.
Khi phải sống xa quê hương, tình yêu ấy càng trỗi dậy mãnh liệt trong lòng mỗi người. Giữa những khoảnh khắc im tiếng súng trong một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt, mỗi chiến sĩ Xô-viết đều nhớ tới hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình: Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng đùa gọi người yêu. Hay: Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng dáng thùy dương tư lự bên đường, cái bàng lặng của trưa hè vàng ánh... Người ở thành Lê-nin-grát... nhớ tới dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga... Người Mạc-tư-khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của nước Nga... Như vậy là trong lòng người dân của bất kì miền quê nào, dù là miền núi hay đồng bằng, dù nông thôn hay thành thị... đều ẩn chứa những hình ảnh, kỉ niệm sâu sắc về nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Nhà văn Ê-ren-bua đưa ra một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Giản dị và dễ hiểu bởi nó là một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mở rộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước.
Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu với những vật bình thường, gần gũi, từ lòng yêu gia đình, quê hương. Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ sức mạnh lớn lao của nó trong những hoàn cảnh thử thách gay go, mà lúc này là cuộc chiến tranh Vệ quốc ác liệt một mất một còn với quân thù. Chính trong hoàn cảnh ấy, cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền làm một với vận mệnh của Tổ quốc và lòng yêu nước của nhà văn đã được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.
Không thể chấp nhận một lòng yêu nước mơ hồ, chung chung. Lòng yêu nước phải đi đôi với những suy nghĩ, hành động thiết thực và được bộc lộ rõ ràng nhất trong lửa đạn chiến tranh. Trước sự tồn vong của Tổ quốc, mỗi người dân Nga đều hiểu lòng yêu nước của mình lớn đến dường nào. Họ yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô-viết. Ai cũng cảm thấy mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa, bởi nước Nga thiêng liêng đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của mỗi người.
Trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, nhân dân Nga càng yêu đất nước bao nhiêu thì càng căm thù bọn cướp nước bấy nhiêu. Họ đã biến lòng căm thù ấy thành hành động cụ thể. Mỗi làng quê, thành phố của nước Nga là một pháo đài, mỗi người dân Nga là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm.
Lòng yêu nước chân chính là cơ sở để phân biệt rạch ròi sự khác biệt giữa người lính Hồng quân - người anh hùng cầm súng bảo vệ Tổ quốc và tên lính Đức - đứa hung phạm, kẻ sát nhân nhà nghề. Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các chiến sĩ Hồng quân đã khiến cho binh lính Đức khiếp sợ và khâm phục.
Gương hi sinh oanh liệt của năm chiến sĩ hải quân trong trận giao chiến ác liệt bảo vệ Xê-bát-xtô-pôn là bằng chứng hùng hồn cho lòng yêu nước: Họ đã ôm lấy nhau, gửi nhau lời chào vĩnh biệt và quấn lựu đạn vào người, lăn ra cản xe tăng địch. Hơn ai hết, họ là những người say sưa yêu mến cuộc sống nhưng cũng dám xông vào cái chết, hiến dâng sự sống của cá nhân để gìn giữ sự sống cho đất nước và dân tộc. Họ đã chiến thắng cái chết và trở thành bất tử bởi tinh thần hi sinh cao cả của họ đã thổi một nguồn sống mới vào lòng triệu con người; nó đã mở rộng và luyện chắc linh hồn nước Nga; nó sống mãi giữa trận chiến đấu ác liệt nhất trong năm nay; nó còn sống cả sau ngày thắng lợi giữa muôn hoa rực rờ tung nở trên khắp các đồng quê và trong những giọng hát trong trẻo nhất của một bầy thiếu nữ đồng ca. Tổ quốc Liên bang Xô-viết và nhân dân ngàn đời ghi nhớ công ơn của những người anh hùng cứu nước. Vinh quang bất diệt thuộc về họ.
Lòng yêu nước là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh của mọi suy nghĩ, hành động, sáng tạo ở mỗi con người chân chính. Đoạn văn trên đây của I-li-a Ê-ren-bua không chỉ ngợi ca lòng yêu nước và cổ vũ toàn dân xông lên chiến đấu chông phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc, mà còn xứng đáng được coi là bài ca bất hủ về lòng yêu nước không chỉ của riêng nhân dân Nga mà còn là của chung nhân loại trên trái đất này.
“Làm anh thật khó
Phải đâu chuyện đùa
Với em gái bé
Phải “người lớn” cơ...”
Gia đình em có bốn người: bố, mẹ, em và em gái của em. Người em cảm thấy yêu thương nhất là em gái của em. Em gái em năm nay ba tuổi, bé tên là Hoa. Hoa là một đứa em gái rất ngoan nhưng cũng rất hay giận dỗi. Điều làm em ấn tượng nhất trên khuôn mặt của em gái là đôi mắt to tròn và đen láy. Đôi mắt ấy mỗi khi giận dỗi điều gì là sẽ rơi nước mắt khiến cho cả nhà phải dỗ dành an ủi. Mới ba tuổi nhưng Hoa đã rất ra dáng người lớn, mái tóc dài lúc nào cũng buộc gọn gàng. Quần áo luôn được em giữ gìn sạch sẽ và phẳng phiu. Hoa là một cô em gái vô cùng đáng yêu.
Sáng mai mk nộp rùi , giúp với nha , mk tặng 10 tk