K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2016

Ngày nay ,túi ni-lông hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường, xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi ni-lông trong điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi ni-lông bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài.

15 tháng 12 2016

câu ghép đâu bạn

chỉ rõ ikJenny Trương

23 tháng 11 2016

Sở dĩ môi trường ngày càng ô nhiễm là vì con người ko có ý thức bảo vệ môi trường . Bằng chứng là nhiều ao, hồ , sông ngòi kênh rạch đã bị ô nhiễm do những người vô ý thức đã xả rác bừa bãi .Hơn nữa giữa đời sống của chúng ta bao bì ni lông vẫn tồn tại và hơn nữa là vô cùng phổ biến ở mọi nơi. Vì bao bì ni lông có giá thành rẻ lại bền bỉ và tiện dụng nhưng những tác hại mà bao bì ni lông gây ra cho môi trường là vô cùng nghiêm trọng. Khi bao bì ni lông lẫn vào đất sẽ làm cản trở quá trình trao đổi chất của cây khiến cho cây khó sinh trưởng, bao bì ni lông bị vứt xuống nc gây tắc nghẽn đường dẫn nước. Không những tăng khả năng ngập lụt mà còn có thể cho muỗi phát sinh gây ra nhiều mầm bệnh, các thức ăn ta ăn hằng ngày nếu được đựng trg bao bì ni lông có mầu sẽ lẫn phẩm màu vào trg thức ăn và gây bênh cho chúng ta. Hiện nay đã có nhiều biện pháp xử lí bao bì ni lông nhưng vẫn chưa hiệu quả và mang tính xác thực, qua trình thưc hiện rất khó khăn trg khi điều kiện kinh tế nc ta còn kếm cỏi .Cho nên mỗi người chúng ta cần phải giảm thiểu việc sử dụng bao bì ni lông bằng cách thay bao bì ni lông bằng túi vải,dụng cụ gia dụng... Vì một môi trường xanh sạch đẹp nên mỗi người chúng ta phải chung tay góp phần giảm thiểu rác thải ni lông.

24 tháng 11 2016

Những túi nilon nhuộm màu xanh, đỏ, vàng ngoài đang dùng đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc hại cho thực phẩm do chứa kim loại như chì, cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư). Nếu xử lý túi nilon bằng phương pháp đốt thì cũng không ổn vì túi nilon chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí dioxin cực độcTheo phân tích của các chuyên gia Viện Công nghệ hóa học, thì túi nilon được làm từ nhựa PTE không độc hại nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng ở nhiệt độ từ 70-80 độ C thì những chất phụ gia sẽ có phản ứng phụ và khó mà biết được nó độc hại tới đâu.Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: theo quy định các loại túi giấy, giấy, bao bì dùng để đựng, gói thực phẩm phải đạt chuẩn vệ sinh không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, không gây độc cho con người. Một số túi nilon làm từ chất dẻo không độc hại nhưng phân tử đơn lẻ của chất này lại có khả năng gây ung thư. Đấy là chưa kể đến khả năng các loại túi này bị nhiễm vi sinh vật do không qua quá trình khử trùng và bảo quản khoa học. Hình ảnh túi nylon bay lung tung khắp nơi, mắc vào cây cối hay hàng rào quả là chướng mắt và đáng buồn khi đây là thực tế ở rất rất nhiều nơi.