K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2022

* Vấn đề môi trường biển Việt Nam:
1. Mở đoạn:
- Nhấn mạnh về sự nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.
- Vấn đề đó đặt ra cho chúng ta nhiều điều cần suy ngẫm.
2. Thân đoạn:
- Bước 1: Nêu các khái niệm.
- Bước 2: Hiện trạng ô nhiễm môi tường hiện nay.
- Bước 3: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Bước 4: Hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra.
- Bước 5: Giải pháp.
3. Kết đoạn:
- Nêu suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường biển.

 

Tham khảo

9 tháng 1 2022

THAM KHAO:

Bảo vệ môi trường luôn là vấn đề thiết thực hàng đầu hiện nay. Đặc biệt quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi trường chính là bảo vệ môi trường biển. Hiện nay, môi trường biển đang đối mặt với những nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Vấn đề ô nhiễ môi trường biển gợi nhắc ta về tình trạng nước biển đen ngòm, xác động vật nổi lềnh phềnh trên mặt nước, mặt nước lênh láng những dầu biển, rác thải nhựa. Thực trạng đáng buồn này đang khiến cuộc sống con người chịu nhiều ảnh hưởng. Môi trường biển ô nhiễm chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nó đã và đang khiến nguồn thực phẩm con người hấp thu vào cơ thể không được đảm bảo gây nên ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Sự ô nhiễm của môi trường biển đã phần nào trở thành thước đo đánh giá sự phát triển của một quốc gia cũng như ý thức của con người. Một quốc gia với đường biên giới là bờ biển dài như nước ta, nếu ô nhiễm môi trường biển cú tiếp tục kéo dài sẽ làm xấu hình ảnh nước ta trên trường quốc tế. Và mỗi người cần phải ý thức mình để bảo vệ môi trường biển thông qua từng hành động dẫu nhỏ nhất để gìn giữ, phát triển đất nước Việt Nam ngày một tốt đẹp cho xứng danh: rừng vàng biển bạc. 

25 tháng 4 2023

– Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống.

+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp…

+ Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.

+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học…

– Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:

+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.

+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.

+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng…

+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá…

15 tháng 3 2021

Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt... xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.

Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.

Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết... cứ "vô tư" ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch... gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.

Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên... thì không chỗ nào mà không có rác.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải "sống chung" với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.

Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối... ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp... ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.

Một vấn đề nhức nhối khác là nạn "lâm tặc" phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí... hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn... vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.

Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng...

Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.

Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.

22 tháng 3 2023

1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo

- Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.

- Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, nhiều loài hải sản giảm về mức độ tập trung, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Ô nhiễm môi trường nước biển với nồng độ cao ở các cảng và nơi khai thác dầu.

2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

- Nước ta đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển.

- Chính phủ cũng đưa ra những kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. 

+ Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

+ Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

+ Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

+ Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

30 tháng 3 2022

D. Một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm.

30 tháng 3 2022

D

27 tháng 2 2022

Vì:Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển.

Trữ lượng các loài động vật ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các loại cá chiếm 86% tổng trữ lượng.

Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. 

21 tháng 3 2018

Đáp án: A. Một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm.

Giải thích: (trang 90 SGK Địa lí 8).

11 tháng 1 2022

Viết đoạn văn nếu tình hình khai thác khoáng sản của nước ta

hiện nay.

Nước ta có nhiều nguồn tài nguyên, khoảng sản phong phú và đa dạng. Tuy nhiên do sự khai thác quá mức, lãng phí khiến cho tài nguyên đang dần cạn kiệt. Ngoài ra việc khai thác rừng bừa bãi, không được cấp giấy phép diễn ra tràn lan với quy mô lớn làm cho đất trống, đồi trọc. Nhiều cái hố bị khai thác sâu đến hàng chục mét. Điều này đã tạo ra hàng loạt điểm nóng về khai thác khoáng sản trái phép diễn ra hầu hết khắp các địa phương nơi triển khai dự án.

-1 số biện pháp bảo vệ tài nguyên khoảng sản:

+Cần tuyên truyền vận động toàn dân sử dụng tiết kiệm, sử dụng có mục đích chính đáng

+Phải khai thác hợp lí, sử dung tiết kiệm có hiệu quả

+Không khai thác bừa bãi

+Cần tìm ra nguồn năng lượng mới nhằm thay thế các nguồn năng lượng cũ.