Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bến quê là một câu chuyện hay về cuộc đời - cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta - với những nghịch lí không dễ gì hóa giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như nhân vật Nhĩ trong “Bến quê”. Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi khi rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm một chỗ, mới chợt nhận ra rằng: gia đình là tổ ấm cuối cùng, là nơi nương tựa vững chắc nhất khi ta gặp bất hạnh. Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Nhĩ đã từng đi “ không sót một só xỉnh nào trên trái đất” nhưng khi chẳng may bị bệnh hiểm nghèo, bị liệt toàn thân thì cuộc sống của anh lại phụ thuộc hoàn toàn vào những người khác. Chính trong khoảnh khắc này trong anh lại bừng lên khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện.* Các thành phần biệt lập:- Hình như: thành phần tình thái.
Tham khảo
Bến quê là một câu chuyện hay về cuộc đời - cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta - với những nghịch lí không dễ gì hóa giải. (1) Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như nhân vật Nhĩ trong “Bến quê”. (2) Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi khi rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm một chỗ, mới chợt nhận ra rằng: gia đình là tổ ấm cuối cùng, là nơi nương tựa vững chắc nhất khi ta gặp bất hạnh. (3) Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. (4) Nhĩ đã từng đi “ không sót một só xỉnh nào trên trái đất” nhưng khi chẳng may bị bệnh hiểm nghèo, bị liệt toàn thân thì cuộc sống của anh lại phụ thuộc hoàn toàn vào những người khác. (5) Chính trong khoảnh khắc này trong anh lại bừng lên khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện.(6)* Các thành phần biệt lập: - Hình như: thành phần tình thái. - Cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta: phụ chú. - Tiếc thay: cảm thán. * Liên kết câu: - Phép lặp: “Bến quê” (2)_(1) - Phép thế: “ấy” (4) _ “gia đình là tổ ấm cuối cùng, là nơi nương tựa vững chắc nhất khi ta gặp bất hạnh” (3)
Gia đình - hai tiếng gần gũi mà lại thân thương đến nao lòng. Có thể thấy, gia đình có vai trò to lớn đối với cuộc sống mỗi con người. Vậy xin thưa, gia đình là gì? Gia đình là tế bào, nền tảng cốt lõi của xã hội và là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người lớn khôn và trưởng thành; gia đình còn là chỗ tựa tinh thần vững chắc, tiếp thêm sức mạnh giúp ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Mỗi con người sinh ra và lớn lên đều có những ảnh hưởng giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình. Từ bao thế hệ, gia đình luôn đùm bọc và chở che cho mỗi con người vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống. Chính vì vậy, gia đình có giá trị bền vững vô cùng to lớn mà không bất cứ thứ gì trên cõi đời này có thể sánh được, cũng như không bất cứ giá trị vật chất hay tinh thần nào có thể thay thế được. Riêng em, nhiều lúc cũng có những hành động sai trái là rất đáng trách nhưng em sẽ cố gắng làm tất cả những gì để có thể làm cha mẹ nở nụ cười trên môi và sẽ giúp mọi người hiểu rằng: vai trò của gia đình thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao!
Chọn trò chơi đua thuyền nhé!
Mở đoạn:
- Giới thiệu lễ hội đua thuyền.
+ Trò chơi đua thuyền có nguồn gốc từ rất lâu đời, có mặt trong văn hóa Hy Lạp cổ đại, nơi các cuộc đua thuyền được tổ chức. Từ đó, trò chơi đua thuyền lan rộng sang các quốc gia khác trên thế giới và trở thành một hoạt động thể thao giải trí phổ biến.
Thân đoạn:
- Giải thích cách chơi trò chơi này.
- Muốn chơi trò này cần bao nhiêu người, dùng những đồ gì?
+ cần ít nhất là 2 người chơi cùng trên một con thuyền hoặc đến 10 - 12 người. Chia thành 2 đội (hay nhiều đội) đua với nhau. (phương pháp thuyết minh dùng số liệu)
+ dùng thuyền nhỏ hoặc tàu nhựa, bè chèo hay máy chèo, và một vùng nước đủ rộng để diễn ra cuộc đua. (phương pháp thuyết minh liệt kê)
- Khung cảnh lúc trò chơi đua thuyền diễn ra như thế nào?. Con người khi đó ra sao?
+ Những chiếc thuyền cố gắng nhanh nhảu lướt trên mặt nước như chiến mã. (Nhân hóa)
+ Các đội đua sẽ xuất phát từ một điểm cố định và cố gắng đến đích nhanh nhất. Họ cần có sự khéo léo, sức mạnh và sự phối hợp đoàn kết tốt để điều khiển thuyền và vượt qua đội kia để về đích sớm nhất.
+ Khán giả: ồn ào, náo nhịp đông đúc người tham dự xem rất hào hứng, ai ai cũng ăn mặc đẹp đẽ vô cùng.
+....
- Ý nghĩa của trò chơi đua thuyền là gì?
+ tạo ra một môi trường thú vị và kích thích cho người chơi, đồng thời thể hiện sự phối hợp và tinh thần đồng đội trong việc điều khiển thuyền.
+ hoạt động thể dục ngoài trời giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sự rèn luyện cơ bắp và sự kiên nhẫn. Ngoài ra, đua thuyền cũng có thể được tổ chức như một sự kiện thể thao hoặc gây quỹ từ thiện. (so sánh)
+ thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa mọi người với nhau.
+ thể hiện ý chí thi đua trong lao động.
+ ........
- Em có thích trò chơi đua thuyền này không? Vì sao?
+ Em rất thích đua thuyền. Vì nó mang lại cho em cảm giác thoải mái, vui vẻ cùng với mọi người.
Kết đoạn:
- Tổng kết lại vấn đề.
(Tham khảo thêm trên mạng để đầy đủ nha:")
tk:
Từ lâu, chiếc nón lá đã trở thành vật dụng quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh thiếu nữ mặc tà áo dài thướt tha bên chiếc nón bài thơ đã làm nên bản sắc của đất nước. Có thể nói, chiếc nón lá là một phần hồn, một phần người, một phần trầm tích của nền văn hóa xứ sở.
Chiếc nón xuất hiện vào thế kỉ XIII, thời nhà Trần. Khi ấy, nón có bốn loại: nón tam giang cho các ông già bà cả, nón lá cho nhà giàu, quyền quý, nón tu lờ cho nhà sư, nón chéo vành cho lính. Thời xưa, nón thúng rộng vành nặng, đến đầu thế kỉ XX được cải tiến như bây giờ, nhẹ nhàng và thanh thoát. Đó là nón chóp nhọn đầu, loại nón được dùng phổ biến nhất.
Nón làm từ ba loại vật liệu: tre để làm vành, lá để lợp, sợi móc để khâu. Lá làm nón là lá gồi, lá cọ được lấy từ vùng trung du hoặc núi cao. Để lá có độ bền phải qua một quá trình sơ chế: phơi khô trong nắng nhẹ, sấy bằng hơi đốt diêm sinh sao cho lá có màu trắng, chọn những lá bánh tẻ có độ bền cao rồi dùng bàn là là cho phẳng. Thân tre chẻ nhỏ, chuốt tròn rồi uốn thành 16 vành với kích thước khác nhau.
Sợi móc bằng nilong bán nhiều trong các cửa hàng tạp hóa. Khung nón gồm 5 thanh tre dẹt, mỗi thanh dài khoảng 25cm có từ 15 đến 16 khấc với khoảng cách đều nhau. Để khớp các vành, một đầu các thanh tre chụm vào nhau để tạo chóp nhọn còn đầu kia gắn vào vành to nhất.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu và công cụ như kim, dao, kéo… người thợ bắt đầu dựng khung, khớp vàng vào khung và lợp lá nón. Là được lợp hai lớp, ở giữa có thể thêm một lớp mo tre. Khi lợp phải chú ý lợp sao cho đều, cho kín. Lợp xong bắt đầu khâu để khớp vàng nón với lá nón. Đường khâu bắt đầy từ vàng nhỏ nhất dần đến các vành to hơn. Khâu nón là việc đòi hỏi phải cẩn thận và tỉ mỉ nhất, mũi kim phải nhỏ, đường chỉ phải đều.
Trong các vật dụng đội đầu thì chiếc nón là có giá cả vừa phải và dùng để che mưa che nắng là tốt hơn cả. Với hình chóp nhọn, trời mưa nhanh róc nước còn trời nắng thì thoáng mát. Nón gắn bó với người nông dân hết cả cuộc đời. Nghề làm nón còn tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân lúc nông nhàn. Những làng nghề nổi tiếng đã có sản phẩm xuất khẩu sang một số nước châu Âu, châu Á đem lại lợi nhuận không nhỏ.
Người phụ nữ Việt Nam mặc áo dài, đội trên đầu chiếc nón lá toát lên vẻ đẹp đằm thắm, duyên dáng, dịu dàng. Chiếc nón còn sử dụng làm đạo cụ trong các điệu múa truyền thống như múa nón.
Cuộc sống hiện đại ngày nay có nhiều vật dụng có thể thay thế chiếc nón như mũ, ô song không thể phủ nhận vai trò của chiếc nón trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Người Việt Nam có quyền tự hào về chiếc nón lá bởi nó là bản sắc dân tộc, là nét đẹp riêng của nền văn hóa Việt. Mỗi công dân chúng ta phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc dân tộc đến những vật dụng như nón lá không bị lãng quên theo thời gian.
Mỗi một quốc gia đều có trang phục truyền thống và đối với Việt Nam, trang phục truyền thống đó là chiếc áo dài- một trang phục với vẻ đẹp thanh lịch mang hồn cốt tinh thần Việt.
Áo dài xuất hiện vào thời Nguyễn khi có những cải cách về trang phục. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế bởi nhà thiết kế thời trang tài năng Cát Tường và được gọi là áo "Le Mur", đây chính là cách dịch sang tiếng Pháp của "Cát Tường" mà nguyên bản chiếc áo là cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Sau này, theo xu hướng, có nhiều lần cải cách diễn ra để được chiếc áo dài như ngày hôm nay như áo dài Lê Phổ, áo dài Trần Lệ Xuân,...
Chiếc áo dài truyền thống là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai luồng văn hóa Đông- Tây. Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm. Ngày nay, nhiều nhà thiết kế đã thiết kế nhiều kiểu cổ áo đẹp và đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo còn có thể được đính ngọc, đính cườm. Thân áo là phần từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
Ngày nay, để cho tiện lợi, nhiều chiếc áo dài được thiết kế có khóa ở dọc phần hông hoặc phần sau lưng. Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau cách tân từ chiếc áo tứ thân ngày trước. Trên tà áo trước thường được thêu những hoa văn hay những bài thơ. Tay áo thuôn dài từ vai xuống cánh tay rồi đến cổ tay, ôm sát nách.
Chiếc áo dài được mặc với quần lụa. Quần dài được may với ống quần rộng, dài chấm gót chân. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng hoặc đen. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần của áo dài có màu đi tông hợp với màu của áo. Thời trang càng phát triển, chiếc áo dài càng được cách tân với nhiều kiểu dáng mới mẻ, màu sắc thanh lịch khác nhau nhưng luôn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của nó đó là tôn lên vẻ đẹp hình thể cho người mặc. Đặc biệt, áo dài không phải là trang phục dành riêng cho nữ mà có cả áo dài nam cũng có kiểu dáng gần giống.
Ngày nay, tuy nhiều loại trang phục du nhập, thoải mái và sang trọng hơn, phù hợp với môi trường làm việc hơn nhưng vào những ngày lễ, ngày hội hay cưới hỏi, những dịp quan trọng, tà áo dài vẫn không thể thiếu vì tà áo dài vừa thanh lịch lại vừa truyền thống nhất là nó tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt. Thậm chí nhiều trường trung học còn lấy áo dài làm đồng phục bắt buộc để khuyến khích thế hệ trẻ biết gìn giữ văn hóa cổ truyền dân tộc.
Áo dài là một trang phục đặc biệt, hình như nó có cách riêng để tôn lên vẻ đẹp mọi thân hình. Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện. Vì vậy, muốn sở hữu một chiếc áo dài có thể tôn lên vẻ đẹp của mình thì phải may đúng số đo bản thân. Một điều cần hết sức chú ý đó là cần bảo quản chiếc áo dài thật tỉ mỉ vì vải áo dài rất dễ bị tổn thương nên khi giặt hay mặc cần hết sức cẩn thận và trân trọng.Ra đời cách đây đã hàng ngàn năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của đất nước, người phụ nữ Việt Nam với những nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, là niềm tự hào cũng như nét đẹp cổ truyền của dân tộc.
Quê Hương tôi:
Đã qua những ngày Tết cổ truyền, con lại bước chân lên tàu, và đi, đi đến một miền đất xa xôi mà con đã chọn để học tập. Con đi xa mẹ, xa gia đình, xa bạn bè và xa quê hương. Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê! Con chỉ biết khóc, con thấy đâu đây vị ngọt, ngọt ngài của nước mắt, chính quê hương đã ban cho con những giọt nước mắt ngọt ngào đó. Ngày mai, con sẽ xa nơi này, đến phương trời kia, không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần con nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn. Đi! Đi thật xa! Gặp những con người mới của xứ lạ.Con sẽ nhớ... . Dưới bầu trời xa lạ ấy, quê hương con nằm ở đây, trong tim này của con.
mik cảm ơn bn nhìu