Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài:
+Truyện có nhiều ý nghĩa (phản ánh hiện thực, ca ngợi những người trí thức dũng cảm …) nhưng trong đó chủ yếu nhất vẫn là nhằm đề cao nhân vật Tử Văn – đại biểu cho trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, yêu chuộng chính nghĩa, dũng cảm cương trực, dám đấu tranh chống cái ác, trừ hại cho dân.
+ “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ” đã đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn
+ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể về Ngô Tử Văn – người vốn khảng khái, nóng nảy,thấy sự gian tà thì không thể chịu được.
+ Mọi người vẫn thường khen Văn là người cương trực.
Thân bài :
Kể tóm tắt: Ngô Tử Văn tên Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang tính tình khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được. Trong làng có 1 ngôi đền thiêng nhưng cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, tên Bách hộ họ Thôi là tên tướng giặc bại trận chết ở đó rồi làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn tức giận đốt đền làm tướng giặc mất nơi nương náu bèn hiện trong mơ đe dọa nhưng Tử Văn không sợ. Chiều tối có 1 người tự xưng là thổ công đến kể về việc bị cướp đền, tạm lánh ở đền Tản Viên và bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống Minh ti. Đến đêm, Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi. Chàng cứng cỏi vượt qua những áp lực, cản trở để làm rõ trắng đen và nỗ lực của chàng đã làm Diêm Vương sinh nghi cho người đến đền Tản Viên chứng thực. Quả đúng như lời Tử Văn nói nên Diêm Vương đã xử tội tướng giặc và cho Tử Văn sống lại. Thổ Công cảm kích, hiện về mời Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên. Chàng vui vẻ nhận lời rồi thu xếp việc nhà sau đó không bệnh mà mất.
+ Ở làng Tử Văn sống trước có một ngôi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian.
+ Trước sự việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân, “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”.
+ Sự khắng khái, nóng nảy của Tử Văn đã dẫn đến một hành động dũng cảm vì dân trừ hại.
+ Sự tức giận của Tử Văn không phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu. ->Vì thế mà việc làm của Tử Văn là đáng ca ngợi.
+ Sau khi đốt ngôi đền,Tử Văn ốm nặng rồi “thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành vế phía đông”.
+ Lúc ở chốn âm cung, do chỉ nghe bên nguyên, Diêm Vương – vị quan toà xử kiện- người cầm cán cân công lí – cũng đã có lúc tỏ ra mơ hồ. Khi đứng trước công đường Ngô Tử Văn càng tỏ ra mình là người có khí phách.
+ Chàng không chỉ khằng định:”Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian” mà còn dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải.
+ Từng bước, từng bước Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẽ thù, cuối cùng đã hoàn toàn đánh gục tên tướng giặc.
+ Sau khi được minh oan ờ minh ti, Tử Văn trở về nhà chưa được 1 tháng thì Thổ công đến bảo Tử Văn nên nhậm chức phán sự ở đến Tản Viên. Thổ công nói:”người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau” và khuyên Văn nên nhận.Thế là Văn vui vẻ nhận lời. việc được nhận chức ở đền Tản Viên đã nói lên thắng lợi của chàng trong cuộc đấu tranh với tên hung thần xảo quyệt.
+ Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt, chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện công lí.
Con người của chính nghĩa đã được đứng ra để thực hiện công lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
+ Cốt truyện của Nguyễn Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic. Tác giả đã dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dẫn dắt dần tới đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết một cách hợp lí, thoả đáng. Người đọc đồng cảm được với thái độ và quan điểm của nhà văn, nhất là thái độ ngợi ca người trí thức, ngợi ca tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả, ác báo, … Điều đáng nói ở đây là cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một cốt truyện kì ảo. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết … sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Kết bài:
+ Câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lai cái ác trừ hạ cho dân. Truyện còn thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.
Nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản ViênNguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn - một trí thức nước Việt.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo hoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ gồm cả người, ma quỷ, thần thánh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau. Bộ truyện “Truyền kì mạn lục” được sáng tác vào khoảng thế kỉ XVI, lúc xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào suy thoái, khủng hoảng, nhân dân bất bình với tầng lớp thống trị, nhiều nho sĩ rơi vào tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc cho thời thịnh trị dưới sự cai trị của vua Lê Thánh Tông. Nguyễn Dữ sáng tác bộ truyện trong khoảng thời gian ông đã cáo quan ở ẩn vừa để phản ánh tình trạng xã hội, vừa để bộc lộ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.
Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc về hành động kiên quyết của nhân vật này. Minh chứng rõ ràng cho tính cách cứng cỏi của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền tà của chàng. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, từ lòng tự tin vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn, chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ.
Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với nhân dân trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn. Mặt khác, bản lĩnh của chàng còn thể hiện qua thái độ biết ơn lời chỉ dẫn của thổ thần nước Việt. Do Tử Văn dũng cảm, trừ hại cho dân nên thần linh mới phù trợ giúp đỡ chàng.
Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.
Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.
Truyện thông qua cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn còn ngầm phản ánh thế giới thực của con người, với đầy rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của đút, tham quan dung túng che dấu cho cái ác hoành hành, công lí bị che mắt.
Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà.
Tham khảo
Cái ngày bước vào ngôi trường tiểu học lần đầu tiên là một kí ức đẹp trong em. Buổi sáng cuối thu hôm ấy, mẹ chở em đến trường. Mẹ dặn dò, động viên em rất nhiều nên em cũng bớt lo lắng đôichút. Cảm giác háo hức, hồi hộp xen lẫn lo lắng vẫn còn in lại rất rõ rệt. Mẹ thấy em vui vẻ như vậy nên rất vui. Mẹ kể cho em nhiều thứ lắm, nhất là lần đầu mẹ đến trường giống em bây giờ. Mẹ bảo rằng khi ấy mẹ rất lo sợ nhưng khi vào trường thì cứ như một thế giới mới vừa chào đón mẹ vậy. Em im lặng lắng nghe kĩ từng chút. Lâu lâu, em cất tiếng hỏi những thắc mắc mà chỉ có cái lứa tuổi đó mới có thể nghĩ ra được. Nào là "Mẹ ơi, cô giáo có dữ ko ? Cô giáo có đánh con hay các bạn có ăn hiếp con ko ?" mẹ thì thở dài và mỉm cười trc sự ngây ngô, ngốc nghếch của em. Khi mẹ bảo rằng sắp đến trường rồi, tim em bỗng đập nhanh hơn bình thường. Em ôm chặt lấy mẹ, rúc đầu vào tấm lưng người như sợ bị ai đánh. Mẹ cứ mỉm cười, thì thầm câu hát :"Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em đến trường. Em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương". Khi mẹ đỡ em xuống xe, em vẫn ôm mẹ như đứa con nít lên 3. Mẹ nói với em rằng: "Con ơi, đừng lo sợ j cả. Bước qua cánh cổng này, một thế giới mới hoàn toàn thuộc về con rồi đó. Nơi đấy, con sẽ gặp đc nhìu bạn mới, thầy cô mới. Con sẽ học đc rất nhiều kiến thức hay, những bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Hãy cho mẹ thấy con đã lớn và có thể bước đi bằng đôi chân của chính mình nào bé yêu. Mẹ tin con sẽ làm đc tất cả". Nghe xong, em vội quẹt đi nc mắt, nở một nụ cười thật tươi với mẹ. Mẹ hài lòng nắm tay em đi tới cổng trường. Sau đó, mẹ hôn em một cái rồi buông lỏng tay của mình. Nhớ lại những câu nói lúc nãy, em lấy hết can đảm bước vào ngôi trường mới với câu nói "mẹ tin con sẽ làm đc tất cả" cứ vang vảng bên tai. Mẹ ơi, hãy yên tâm nhé. Con sẽ bước đi, bằng đôi chân nhỏ bé này. Cho dù đây chỉ là bước khởi đầu nhg đến một lúc nào đó, con sẽ tự tin quyết định ước mơ và tương lai của mình. Hãy tin con, mẹ nhé!!!
#Tham khảo
Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được.
Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!
Đề 1
Người xưa từng khuyên rằng:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Sức mạnh Của lời nói vượt xa những gì ta có thể nghĩ tới được. Bằng lời nói, ta có thể người khác thấy vui vẻ và hạnh phúc. Cũng bằng lời nói, ta có thể khiến người khác căm ghét và hận thù.
Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa còn có thái độ giao tiếp và hàm ý của nó. Bởi thế, xét đoán một lời nói trọn vẹn không phải là điều dễ dàng.
Sức mạnh của lời nói:Không ai có thể phủ nhận được vai trò và sức mạnh của lời nói trong đời sống giao tiếp của con người. Nó không chỉ là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ tâm tư, tình cảm mà còn là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống này.
Lời nói gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ. Lời nói sẻ chia tình cảm, giúp người khác hiểu mình và mình thêm hiểu người khác. Nó đâu chỉ là một phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin hay thực hiện các giao kết xã hội mà còn là phương tiện để con người bày tỏ tình cảm, thấu hiểu lẫn nhau.
Một lời nói đúng đắn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lòng. Lời nói tuy dễ thực hiện nhưng chứa đựng sức mạnh lớn lao. Khi xảy ra xung đột, một người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ mềm dẻo để hòa giải tất sẽ không có bạo lực xảy ra. Việc lớn sẽ thành việc nhỏ, việc nhỏ trở thành không có. Không ai muốn xảy ra bạo lực hay gây tổn thương cho người khác. Nếu biết nói lời dễ nghe thì những điều đáng tiếc có thể đã không xảy đến.
Khi người khác buồn phiền, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi buồn đau. Họ cảm thấy được đồng cảm sẻ chia. Từ đó, tăng cường ở họ sức mạnh vươn lên và niềm tin vào cuộc sống. Khi người khác buồn phiền, đừng quay lưng lại với họ. Cũng không cần bạn phải làm gì lớn lao. Hãy kiên nhẫn nghe họ tỏ bày và có lời khuyên đúng đắn. Lời nói chân thành, đúng lúc chẳng khác gì phép màu, làm tái sinh sự sống trong một tinh thần vốn đã héo khô.
Sức mạnh của lời nói thật không sao có thể đo đếm được. Bởi thế mà người xưa đã dùng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng người để gắn kết con người lại với nhau trong một mục đích, một nhiệm vụ, một chí hướng. Chỉ bằng bài Hịch tướng sĩ văn ngắn ngủi mà Trần Hưng Đạo đã kích động được lòng quân, giúp họ nhận thấy lỗi lầm, nhìn rõ nhìn vụ mà một lòng cùng chủ tướng quyết tâm đánh giặc cứu nước. Cũng chỉ bằng lời nói màNguyễn Trãi đã hàng phục biết bao thủ lĩnh, tướng sĩ bốn phương, giúp nghĩa quân Lam Sơn tăng cường sức mạnh mà không tốn một binh một lính nào.
Đôi khi ta cũng buộc phải nói dối. Dẫu biết rằng nói dối là xấu, đi ngược lại với đạo đức và chuẩn mực làm người. Nhưng, trong một hoàn cảnh nào đó, ta phải buộc lòng nói dối để bảo vệ chân lí, bảo vệ con người. Bởi vậy, không nên cố chấp rằng người tốt nhất quyết không nói lời sai trái. Nếu lời nói dối có thể đem đến lợi ích lớn hơn lời nói thật thì đó lại là lời nói chân thành từ trái tim, lời nói của lương tri, thật đáng trân trọng.
Chuyện kể rằng, một năm vào mùa hạ, Tào Tháo thống lĩnh quân đội đi đánh Trương Tú. Đường hành quân rất khó khăn. Trời nóng như đổ lửa, bầu trời không một gợn mây. Mặt đất nóng giẫy, oi bức vô cùng. Quân đội của Tào Tháo đã hành quân nhiều ngày, tướng sĩ đều rất mệt mỏi. Những binh sĩ thân thể cường tráng dần dần cũng khó mà trụ nối. Để động viên tướng sĩ tiếp tục trụ vừng, Tào Tháo nói:“Phía trước kia có một rừng mơ rộng lớn rất sai quả, hãy mau lên đường, đi hết trái núi này sẽ đến rừng mơ đó!”
Các binh sĩ nghe vậy, nước miếng tứa ra đầy miệng, như là đã ăn được quả mơ thực. Bởi thế mà, tinh thần phấn chấn hơn, bước chân cũng nhanh hơn rất nhiều. Người nọ dìu người kia đi mau về phía trước. Sau đó, cho dù không tìm thấy rừng mơ, nhưng nhờ sự khích lệ của ý chí, cuối cùng họ cũng đến được nơi có nước.
Quả thực, Tào Tháo biết mình sai. Nhưng trước tình thế ấy không nói dối là không được. Cái tài của chủ tướng là biết khích lệ lòng quân đạt đến mục đích. Tướng sĩ biết Tào Tháo nói dối nhưng đã cảm thấy phấn chấn, có động lực bước tời và cuối cùng tìm được ngườn nước. Lúc này mới hay, nếu không nhờ cái rừng mơ giả dối ấy chắc có lẽ mình đã bỏ mạng trên đường mất rồi. Trong lòng cũng không có oán trách gì.
Hay câu chuyện của đức Phật và người thợ săn đem lại cho ta nhiều suy nghĩ. Chuyện cũng kể rằng, một hôm đang dạo bộ trong rừng, đức Phật nhìn thấy một con hươu chạy đến, rồi rẽ hướng vào rừng. Một bên đùi có mũi tên cắm sâu, máu chảy rất nhiều. Lát sau, có một người thợ săn chạy đến, gặp đức Phật hỏi người có thấy con hươu nào chạy qua không. Đức Phật bình thản chỉ về hướng khác: “Ở hướng đó”. Người thợ săn cảm ơn đức Phật rồi hối hả chạy theo hướng tay người chỉ.
Không nói dối là một trong năm giới cấm mà đức Phật luôn tâm niệm thực hiện trì giới. Nhưng ngay trong tình thế này, phật đã buộc phải phạm giới để cứu lấy con hươu. Lúc cần cứu vật, đúng sai không cần phân biệt nữa. Nói dối mà cứu được vật, thiện căn lớn hơn là nói thật mà phạm tội sát sinh. Tránh được cái tội này nhưng lại phạm vào cái tội khác lớn hơn, nghiêm trọng hơn.
Ngược lại, có người không biết lời nói lời tốt đẹp hay cố tình dùng lời lẽ thô bỉ để sỉ nhục, gây tổn thương cho người khác thì đó là một hành động xấu xa, thật đáng lên án.
Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn, không thể nào hàn gắn nổi. Một lời nói bất cẩn có thể nhóm lên xung đột. Một lời nói tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời. Một lời nói cay độc chẳng khác gì là bạo lực tinh thần. Tác hại chẳng khác gì những hành động xâm phạm thân thể người khác.
“Lời nói không là dao
mà cắt lòng đau nhói
lời nói không là khói
mà mắt lại cay cay”.
Lời nói của những người xung quanh ta sẽ định hình tính cách của ta. Mỗi ngày một ít, cứ từ từ xâm chiếm, gậm nhấm tâm hồn ta. Rồi đến một ngày, nó chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn con người.
Chuyện kể rằng, có một đứa trẻ dù năng lực yếu kém nhưng luôn được mẹ động viên và ủng hộ. Cậu ấy cảm thấy có động lực và không ngừng vươn lên. Khi trưởng thành, cậu ấy là ông chủ của một công ty.
Một cậu bé khác ở gần ấy. Dù là một cậu bé thông minh nhưng mẹ cậu ấy luôn có thái độ gắt gỏng trước những sai lầm của con. Bà chỉ biết chê bai và trừng phạt cậu bé. Không khi nào khen ngợi hay tha thứ cho cậu. Lúc nào, cậu ấy cũng thấy có một áo lực vô hình ghê gớm bao quanh mình. Không ai ủng hộ cậu ấy, cả thế giới dường như quay lưng với cậu. Cậu vô cùng chán nản, buông bỏ học hành. Lớn lên, cậu gia nhập băng cướp và gây nên nhiều trọng án.
Hai cậu bé ấy không có gì khác nhau, nhưng tương lai lại hoàn toàn khác nhau. Chỉ một lí do lớn nhất đó là hai bà mẹ đã có những lời nói khác nhau trong giáo dục con mình.
Câu chuyện cuộc đời của nhà bác học vĩ đại Edison lại càng cho ta thấy sức mạnh của lời nói và tấm lòng của người mẹ. Từ nhỏ, Edison là một cậu bé kém cỏi. Cậu học rất kém và có những câu hỏi ngớ ngẩn khiến thầy giáo của cậu rất phiền lòng. Một hôm, thầy giáo của cậu gợi mẹ cậu đến dẫn cậu về và gửi cho bà một bức thư. Về đến nhà, bà giở bức thư ra xem và sửng sốt. Thấy mẹ lo lắng, Edison đã hỏi thầy giáo đã viết gì trong bức thư ấy. Rát nhanh chóng, mẹ Edison đọc bức thư: “Con trai bà là một thiên tài. Chúng tôi không đủ sức dạy cậu bé. Bà hãy đưa cậu bé về nhà và để câu ấy tự nghiên cứu”.
Thực tế là Edison bị đuổi học. Người mẹ đã giấu điều đó suốt bao nhiêu năm và âm thầm khích lệ ông tự học ở nhà. Khi đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng, người mẹ cũng qua đời từ lâu, trong một lần dọn dẹp ngôi nhà, Edison đã phát hiện ra sự thật ấy. Ông đã khóc rất nhiều sau đó.
Mỗi lời nói của chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Một lời động viên đúng lúc có thể giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói có thể giết chết một người đang trong cơn tuyệt vọng. Hãy biết nói lời dễ nghe, đúng đắn và chân thành để bản thân được vui vẻ và gây được điều vui vẻ ở người khác. Cuộc sống ngắn ngủi, cớ gì phải gây cho nhau những tổn thương không nên có. Lời nói chẳng mất tiền mua và luôn sẵn có trên môi. Thế nên, hãy biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đề 2
Trong giao tiếp hàng ngày, một số chúng ta thường quên đi hay bỏ qua sức mạnh của ngôn từ. Chúng ta thường không chú tâm lắm đến tác động về mặt cảm xúc mà một từ, một lời nói có thể tạo ra làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Khi nói chúng ta có khuynh hướng vội vàng thốt ra mà không biết đến hiệu lực tại lời Chúng ta không nghĩ rằng một lời thốt ra có thể kết nối, hàn gắn, yêu thương, mang 2 hay nhiều người đến gần nhau trong sự đồng cảm, hay ngược lại làm họ tan nát, đẩy trái tim họ xa nhau.
Chỉ một từ ngữ có thể khơi dậy niềm vui, hứng thú, ngạc nhiên, đồng tình, tích cực, mong đợi và tin tưởng. Ngược lại ngôn từ có thể gây sợ hãi, tức giận, tiêu cực, nghi ngờ, tiếc nuối, và buồn đau. Việc chọn từ ngữ cho lời ăn tiếng nói trong một số trường hợp có thể làm thay đổi vĩnh viễn một mối quan hệ và hành trình bạn đang đi. Chúng ta quên rằng dù ta cố gắng đến đâu, một lời khi đã thốt ra, không thể lấy lại. Kết quả của lời nói, như mũi tên lao đi vun vút- nhưng mũi tên bắn đi có thể không trúng đích và không gây tổn hại, nhưng tác dụng tốt hay xấu trong thông điệp lời nói của chúng ta có hiệu quả gần như tức thì.
Có những lời đùa cợt tưởng như vô hại, nhưng người nói nào ngờ một hai từ trong câu nói vui ấy rất vô tình đã chạm vào một nỗi đau thầm kín của người nghe. Lại có những lời châm chọc mỉa mai cố ý làm đau lòng người khác cho bỏ tức hay bỏ ghét, quả thực có tác dụng như vũ khí sát thương tâm hồn.
Thử hỏi có bao nhiêu trong số người nghe những câu đùa hay châm chọc ấy có bản lĩnh biết mình biết người, không cố chấp sẽ không nóng mặt hay tự ái mà bỏ qua cho câu đùa cợt vô tâm ấy? Ngược lại, đã có nhiều người quá nóng nảy, nổi khùng lên và “ăn miếng trả miếng” để rồi dẫn đến những phản ứng đáng tiếc của cả hai.
Ai cũng biết câu ca dao này :
“ Lời nói không mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Đây chính là sức mạnh của hiệu lực tại lời. Việc làm, các mối quan hệ gia đình và xã hội, đời sống tình cảm của chúng ta có thể bị ảnh hưởng và thay đổi nhiều từ cách ăn nói của chúng ta.
Lời nói và nụ cười là hai thứ dễ cho đi và hiệu quả nhanh nhất. Một câu nói nhẹ nhàng và ngọt ngào sẽ như một làn gió mát thổi vào lòng ai đó trong một ngày oi ả. Có người nói mà ta nghe từ cách xa qua điện thoại hay tiếp nhận lời bằng email vẫn có thể tưởng như nghe thấy tiếng cười hay nhìn thấy nụ cười trên môi mắt họ. Trong khi đó một câu nói nặng nề chua cay có thể khiến người nghe đau lòng và buồn bã không chỉ một ngày mà có khi “ đau nặng từng lời nói” nhiều ngày bởi không phải ai cũng dễ buông bỏ và hỉ xả. Cuộc sống con người rất mong manh trong cõi trần gian vô thường. Còn nhìn thấy nhau, gặp nhau sao không nói với nhau những lời tử tế, chân thật. Để rồi khi xa nhau hay phải chia lìa ta sẽ không thấy ân hận, dằn vặt và ray rức nghĩ lại khi còn gần nhau, khi người ta còn sống mình không nói được lời yêu thương.
Cũng xin nói rằng đắc nhân tâm bằng lời nói là tốt nhưng lời nói ấy phải chân thành. Nói những lời tốt lành nhưng đừng giả dối, đầu môi chót lưỡi. Những lời tâng bốc để mua lòng người, những viên thuốc độc bọc đường sẽ gây hại nhưng sớm muộn rồi người ta sẽ nhận biết bản chất giả dối, tác hại của chúng. Trong khi đó nhiều khi lời nói thẳng, nói thật có thể khiến người nghe không vừa ý. Vẫn biết “Lời thật mất lòng” nhưng nếu ta chọn cách nói và thời điểm nói thích hợp và chân thành thì lời thật ấy có thể vẫn được người nghe tiếp thu và suy nghĩ để sửa đổi. Về phía người nghe cũng nên bình tĩnh suy xét lời nói đến tai ta. Khi ta nghe, ta cố gắng để hiểu hoàn cảnh, thời gian và nguyên cớ của lời nói. Có người nói một lời thẳng thắn, không phải là lời khen ngợi, mà là lời nhắc nhở hay chỉ ra cho ta cái sai sót của ta, ta nên biết tiếp thu lời thực ấy. Còn có người cách nói năng không được nhẹ nhàng êm ái, nhưng tâm họ rất lành và họ nói không chút ác ý. Với những người ấy ta cần hiểu bản chất của lời nói và tâm tính người nói để chắt lọc và bỏ qua những phần chưa hay của lời họ nói.
Ngoài ra một điều quan trọng là “ Lời nói phải đi đôi với việc làm”. Đừng thuyết giảng, dạy đời người ta phải yêu thương con người, anh em, bạn hữu…. mà hành động của mình thì mâu thuẫn đến độ mình không yêu thương ngay đến gia đình mình, những người sống quanh mình. Như thế là người hai mặt và đạo đức giả như kiểu Nhạc Bất Quần trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Nhưng dưới ánh mặt trời không có gì có thể che đậy được và dòng chảy của thời gian sẽ giúp người ta nhận ra bản chất của lời nói, cũng như nhân cách của một con người.
Mong sao tất cả chúng ta luôn có tâm an hoà và biết nói lời thật dễ nghe, những lời đẹp không giả dối, để đem niềm vui đến cho người và đến lượt mình niềm vui của việc cho đi và nhận lại ái ngữ.