Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ
- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu
- Áp dụng vào bài thơ → nhan đề bài thơ Khoảng trời, hố bom
Lời giải chi tiết:
Nhan đề nhắc đến hai hình ảnh tương phản: khoảng trời và hố bom. Hố bom là hiện thực chiến tranh khốc liệt, là đau thương, mất mát. Khoảng trời trước hết gợi tâm hồn thanh khiết, cao cả của người con gái đã hi sinh, còn là biểu tượng của bình yên, của hòa bình. Vì hòa bình của dân tộc, người con gái ấy đã hi sinh.
Nhan đề nhắc đến hai hình ảnh tương phản: khoảng trời và hố bom. Hố bom là hiện thực chiến tranh khốc liệt, là đau thương, mất mát. Khoảng trời trước hết gợi tâm hồn thanh khiết, cao cả của người con gái đã hi sinh, còn là biểu tượng của bình yên, của hòa bình. Vì hòa bình của dân tộc, người con gái ấy đã hi sinh.
Tham khảo
Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là người "suốt đời đi tìm cái đẹp", ông có phong cách sáng tác độc đáo tài hoa và uyên bác. "Chữ người tử tù" được biết đến là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân. "Chữ người tử tù" in trong tập truyện "Vang bóng một thời" được đánh giá là "một văn phẩm đạt tới sự toàn diện, toàn mĩ".
Truyện kể về cuộc gặp gỡ đầy éo le của Huấn Cao và viên quản ngục. Huấn Cao là một người có tài viết chữ rất đẹp nhưng do chống lại triều đình nên đã bị kết án tử hình. Tại nhà giam, Huấn Cao đã gặp viên quản ngục - một người thích "chơi chữ" và muốn xin chữ của ông để treo trong nhà. Huấn Cao được viên quản ngục biệt đãi nhưng vẫn dửng dưng. Tuy nhiên, sau khi hiểu ra tấm lòng của viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ và khuyên viên quản ngục nên về quê sống để giữ "thiên lương cho lành vững".
Chủ đề của tác phẩm "Chữ người tử tù" là quan niệm về cái đẹp và cái thiện. Với Nguyễn Tuân, "cái tài", "cái tâm" vốn không thể tách rời, cái đẹp không thể chung sống lẫn lộn với cái xấu, cái ác. Chủ đề được thể hiện qua cuộc gặp gỡ trong cảnh ngộ đặc biệt giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Thời gian và không gian gặp gỡ của Huấn Cao và viên quản ngục rất đặc biệt, đó là vào những ngày cuối cùng trong cuộc đời Huấn Cao ở chốn ngục tù. Về quan hệ xã hội, họ là những kẻ đối nghịch với nhau, một người là tử tù - chống lại triều đình, một người là viên quản ngục - đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Thế nhưng trên phương diện trên phương diện nghệ thuật, họ đều là những người say mê cái đẹp. Huấn Cao là nghệ sĩ tài hoa còn viên quản ngục là người coi trọng cái đẹp. Qua tình huống truyện, tác giả tác giả đã làm nổi bật bản chất của hai nhân vật là Huấn Cao và viên quan cai ngục. Huấn Cao là một người tài giỏi, tâm lương trong sáng nhưng lại bị cầm tù về nhân thân còn viên quan coi ngục là người say mê, yêu thích cái đẹp và coi trọng nhân tài nhưng lại chưa tìm cho mình một môi trường sống và làm việc thích hợp. Huấn Cao được miêu tả nổi bật ở vẻ đẹp tài năng với tài viết chữ và có lí tưởng sống cao đẹp. Tài năng của Huấn Cao được nhiều người biết tới "Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao! Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn La vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?". Mỗi nét bút không chỉ là sự kết tinh tinh hoa, tâm huyết mà còn là sự ký thác của những khát vọng mãnh liệt trong tâm hồn nên . Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao ấy đã khiến cho những người đại diện cho trật tự xã hội phải ngưỡng mộ và phải xót xa khi Huấn Cao lĩnh án tử. Không chỉ có tài viết chữ đẹp, Huấn Cao là một người có lí tưởng sống cao cả, dám đứng lên chống lại xã hội đen tối, thối nát đương thời "Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa vượt ngục nữa đúng không?", "Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thành gong cuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen". Viên quản ngục có ý nương nhẹ cho Huấn Cao thì ông "chằng chút nao lòng", nói những lời ngạo nghễ, bướng bỉnh mà không hề sợ bị đánh đập. Qua những chi tiết trên, chúng ta có thể thấy Huấn Cao là một người có khí phách kiên cường và bất khuất. Sở hữu một tài năng viết chữ vượt bậc nhưng Huấn Cao không vì quyền lực, vàng bạc mà ép mình viết chữ bao giờ. Sau khi ông nhận ra tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục "Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ", Huấn Cao đã tự nguyện cho chữ.
Ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ hướng về Huấn Cao, viên quản ngục cũng được nhà văn khắc họa một cách rõ nét. Viên quản ngục là người coi trọng cái đẹp, cái tài. Tuy ông ở trong "đề lao", nơi mà con người sống bằng sự tàn nhẫn, lừa lọc nhưng viên quản ngục này vẫn là "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ". Nghe danh Huấn Cao là người có tài viết chữ đẹp nên khi "nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường", ông đã biệt đãi Huấn Cao. Sau khi được Huấn Cao cho chữ và khuyên răn, viên quản ngục đã cảm động "vái người tử tù một cái". Điều này cho thấy mong ước được thoát khỏi chốn ngục tù của viên quản ngục.
Bên cạnh cách xây dựng tình huống truyện và nhân vật độc đáo, tác phẩm "Chữ người tử tù còn sử dụng thủ pháp đối lập, tương phản ở cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Nơi cho chữ là "Buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián", thời gian cho chữ là canh ba nửa đêm gợi cảm giác bí mật, thiêng liêng. Nhà văn đã đặt nhân vật vào trong một tình huống đối lập, tương phản gay gắt giữa ánh sáng và bóng tối. Đó là sự đối lập giữa bóng tối của ngục tù với ánh sáng của bó đuốc, tấm lụa và những con chữ. Người tử tù thì uy nghi, viên cai ngục lại khúm núm "Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng".
Tác phẩm "Chữ người tử tù" đã xây dựng thành công nhận vật Huấn Cao sự hội tụ của của cái tài và cái tâm. Với ngòi bút sắc sảo, nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, tình huống truyện đặc sắc, tác phẩm đã đem đến cho người đọc những ấn tượng khó quên.
Câu chuyện Cóc kiện Trời cho em bài học quý giá về cuộc sống. Nếu chúng ta có một ý kiến khác, hay muốn nói lên nguyện vọng của bản thân thì hãy mạnh dạn, dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình với người khác. Giống như câu chuyện là nhân vật cóc mạnh dạn lên hỏi ông trời, lên bày tỏ ý kiến của mình bằng sự thông minh và nhanh trí, dũng cảm và can đảm. Vì bởi trong cuộc sống không thể có những ý kiến chúng ta luôn đồng tình, mà cũng phải có những thứ chúng ta không đồng ý, nguyện vọng riêng của bản thân. Nếu chúng ta không chịu nói ra, người khác sẽ không hiểu được, kết quả sẽ không như mong đợi của bản thân và chúng ta cũng phải chịu thiệt thòi. Hãy bày tỏ cảm xúc và lời nói của chúng ta đến mọi người, để họ có thể thấu hiểu và kết quả chúng ta nhận được sẽ tốt đẹp hơn...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/cau-chuyen-coc-kien-troi-giup-anh-chi-co-them-bai-hoc-gi-trong-cuoc-song-vi-sao
* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân
- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động
- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm
* Khác nhau:
- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ
+ Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ
+ Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc
- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
+ Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Hôm trước dọn bàn học để chuẩn bị năm học mới, lúc đang gom đống sách cũ để làm từ thiện thì một tờ giấy rơi xuống. Em cầm tờ giấy lên thì đó là bài kiểm tra được 0 điểm của mình...)
TB:
Bàn luận:
Nêu nội dung của vấn đề đó:
+ Bài kiểm tra đó em có từ khi nào? Môn gì?
+ Vì sao em lại bị điểm 0?
+ Lúc được trả bài, em cảm thấy thế nào?
+ Em đã làm gì với bài kiểm tra đó? (Em đã giấu bố mẹ/ Giấu tuyệt về bài kiểm tra đó/ Giả thành bài kiểm tra khác...)
+ Lúc đó bố mẹ em cảm thấy như thế nào? (Vui mừng/ Không quá lo về việc học của em...)
+ Bây giờ thấy lại bài kiểm tra đó em cảm thấy thế nào?
+ Em sẽ làm gì để sửa sai?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Bài văn "khoảng trời-hố bom" của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đưa ta trở về thời kỳ chiến tranh Việt Nam, khi đất nước chìm trong những vết thương đau khổ và mất mát vô tận. Trên bức tranh đó, tác giả đã thể hiện rõ sự đối lập giữa một bầu trời xa xăm với những hố bom sẫm màu, hóa trang cho một thực tế đau đớn.
Đầu tiên, tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã khéo léo thể hiện sự tương phản giữa khoảng trời trong xanh, vô tận và những hố bom sẫm màu. Không những thế, bức tranh còn cho chúng ta thấy được cuộc sống bình thường của dân ta đang diễn ra dưới ánh trăng tròn. Những chú cừu đáng yêu, những vòng đua xe đạp, những đôi bạn trẻ tình tứ. Tất cả đều bình dị, bình yên nhưng bỗng chốc bị những hố bom đốt cháy.
Điều đáng nói là tác giả đã không ám chỉ rõ ràng nguyên nhân của những hố bom. Bởi về cơ bản, những thương vong hiện hữu tại Việt Nam dù là do đế quốc thực dân Pháp hay thực dân Mỹ, thì việc đề cập hố bom đầy rẫy ở khắp nơi cũng đủ để làm người đọc nghĩ ngợi về thảm họa chiến tranh trong quá khứ.
Bài văn "khoảng trời-hố bom" còn cho chúng ta thấy được cái đau thức tỉnh của một thực tế và con người trong đó. Cái đau của chúng ta, đau vì bị xé vụn bởi những thảm kịch của chiến tranh. Cái đau của một quê hương, đau vì những vết thương không lấn át. Cái đau tột cùng của nhân loại, đau vì chúng ta không thoát khỏi những vết thương của chiến tranh.
Vì thế, bài văn nghị luận "khoảng trời-hố bom" của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện rất tốt những hệ quả của chiến tranh, từ những cái đau mà nó mang lại cho chúng ta, cho đến việc không thể hồi sinh những thứ đã mất ở hiện tại và tương lai. Đây là bài văn nghị luận đáng đọc để người đọc cảm nhận được những tác động đau đớn của chiến tranh, và cảm thức được cần phải bảo vệ hòa bình.