K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2021

        Mỗi kkhi nhớ về làng quê, ta lại nhớ đến mái ngói sân đình, những thửa ruộng bậc thang xanh mướt hay những cánh cò dập dờn phía chân trời. Và tất nhiên ko thể nào thiếu vắng đi hình bóng đàn trâu ung dung gặm cỏ- những "người nông dân" chăm chỉ sớm hôm. Nhớ ngày ấy, đc về quê thăm ông bà, tôi đã ra đồng và bắt gặp một chứ trâu tuyệt đẹp

     Đó là một chú trâu có bộ da dày đen bóng trông rất lực lưỡng và hung tợn. Nổi bật trên cái đầu hay lúc lắc là đôi sừng dài, cong vút màu xám tro. ông em nói chú trâu như thế, là những chú trâu khỏe khoắn cày rất giỏi. Hai cái tai chỉ chỉ bé bằng chiếc lá cam, nhưng lại bè bè như cánh quạt hay phe phẩy đuổi ruồi muỗi vo ve. Trâu là loài nhai lại nên lúc nào cũng thấy chú ta đang nhai nhồm nhoàm. Loài trâu sinh ra đã không có hàm trên nên khi muốn gặm cỏ, chú hay thè lưỡi ra liếm tạo ra tiếng bục bục. Nghe cô giáo kể đó là do sự tích " trí khôn của ta đây" khi cười trâu bị ngã nên đập hàm trên vào đá nên bị gãy hết từ đó, không bao giờ mọc lại nữa. Hai lỗ mũi của trâu to hay thở phì phò nghe rất nặng nhọc. Bốn chân của trâu to khỏe như như bốn cái cột nhà nâng đỡ cơ thể to của chú. Cái đuôi của chú thon dài có mọc ít lông mỏng phía cuối hay phe phẩy đung đưa để đuổi ruồi.

      Nhìn nó rất hung dữ nên tôi không dám động vào, mấy đứa nhóc nhà hàng xóm hay lấy sợi cỏ lau chọc vào người nó, khiến nó dữ dằn quay lại khịt khịt mũi trông rất đáng sợ. Tuy đang chăm chú gặm cỏ non nhưng chốc chốc nó lại ngoe nguẩy cái đầu như có ai đến gần. Mỗi ngày, trâu đều giúp ích cho các bác nông dân rất nhiều, từ kéo xe, kéo cày rồi chở thóc, lúa, đất cát. Những chú bé loắt choắt thường cưỡi trâu ra đồng, cuộn chiếc lá lại thổi ra tiếng sáo nghe thật lảnh lót.

       Hình bóng những chú trâu đã khắc sâu vào tâm trí tôi về hồi bé, trong những ngày hè đc về quê chs, đc cưới trâu vui đùa cùng mấy đứa trẻ nhà hàng xóm. Tôi luôn yêu quý những " người nông dân chăm chỉ" này và mong mỗi lần đc về quê đều có thể thấy đc những chú trâu khỏe khoắn như vậy. 

21 tháng 12 2021

Tả con chó

Từ khi còn bé, em đã rất yêu thích các loài động vật, đặc biệt là những loài động vật nuôi ở trong nhà. Chính vì biết em thích nuôi nên hè năm ngoái, khi về quê thăm ông bà ngoại, ông bà đã tặng cho em một chú chó con rất đáng yêu. Em đã đặt tên cho nó là Đốm.

Em vẫn còn nhớ lần đầu nhìn thấy Đốm, nó nhìn em bằng ánh mắt sợ hãi và phòng bị, như thể em sẽ là người xấu bắt nó đi vậy. Những ngày ở dưới quê, ngày nào em cũng tìm Đốm chơi cùng, dần dà nó đã bắt đầu quen thân với em hơn. Đốm thân với em lắm, thân đến mức ngoại trừ em ra, ai nó cũng không chịu theo, ngay cả bà ngoại – người hay chăm sóc cho nó nhất nó cũng không chịu lại gần. Em xuống bếp, chú cũng xuống bếp, em lên phòng, chú cũng lên phòng. Em rất thích được bế Đốm lên, ngắm đôi mắt to tròn của chú. Đôi mắt ấy dường như biết nói vậy. Em vẫn nhớ khi Đốm lẽo đẽo đi theo em, em đã bế nó lên, nhìn vào đôi mắt của Đốm và cảm giác như nó đang muốn nói điều gì đó vậy. Khi ấy, em đã cười thật tươi và nói với Đốm rằng: “Nhóc muốn gì thế? À, muốn làm quen với chị hả?” Khi đó, Đốm như hiểu lời em nói là kêu lên liên tục như đồng ý vậy, cái đuôi nhỏ vẫy qua vẫy lại có vẻ vui lắm. Em liền tiếp tục cứ thế mà trò chuyện với chú. Khi ấy, em mới nhận ra là Đốm khá đặc biệt. Nó sở hữu một bộ lông màu đen, bên trên có những đốm trắng nhỏ xinh xinh, nên em đã đặt tên cho nó là Đốm. Bộ lông mềm mượt, sờ rất thích tay.Cái đầu nhỏ, trông giống như một cái yên xe đạp vậy. Hai tai lúc nào cũng dựng đứng như đang nghe ngóng điều gì đó. Bộ ria mép vểnh lên trông giống như của một chú hổ con, càng tăng thêm nét đáng yêu cho Đốm. Cái mũi thì thật kì lạ, lúc nào cũng ướt như người bị cảm cúm. Thời gian thoáng cái trôi qua, thế mà mùa hè cũng đã kết thúc, em cùng bố mẹ mang theo Đốm trở lại thành phố. Lúc này, Đốm đã lớn hơn được một xíu rồi. Ngồi trên xe, nó cứ tò mò dùng hai chân trước bám lên ô cửa kính, ngạc nhiên nhìn cảnh vật hai bên đường lướt qua nhanh vun vút, thi thoảng lại sủa một tiếng gâu gâu. Khi về đến nhà em, chỉ trong một ngày mà Đốm đã quen được cách sắp xếp đồ đạc trong nhà mà thỏa thích đùa nghịch. Vậy mà thấm thoát đã hơn một năm trôi qua, Đốm đã lớn hơn nhiều rồi. Nó đã có thể trông nhà cho gia đình em. Không chỉ vậy, thi thoảng Đốm còn có thể bắt chuột nữa đấy! Những lúc em đi học về, chỉ mới thoạt nhìn thấy em ở đầu ngõ là nó đã vui mừng chạy nhanh đến chỗ em, nhảy chồm hai chân trước lên bắt tay em, tỏ vẻ thân mật mừng em về. Khi màn đêm buông xuống, trong khi cả gia đình em đang đánh một giấc ngon lành sau một ngày làm việc mệt nhọc thì Đốm vẫn thức, nằm yên trong căn nhà gỗ nhỏ bố em làm riêng cho nó, canh giấc ngủ cho cả nhà. Khi có khách lạ, Đốm nhe hai hàm răng thật dữ tợn, sủa “gâu, gâu” làm cho ông khách nào cũng phải sợ. Thế mà bố em chỉ vừa mới gọi một tiếng là đã im bặt ngay.

Thường ngày, khi Đốm ăn cơm thì khỏi phải chê! Nó ăn ngoan lắm, cũng chẳng gây ra tiếng động bao giờ. Lần nào ăn xong, Đốm cũng liếm lại bát cơm một lần nữa để kiểm tra chắc chắn rằng là nó không bỏ sót hạt cơm nào. Em quý chú chó dễ thương của em lắm! Những lúc rảnh rỗi, em thường cùng nó chơi đùa, chơi chán rồi, em lại đưa Đốm đi tắm rửa sạch sẽ. Em sẽ chăm sóc cho Đốm cẩn thận để nó nhanh lớn và ở cùng với gia đình em thật lâu.

21 tháng 9 2019

biết tiếng anh kém đừng thể hiện

27 tháng 10 2014

tớ chuyên văn nè !! nhưng giải quyết món này cũng tốn khá nhiều diện tích ...

2 tháng 1 2015

nói học đi đôi với hành vì... em không biết?????

Nhà em có nuôi một chú mèo con rất đẹp. Em đặt tên cho nó là Bạch Tuyết. Chú có một bộ lông trắng mềm mại, điểm những đốm vàng và nâu nhạt. Cái đầu tròn tròn, hai cái tai dong dỏng dựng đứng lên rất thính nhạy. Đôi mắt bạch tuyết trông rất hiền lành nhưng ban đêm lại sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Cái đuôi cong lên tựa dấu hỏi như thể làm duyên. Bốn cái chân thon thon, bước đi nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Mỗi khi em học bài, Bạch Tuyết thường nũng nịu cọ bọ ria trắng như cước vào chân em. Những lúc như vậy, em lại âu yếm thưởng cho chú một miếng bánh cá ngon lành. Lúc rảnh rỗi, em lại cùng với Bạch Tuyết ra ngoài công viên gần nhà chơi. Đi ngủ, em lại ôm chú vào lòng ngủ thật say. Trong giấc mơ, em mơ thấy Bạch Tuyết và em chơi đùa thỏa thích. Bạch Tuyết đã trở thành một phần không thể thiếu trong gia đình em. Mọi người trong nhà ai cũng yêu quý chú mèo.

7 tháng 11 2018

uổi thơ của ai cũng gắn bó với một loài vật nuôi đáng yêu, đó có thể là chú rùa, chú chim hay chú mèo... Riêng với tôi, tuổi thơ của tôi gắn với chú chó Phi Phi dũng cảm.

Phi Phi là chú chó lai béc-giê mà tôi đã... nhặt được trong công viên! Chuyện là thế này: cách đây chừng một năm, vào buổi chiều tôi đi tập thể dục trong công viên. Đang chạy bộ, tôi chợt nghe tiếng rên yếu ớt trong lùm cây. Tò mò, tôi rẽ đám lá nhìn vào thì thấy một chú chó nhỏ yếu ớt đang nằm rên trong chiếc hộp giấy. Thương chú quá, tôi mang về nuôi. Tôi không ngờ, lúc mang Phi Phi về bố mẹ không những không trách tôi mà còn giục tôi đi lấy sữa cho chú uống nữa!

Bây giờ thì Phi Phi đã lớn lắm. Lông chú màu đen mượt, bốn chân cao và chắc. Hai tai lúc nào cũng dựng lên lắng nghe mọi âm thanh xung quanh. Cái mũi thì lúc nào cũng có vẻ khịt khịt như đánh hơi mọi thứ. Phi Phi rất ngoan và can đảm. Khi tối trời, chú luôn ra ngoài hiên nằm canh. Có Phi Phi ở ngoài, cả nhà tôi rất yên tâm đi ngủ. Thế rồi, đến một ngày, có chuyện xảy ra, gia đình tôi đã cảm nhận được sâu sắc sự dũng cảm và lòng trung thành của Phi Phi.

Đó là một đêm mùa đông gió rét. Như mọi hôm, Phi Phi vẫn nằm canh ở ngoài hiên. Cả nhà tôi đang ngủ thì chợt nghe tiếng Phi Phi sủa dữ dội, tiếng chú giằng dây xích loảng xoảng. Bố vội vàng bật dậy rồi nnẹ nhàng cầm gậy lách ra ngoài. Cuối góc vườn, một bóng đen khả nghi đang di chuyển. Thấy động, hắn vội vàng trèo tường hòng thoát ra ngoài. Bố vừa hô hoán hàng xóm vừa lao theo tên trộm. Phi Phi cũng lồng lộn chồm lên, dây xích bị giằng co hết mức. Bố đuổi theo tên trộm, bất ngờ, hắn quay lại đạp mạnh vào bố. Bị lỡ đà, bố ngã xuống. Hắn lợi dụng lúc ấy đè lên người bố, tay phải rút mạnh con dao ra rồi vung lên. Chính lúc ấy, Phi Phi từ đâu lao đến ngoạm vào tay cầm dao của hắn rồi mặc cho gã gian phi đẩy, đạp đánh như thế nào cũng kiên quyết không nhả tay hắn ra. Cuộc vật lộn dừng lại khi các cô bác hàng xóm ùa đến trói gô tên trộm lại. Mẹ tôi vừa xuýt xoa dìu bố vào nhà vừa nhắc chị em tôi lấy sữa cho Phi Phi và đưa chú vào nhà.

Sau hôm ấy, Phi Phi nổi tiếng cả khu phố với câu chuyện "cứu chủ". Kẻ gian bị bắt sau đó đã khai ra rất nhiều vụ trộm mà hắn nhúng tay vào. Gia đinh tôi và Phi Phi còn được tuyên dương nữa!

Phi Phi vẫn sống cùng gia đình tôi cho đến bây giờ. Chú luôn được cả nhà cưng chiều và yêu quý, đặc biệt là tôi. Phi Phi tuy là một chú chó nhưng có nhiều điều đáng để chúng ta học tập đúng không các bạn!

1 tháng 4 2019
  • Sau hai câu thơ mở đầu rất bình dị, tự nhiên, tác giả giới thiệu chung về làng quê của mình, nội dung hầu như chỉ có ý nghĩa thông tin, tiếp đến 6 câu miêu tả cảnh “trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” một buổi “sớm mai hồng” rộng rãi, khoáng đạt.
  • Đó là những câu thơ đẹp, đã mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh: trên đó, nổi bật lên hình ảnh đoàn thuyền băng mình ra khơi: "Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng      

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá         

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuần mã  

Phăng mái chèo vỗi vã vượt trường giang"

  • Hình ảnh so sánh (con tuấn mã) và một loạt từ ngữ: hăng, phăng, vượt… diễn tả đầy ấn tượng khí thế bang tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng bất ngờ. Bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống của người làng chài chinh phục sông nước.
  • Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừathơ mộng vừa hùng tráng

"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng

Rướm thân trắng bao ba thâu góp gió"    

  • Khổ 3 là cảnh dân làng chài đón thuyền cá trở về, một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống: toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá tươi ngon thân bạc trắng thật thích mắt, cả từ lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên “biển lặng” che chở người đi chài trở về an toàn với “cá đầy ghe”…
  • Hình ảnh người dân làng chài và cuộc sống làng chài hiện lên trong hai cảnh này: đó là những hình ảnh tươi vui, khỏe khoắn của người dân làng chài. Cảnh sum họp đông vui đầm ấm, hừng hực khí thế lại vô cùng lãng mạn.

lion,tiger,deer,snake,puma,bee,elephant,donkey,monkey,parrot.

k voi nha

26 tháng 2 2021

tiger, lion , panther,wolf,fox,kangaroo,bison,elephant,bear,otter

30 tháng 7 2016

Bài 1:

“Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”, những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường làng Mỹ Lí là một mảng ký ức nhiều lần từng trở đi trở lại trong những trang viết của ông. Câu chuyện “tôi đi học” rất đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách đến trường. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp “tôi” của nhà văn tạo cảm giác gần gũi chân thực, như một bản tự thuật tâm trạng mà dường như mỗi người chúng ta đều nhận ra mình trong đó. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu, trong khung cảnh một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, để trở về trên con đường làng dài và hẹp, để được sống lại cảm giác của một cậu bé ngây thơ nép mình bên mẹ, chập chững những bước chân đầu tiên đến trường. Cảm nhận về sự thay đổi không gian đã khắc ghi đậm nét, bởi chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Chắc chắn, đó cũng là cảm giác của tất cả những ai đã, đang và từng đi học. Hình ảnh ấy thật gần gũi với chúng ta, giống như lời một câu hát ta đã từng quen thuộc “hôm nay em đến trường, mẹ dắt tay từng bước” (lời bài hát Đi học của Minh Chính - Bùi Đình Thảo ). Cảm giác của cậu bé như một con chim non vừa rời tổ, đang ngập ngừng những sải cánh đầu tiên, có chút chơi vơi nhưng thích thú. Thật thú vị biết bao khi ta cùng chia sẻ khoảnh khắc được cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn của cậu bé. Cảm giác ấy thực ra đã bắt đầu từ sự thay đổi đầu tiên mà cậu bé rất hãnh diện vì đi học “oai” hơn nhiều với những trò thả diều hay ra đồng nô đùa, dù rằng cậu vẫn có thể rất thèm được như thằng Quý, thằng Sơn để được tự do bay nhảy. Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với cả một thế giới những điều mới lạ: quần áo mới, sách vở mới, thậm chí oai hơn là được cầm …bút thước mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Bởi chưa là người thạo nên cậu bé phải ganh tị và thèm muốn được như chúng bạn. Trường học quả là một thế giới tôn nghiêm khiến cho cậu bé phải lo sợ vẩn vơ khi ngắm nhìn và bước chân vào cái nơi vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp . Cái – đình – làng là nơi chỉ dành cho quan viên chức sắc, những người lớn mới được vào. Trường Mỹ Lí có lẽ chỉ dành cho người thạo, còn một cậu bé bước vào sẽ bị choáng ngợp trước vẻ oai nghiêm của nó, nên cảm giác hồi hộp là điều không tránh khỏi. Cảm giác được thấy mình trở nên quan trọng hơn cũng khiến cậu trở nên lúng túng. Không phải chỉ có cậu, mà đó cũng là tâm trạng chung của các cậu trò nhỏ: “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”. Thật thú vị khi ta được biết cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy, nhà văn vẫn chưa hề quên những bước chân run run buổi đầu đời, như lần đầu tiên khám phá ra một thế giới lạ: cái gì cũng to, đẹp và trang trọng. Có lẽ trong đời cậu bé, chưa có lúc nào được tiếp xúc với nhiều người lạ đến thế. Nhất là lại có một ông đốc trang nghiêm nhận học sinh vào lớp. Trong tâm trí của cậu cũng như bạn bè đồng trang lứa, đó là thời khắc hết sức trịnh trọng, khiến tim như ngừng đập, quên cả sự hiện diện của người thân và “tự nhiên giật mình và lúng túng” khi được gọi đến tên. Dẫu cho ông đốc trường Mỹ Lí đã đón các cậu bằng lời nói sẽ, bằng cặp mắt hiền từ và cảm động thì cũng không đủ giúp các cậu vượt qua phút hồi hộp và căng thẳng. Đoạn văn tái hiện không khí ấy của Thanh Tịnh cũng không giấu được nụ cười hóm hỉnh với kỷ niệm đầu đời đáng nhớ, sau lời dặn của thầy đốc “các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại”. Những dòng cảm xúc khó diễn tả đã được nhà văn thuật lại một cách sinh động khiến cho mỗi một ai khi đã lớn khôn hơn đọc lại không khỏi bật cười trước những tiếng khóc của các cậu bé lần đầu tiên chính thức không còn được ở bên cạnh người thân, bước vào một nơi lạ lùng mới mẻ như trường học: “Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ buớc lên đứng dưới hiên lớp […]Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ”. Nhưng cũng rất nhanh chóng, nỗi sợ hãi ban đầu qua đi khi cậu bé được chính thức bước vào trong lớp học. Cặp mắt tò mò cảm nhận một thế giới mới mà cậu bé bây giờ thấy lạ lạ và hay hay, để rồi sau đó tự nhiên lạm nhận là vật của riêng mình. Hoá ra đi học cũng không đáng sợ để cho cậu bé nhanh chóng nguôi ngoai cảm giác chưa bao giờ tôi thấy xa mẹ tôi như lần này. Trường làng Mỹ Lí cũng giống như đồng làng Lê Xá mà thôi, cũng có những người bạn tí hon. Cảm giác rất tự nhiên ấy chính là vì cậu bé lại được hoà vào thế giới của riêng những cậu học trò, vẫn được có những phút ước ao riêng tư với niềm vui thơ bé. Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Cánh chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỷ niệm những hôm đi chơi suốt cả ngày, để lại trở về bao hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm. Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”. Một trang vở mới sẽ in những nét chữ đầu tiên đầy hứa hẹn cho một tương lai đang mở ra với những bé thơ. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỷ niệm đầu đời của nhà văn ,gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu ký ức đầu đời đã làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỷ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động.

31 tháng 7 2016

bạn ơi đây là 1 đoạn văn mà vs cả bài này chúng ta nên viết về ngày đầu tiên của mkk

27 tháng 9 2015

Nhà bà Hồng gần nhà bà Đào. Vì trồng nhiều cà mà nhà bà Hồng dành nhiều tiền và làm nhà nhiều tầng, dần dần thành bà hoàng làng này. Còn nhà bà Đào thì nghèo, vì chồng bà cù lần đòi trồng toàn bồ hòn, mà làng này thì cần gì bồ hòn, và bà Đào nghèo càng nghèo, nhà thì tồi tàn, toàn là lều và mùng. Nhà bà Hồng thì giàu vì nhiều gà và bò, còn nhà bà Đào thì nghèo vì vườn toàn chuồng gà.

Chiều chiều, bà Đào thường bần thần ngồi ngoài lều nhìn bà Hồng lùa gà và bò vào chuồng mà lòng buồn buồn vì thèm thuồng. Nhìn vào chuồng nhà mình, chuồng gì mà toàn ruồi, lòng bà Đào càng rầu rầu. Đường vào vườn nhà bà Hồng ngoằn ngoèo, hằng ngày mèo gà và bò thường lần mò tìm đường vào chuồng, nhà bà Hồng giàu thì càng giàu.

Rồi ngày kìa, bà Hồng vì thừa tiền làm nhầm nhà vào vườn cà mà thành nhà nghèo. Gà nhà bà Hồng vì mò nhầm đường mà lần vào chuồng nhà bà Đào. Bà Đào từ hồi nhiều gà, hằng ngày đều làm vài nghìn đề, dần dần dành nhiều tiền liền thành nhà giàu. Bà lừa chồng, cày vườn bồ hòn, trồng toàn dừa là dừa. Rồi vào mùa hè, dừa nhiều cùi, nhiều người thèm dừa tìm vào nhà bà, bà Đào càng ngày càng nhiều tiền.

Còn bà Hồng thì gầy mòn, ngày ngày vùi đầu trồng cà và ngồi chờ mùa cà, lòng buồn phiền vì nghèo nàn. Dù nhiều lần thèm dừa, bà đành thừ người nhìn vườn dừa nhà bà Đào, buồn buồn tình tình. Rồi bà nhìn vào chuồng gà nhà bà Đào, thì bàng hoàng vì toàn là gà nhà mình. Bà liền đùng đùng vào vườn nhà bà Đào, làm hàng tràng: “Đồ Đào đần, mày nghèo mà hèn, làm trò mèo lùa gà nhà bà vào chuồng nhà mày mà thành giàu!”. Bà Đào trừng trừng nhìn bà Hồng: “Mày đừng đùa? Nhà bà dù nghèo thì nghèo, thèm vào lùa gà nhà mày về, gà nhà mày toàn là gà đần, lần lần tìm đường mò vào chuồng nhà bà. Giờ nhà bà giàu rồi, cần gì gà nhà mày, mày làm gì thì làm, đừng nhiều lời!”.

Bà Hồng cần gì nhiều lời, lừ đừ lùa gà từ chuồng nhà bà Đào về chuồng nhà mình, hằng ngày bà đều trồng cà gần chuồng gà. Rồi dần dần, vườn cà vào mùa, vì thèm cà, bò và mèo hàng đàn tìm về, nhà bà Hồng giàu hoàn giàu. Còn nhà bà Đào thì vì chồng bà toàn đòi trồng bồ hòn mà vườn dừa còn vài hàng, nghèo hoàn nghèo.

4 tháng 1 2017
? đây là toán mà bn
2 tháng 7 2018

Hồi nhỏ, ba mẹ và mấy chị em tôi sống chung trong căn nhà cùng với ông bà ngoại và cậu, mợ. Lúc ấy, gia đình tôi được một người quen tặng một con cún rất dễ thương. Nó tên là Si Tô - cái tên đã có trước khi Si Tô là thành viên mới chính thức của gia đình tôi.

Tôi nhớ khi về nhà tôi, Si Tô là một chú cún nhỏ dễ thương với bộ lông xù kết hợp với màu nâu hạt dẻ, trông bộ lông vô cùng quyến rũ và đập vào mắt người khác khi nhìn Si Tô lần đầu. Không những vậy, sự đáng yêu ấy còn được hấp dẫn hơn với đôi mắt đen long lanh và tròn xoe như hạt nhãn. Chiếc mũi của chú cún bé bé xinh xinh lúc nào cũng ướt cùng với đôi tai to, thính, lúc nào cũng vểnh vểnh lên như nghe ngóng điều gì. Nét đáng yêu ấy còn thể hiện qua cái đuôi tí xíu, nho nhỏ lúc nào cũng ngoe nguẩy theo nhịp những bước chân ngắn, mập mạp đi một cách uyển chuyển. Ngày tháng trôi qua, Si Tô lớn dần và ngày càng thân thiết với mọi người và vóc dáng của chú cún ngày càng tuyệt đẹp hơn.

Tôi nhớ rất rõ mỗi lần tôi và Ngọc Ngân đi học mẫu giáo về, từ xa, Si Tô đã đứng ngay sau cánh cổng đợi, ánh mắt hướng về phía chúng tôi. Ba mẹ mở cửa và Si Tô rất mừng, nhảy cẫng lên vui mừng thật đáng yêu! Ba tôi khép cửa và tôi, Ngọc Ngân vuốt ve bộ lông mượt mà ấy, thực sự rất thích Si Tô nằm xuống và ngước nhìn kêu lên “ư ử” như muốn nói ràng “chào hai chị - cử chỉ thân thiện, đáng yêu làm sao! Lúc ấy, tôi bảo: “Si Tô đợi hai chị cất cặp nha!”. Rồi tôi và Ngọc Ngân lon ton chạy vào nhà cất cặp và thưa ông bà ngoại đi học mới về. Sau đó bà ngoại đưa tôi đồ ăn nhẹ buổi chiều của Si Tô. Tôi, Ngọc Ngân cho Si Tô ăn. Si Tô ăn rất chậm rãi, chắc nó không đói lắm. Sau đó, tôi lấy một hộp sữa trong tủ lạnh đổ vào chén của Si Tô một nửa, Si Tô hớp từng ngụm nhỏ trong bát. Ăn xong, tôi và Ngọc Ngân ôm Si Tô chơi với nhau.Sau đó, ba ra tắm cho Si Tô rồi mặc đồ cho nó.Trông nó thật đáng yêu làm sao, giống như một cô “công chúa nhỏ”! Và ngày nào cũng thế, tình bạn của chúng tôi ngày càng khăng khít hơn, không xảy ra chuyện gì. Si Tô là một chú cún nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu, thân thiện.


 
Si Tô là chú bảo vệ nhỏ của nhà tôi. Tuy “nhỏ nhưng có võ”. Mồi lần có tiếng động hay người lạ, Si Tô sủa vang ầm ĩ cả nhà.

Và một ngày thật đáng buồn! Hôm ấy khi tôi còn là một đứa trẻ cấp hai, vào đêm cỡ chín giờ hơn thì gia đình tôi cho Si Tô ăn cơm rồi và nó đang nằm dài ngoài sân. Lúc đó, cửa chính đang mở hé nhỏ vì chị tôi mới ra ngoài mua đồ gần nhà sẽ về nhà liền nên đóng cửa hờ lại. Sau đó, ba tôi định ra ngoài sân đổ xích Si Tô lại thì không thấy nữa. Ba hỏi mọi người con Si Tô đâu rồi ai cũng nói không biết và tôi nhớ ra lúc nãy chị hai đi ra ngoài và tôi nghe tiếng Si Tô sủa to nhưng tôi nghĩ là mấy người hàng xóm hay mấy đứa bạn cùng tuối tôi hoặc lớn hơn hay đi qua nhà ngoại tôi vào buổi tối nên tôi không quan tâm lắm và sau đó thì không nghe tiếng chó sủa gì cả. Và rồi tôi cùng Ngọc Ngân, ba, cậu và anh đi kiếm vòng vòng quanh đâu đó và hỏi người ta có thấy không, có người nói là tôi không biết, tôi không thấy, có cô kia thì nói: “Khi nãy có thấy một đứa con trai tầm hai mươi vô nhà rồi ra có mang theo cái ba-lô, tôi tưởng người nhà mấy anh nên không để ý lắm”. Cô nói thêm là: “Đứa con trai đó mặc áo đen hay xanh gì đó tại tối quá tôi nhìn không rõ với không nhớ kĩ lắm”. Nhưng hôm đó nhà tôi không ai mặc áo như vậy cả. Sau đó ba tôi cám ơn cô xong ba nói: “Thôi về nhà đi, người ta bắt con Si Tô mình rồi không kiếm được đâu!”.

Sau đó chúng tôi về nhà, tôi và Ngọc Ngân rất buồn vì chú chó con ấy rất dễ thương và thân với hai chị em tôi. Lúc đó, đây là lần đầu tiên mà tôi thấy trống rồng khi biết mình đã mãi mãi mất đi một người bạn thân rất tốt bụng và thân thiện.

Tôi nhớ mãi cái hình dáng đáng yêu, ngộ nghĩnh ngày nào của Si Tô. Từ đó vẻ sau, gia đình tôi không nuôi chó nữa, kông phải chúng tôi hết yêu chúng mà là vì sợ việc này sẽ xảy ra một lần nữa và lại buồn khi nhìn thấy một con vật hiền lành, đáng yêu của mình bị người khác bắt đi.