Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cái này thì phải phải vt về gia đình bạn hoặc là hỏi gđ bạn í
Món đồ chơi mà em thích nhất là xe ô tô. Chiếc xe này là quà sinh nhật của bố đã tặng cho em. Đó là một chiếc xe ô tô con màu đỏ. Xe được chạy bằng pin. Em có thể điều khiển nó bằng chiếc điều khiển. Em rất trân trọng món đồ chơi này.
Vào dịp sinh nhật 7 tuổi của em, mẹ đã tặng em một chú gấu bông rất đáng yêu. Chú gấu bông có bộ lông xù màu nâu. Cổ chú thắt một chiếc nơ màu đỏ. Em rất thích chú gấu bông và luôn ôm chú đi ngủ.
Mùa hè bắt đầu từ tháng tư trong năm. Mặt trời mùa hè rất chói chang làm cho thời tiết nóng bức. Mỗi khi thấy hoa phượng nở là ai cũng biết mùa hè đến rồi. Vào mùa hè, hoa phượng là loài hoa em thích nhất. Những bông hoa, nụ hoa của cây phượng đỏ thắm.. Lòng em bây giờ đang hồi hộp vì sắp được nghỉ hè và vui chơi cùng gia đình. Cảm giác đó thật thích. Em rất yêu thích mùa hè.
Thời gian qua, dịch Covid-19 và thiên tai đã gây ra nhiều hệ lụy xấu tới nền kinh tế đất nước, đời sống nhân dân... Trong hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo đó vẫn ngời sáng lên hình ảnh người lính “Bộ đội cụ Hồ”. Họ luôn là lực lượng tiên phong đi đầu, trực tiếp tham gia phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Những người lính đã không quản gian lao, vất vả, hy sinh hạnh phúc riêng, tạo thành những “lá chắn thép” nơi tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Vất vả, gian khổ là thế, nhưng nhiều người không hiểu, họ cho rằng, bộ đội thời bình là một nghề lương cao. Thực tế có phải vậy?
Bài hát “Có một nghề” được Đại úy Vũ Văn Quốc viết với ca từ mộc mạc, giản dị, nhưng đong đầy tâm tư, tình cảm yêu thương, tri ân những hy sinh thầm lặng, mất mát mà đồng đội trải qua khi tham gia phòng, chống dịch Covid-19, để bảo vệ sức khỏe, bình an cho nhân dân. Người lính ấy đã viết và đang hát những giai điệu thay lời tâm sự của người lính đang làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu. Bài hát được ra đời khi anh chứng kiến sự khẩn trương nhận nhiệm vụ của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3 khi được điều động lên đường tham gia hỗ trợ tỉnh Bắc Giang phòng, chống dịch Covid-19 khi tình hình dịch căng thẳng.
Những câu chuyện Đại úy Vũ Văn Quốc được chứng kiến về đồng đội vì nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 phải gác niềm riêng, vì nhiệm vụ, vì nhân dân... đã trào dâng trong anh một cảm xúc khó tả. Lời ca, giai điệu của bài hát cứ thế tuôn trào trong sự rung cảm sâu sắc, nỗi xúc động khôn nguôi. Những người lính thời bình tuy không phải cầm súng ra trận chiến đấu trực tiếp với kẻ thù, nhưng các anh luôn tiên phong trên mặt trận mới, đó là công tác cứu hộ, cứu nạn mà người lính trong bất cứ thời điểm nào cũng đóng góp nhiều công sức. Người lính đã không quản gian khó, không ngại hy sinh, băng rừng, vượt lũ, nguyện vào nơi gian khó, cứu giúp nhân dân.
Đó không chỉ là nhiệm vụ chiến đấu đơn thuần thời bình, mà còn là mệnh lệnh từ trái tim người lính. Chính vì suy nghĩ cao cả ấy mà những người lính đã đặt tính mạng của nhân dân lên trên mạng sống của mình, tận hiến cho đất nước: “Có phải lính thời nay chẳng sương gió/ Không có đớn đau, không phải hy sinh! Tổ quốc ơi chúng tôi luôn thầm lặng/ Hiến thanh xuân cho đất nước yên bình”.
Đại úy Vũ Văn Quốc chia sẻ: “Tôi không biết nhiều về nhạc lý, nghĩ gì viết ra thôi với ý nghĩ phải viết về đồng đội mình đang vất vả, căng mình nơi tâm dịch giữa thời bình. Tôi ngồi viết một mạch trong khoảng 1 giờ 30 phút thì xong, chỉnh sửa cho hoàn thiện. Sau đó, tôi tự đệm đàn guitar và thu âm vào phần mềm trên điện thoại. Sau khi đăng tải trên mạng internet, không ngờ bài hát lại nhận được sự yêu mến của nhiều người, và cũng được rất nhiều người chia sẻ qua mạng xã hội”.
Hình ảnh những người lính đã đi vào sáng tác của Đại úy Vũ Văn Quốc một cách tự nhiên, gần gũi và chân thực. Đó là hình ảnh 13 cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4 trực tiếp đi vào vùng tâm lũ trong mưa gió tơi bời, cứu hộ ở khu vực thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế). Họ đã mãi mãi ra đi, không thể trở về, thi thể vùi dưới lớp đất lạnh nhiều ngày mới được tìm thấy, để lại sau lưng nỗi đau tột cùng cho những người cha, người mẹ già mất con, những người vợ mất chồng, con thơ mất cha: “Ai còn nhớ Rào Trăng ngày ấy/Đồng đội tôi đã mãi mãi không về/Anh nằm đó giữa rừng sâu nước lạnh/Vợ hiền, con thơ mãi mãi đơn côi!”. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những tấm bia liệt sĩ vẫn được dựng lên. Nỗi đau này, ngoài những người lính và những người thân của lính, ai thấu được trọn vẹn?
Đó còn là hình ảnh những người lính đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên khắp dải chữ S, đặc biệt là những người lính bám trụ, “ăn lán ngủ rừng” nơi biên cương heo hút, gian khổ. Đã có những người lính phải xa gia đình lâu ngày, không được về thăm con, chuyện con cái, gia mẹ già phải một tay người vợ chăm lo, chu toàn; có những người lính đã phải gác lại niềm hạnh phúc riêng, hoãn cưới vì nhiệm vụ tuyến đầu. Đặc biệt, có những người lính đang làm nhiệm vụ tại chốt phòng, chống dịch Covid-19, khi nhận tin cha, mẹ mất cũng không thể về tiễn biệt, chỉ lặng lẽ thắp nén nhang tại chốt tưởng nhớ đấng sinh thành. Hình ảnh đó khiến nhiều người xót xa. Lời bài hát rưng rưng niềm xúc động: “Con xin lỗi mẹ ơi vì Covid/Mẹ ra đi con vẫn ở tuyến đầu/Nén nhang này con khóc mẹ trên chốt/Ngày bình yên con sẽ về ôm mẹ”.
Người lính thời bình là thế! Họ đều ý thức được trách nhiệm của mình phải tiên phong trong việc cứu dân, giúp dân vượt qua thiên tai, bão, lũ, phòng, chống dịch Covid-19. Họ đều biết khi thực hiện nhiệm vụ là có thể gặp hiểm nguy, thậm chí hy sinh sự sống bản thân, nhưng tuyệt nhiên không cán bộ, chiến sĩ nào chùn bước. Bài hát khép lại với sự quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, vì nhân dân, vì Tổ quốc tận hiến: “Mẹ Việt ơi chúng con luôn sẵn sàng/Dẫu ra đi không hẹn ngày quay về”.
Thời gian qua, dịch Covid-19 và thiên tai đã gây ra nhiều hệ lụy xấu tới nền kinh tế đất nước, đời sống nhân dân... Trong hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo đó vẫn ngời sáng lên hình ảnh người lính “Bộ đội cụ Hồ”.Họ luôn là lực lượng tiên phong đi đầu, trực tiếp tham gia phòng,chống thiên tai, dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Những người lính đã không quản gian lao, vất vả, hy sinh hạnh phúc riêng, tạo thành những “lá chắn thép” nơi tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Vất vả, gian khổ là thế, nhưng nhiều người không hiểu, họ cho rằng, bộ độ thời bình là một nghề lương cao. Thực tế có phải vậy?
Bài hát “Có một nghề” được Đại úy Vũ Văn Quốc viết với ca từ mộc mạc, giản dị, nhưng đong đầy tâm tư, tình cảm yêu thương, tri ân những hy sinh thầm lặng, mất mát mà đồng đội trải qua khi tham gia phòng, chống dịch Covid-19, để bảo vệ sức khỏe, bình an cho nhân dân. Người lính ấy đã viết và đang hát những giai điệu thay lời tâm sự của người lính đang làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu. Bài hát được ra đời
bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3 khi được điều động lên đường tham gia hỗ trợ tỉnh Bắc Giang phòng, chống dịch Covid-19 khi tình hình dịch căng thẳng.
Những câu chuyện Đại úy Vũ Văn Quốc được chứng kiến về đồng đội vì nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 phải gác niềm riêng, vì nhiệm vụ, vì nhân dân... đã trào dâng trong anh một cảm xúc khó tả. Lời ca, giai điệu của bài hát cứ thế tuôn trào trong sự rung cảm sâu sắc, nỗi xúc động khôn nguôi. Những người lính thời bình tuy không phải cầm súng ra trận chiến đấu trực tiếp với kẻ thù, nhưng các anh luôn tiên phong trên mặt trận mới, đó là công tác cứu hộ, cứu nạn mà người lính trong bất cứ thời điểm nào cũng đóng góp nhiều công sức. Người lính đã không quản gian khó, không ngại hy sinh, băng rừng, vượt lũ, nguyện vào nơi gian khó, cứu giúp nhân dân.
Đó không chỉ là nhiệm vụ chiến đấu đơn thuần thời bình, mà còn là mệnh lệnh từ trái tim người lính. Chính vì suy nghĩ cao cả ấy mà những người lính đã đặt tính mạng của nhân dân lên trên mạng sống của mình, tận hiến cho đất nước: “Có phải lính thời nay chẳng sương gió/ Không có đớn đau, không phải hy sinh! Tổ quốc ơi chúng tôi luôn thầm lặng/ Hiến thanh xuân cho đất nước yên bình”.
Đại úy Vũ Văn Quốc chia sẻ: “Tôi không biết nhiều về nhạc lý, nghĩ gì viết ra thôi với ý nghĩ phải viết về đồng đội mình đang vất vả, căng mình nơi tâm dịch giữa thời bình. Tôi ngồi viết một mạch trong khoảng 1 giờ 30 phút thì xong, chỉnh sửa cho hoàn thiện. Sau đó, tôi tự đệm đàn guitar và thu âm vào phần mềm trên điện thoại. Sau khi đăng tải trên mạng internet, không ngờ bài hát lại nhận được sự yêu mến của nhiều người, và cũng được rất nhiều người chia sẻ qua mạng xã hội”.
Hình ảnh những người lính đã đi vào sáng tác của Đại úy Vũ Văn Quốc một cách tự nhiên, gần gũi và chân thực. Đó là hình ảnh 13 cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4 trực tiếp đi vào vùng tâm lũ trong mưa gió tơi bời, cứu hộ ở khu vực thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế). Họ đã mãi mãi ra đi, không thể trở về, thi thể vùi dưới lớp đất lạnh nhiều ngày mới được tìm thấy, để lại sau lưng nỗi đau tột cùng cho những người cha, người mẹ già mất con, những người vợ mất chồng, con thơ mất cha: “Ai còn nhớ Rào Trăng ngày ấy/Đồng đội tôi đã mãi mãi không về/Anh nằm đó giữa rừng sâu nước lạnh/Vợ hiền, con thơ mãi mãi đơn côi!”. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những tấm bia liệt sĩ vẫn được dựng lên. Nỗi đau này, ngoài những người lính và những người thân của lính, ai thấu được trọn vẹn?
Đó còn là hình ảnh những người lính đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên khắp dải chữ S, đặc biệt là những người lính bám trụ, “ăn lán ngủ rừng” nơi biên cương heo hút, gian khổ. Đã có những người lính phải xa gia đình lâu ngày, không được về thăm con, chuyện con cái, gia mẹ già phải một tay người vợ chăm lo, chu toàn; có những người lính đã phải gác lại niềm hạnh phúc riêng, hoãn cưới vì nhiệm vụ tuyến đầu. Đặc biệt, có những người lính đang làm nhiệm vụ tại chốt phòng, chống dịch Covid-19, khi nhận tin cha, mẹ mất cũng không thể về tiễn biệt, chỉ lặng lẽ thắp nén nhang tại chốt tưởng nhớ đấng sinh thành. Hình ảnh đó khiến nhiều người xót xa. Lời bài hát rưng rưng niềm xúc động: “Con xin lỗi mẹ ơi vì Covid/Mẹ ra đi con vẫn ở tuyến đầu/Nén nhang này con khóc mẹ trên chốt/Ngày bình yên con sẽ về ôm mẹ”.
Người lính thời bình là thế! Họ đều ý thức được trách nhiệm của mình phải tiên phong trong việc cứu dân, giúp dân vượt qua thiên tai, bão, lũ, phòng, chống dịch Covid-19. Họ đều biết khi thực hiện nhiệm vụ là có thể gặp hiểm nguy, thậm chí hy sinh sự sống bản thân, nhưng tuyệt nhiên không cán bộ, chiến sĩ nào chùn bước. Bài hát khép lại với sự quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, vì nhân dân, vì Tổ quốc tận hiến: “Mẹ Việt ơi chúng con luôn sẵn sàng/Dẫu ra đi không hẹn ngày quay về".
Một đồ vật mà tôi sử dụng hằng ngày là chiếc điện thoại thông minh. Nó giúp tôi giữ liên lạc với bạn bè và gia đình, cập nhật tin tức và thông tin mới nhất, giải trí và làm việc hiệu quả hơn. Thiết bị này có màn hình cảm ứng, kết nối internet và nhiều tính năng tiện ích khác. Tôi rất yêu quý chiếc điện thoại của mình và không thể tưởng tượng cuộc sống hàng ngày của mình mà không có nó. Đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của tôi.
Một đồ vật mà em sử dụng hằng ngày là chiếc điện thoại di động. Đây là một thiết bị di động nhỏ gọn, có khả năng kết nối internet và thực hiện cuộc gọi, tin nhắn. Ngoài ra, điện thoại còn có tính năng chụp ảnh, quay video, nghe nhạc và truy cập vào các ứng dụng giải trí. Chiếc điện thoại di động là một công cụ hữu ích trong việc liên lạc và giải trí hàng ngày của em
Tham khảo:
Có một lần em phải nằm viện, lúc ấy em được bố chăm sóc rất cẩn thận. Bố đi làm về liền chạy ngay vào viện, vẫn còn mặc quần áo công sở đã đi giặt khăn, trườm đá rồi đắp lên trán em. Bố bảo em ngủ một lúc đợi bố nấu cơm, khi tỉnh dậy đã thấy một mâm toàn những đồ ăn em thích. Ăn cơm xong, bố ở viện hát ru, kể chuyện cho em nghe mãi đến khi em đi ngủ mới về nhà tắm rửa. Khoảng thời gian ở viện rất mệt nhưng vì có bố, em thấy vui hơn rất nhiều.
Bài làm
Bà ngoại là người mà em vô cùng yêu quý. Bà thường kể chuyện cổ tích cho em nghe. Bà dạy em cách làm việc nhà. Em thường kể cho bà nghe chuyện ở trường, ở lớp của mình. Em rất yêu bà, em mong bà luôn mạnh khỏe và sống thật lâu với em. Em luôn cảm thấy yêu thương và biết ơn bà nhiều lắm.
Bồ câu là một loài chim tượng trưng cho hòa bình. Nó có bộ lông màu trắng tinh, hai mắt tròn xoe như hai hạt nhãn tiêu.
Loài chim em yêu thích là chim bồ câu . Đó là loai chim tương chưng cho hòa bình . Ngày xưa , họ dùng bồ câu để đưa thư . Chung ưa sạch , chuồng đẹp . Chúng ăn thóc và hạt dưa . Chúng có bộ lông trắng tinh , chúng có mỏ vàng nhạt và nhỏ xíu , đôi mắt tròn xoe , bộ lông mượt mà .
Tham khảo
Em rất kính trọng bà nội. Năm nay, bà sáu mươi tuổi. Bà rất yêu thương con cháu. Bà cũng dạy cho em rất nhiều điều hay lẽ phải. Mỗi khi về thăm bà, em cảm thấy rất vui vẻ. Em hay vào bếp phụ giúp bà. Em yêu bà nội rất nhiều.
Đồng hồ là công cụ hữu ích giúp con người nhận biết được thời gian. Đồng hồ có hình tròn, được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chủ yếu là được làm bằng kim loại. Được sơn bằng nước sơn rất bền, nhiều màu sắc như xanh, đỏ, vàng... Đồng hồ có từ 2 đến 3 chiếc kim. Chiếc kim ngắn chỉ giờ, chiếc kim dài hơn thì chỉ phút, chiếc kim còn lại là kim giây. Chiếc đồng hồ chính là vật dụng hữu ích của con người.
Tick cho mình nha bạn!
Nhân dịp sinh nhật lần thứ tư của em, em đã được ông ngoại tặng một món quà vô cùng đặc biệt đó là một chú ngựa gỗ. Chú ngựa này được làm bằng gỗ và sơn màu đỏ vô cùng đẹp. Nhìn chú to bằng bàn tay người lớn. Chú ngựa gỗ ấy được gắn trên hai thanh gỗ cong cong. Nhờ thế mà chú có thể bập bênh qua lại một cách rất dễ dàng. Chú ngựa gỗ là món quà vô cùng đáng trân trọng mà ông đã dành tặng cho em. Vì vậy, em luôn giữ gìn chú ngựa gỗ của mình thật cẩn thận.
Vừa nhìn là em đã rất thích chiếc bàn học mới của mình rồi. Bởi vì trông nó rất là “người lớn”. Bàn được làm từ gỗ, mặt ngoài được sơn một lớp sơn bóng mượt màu vàng nâu. Chân bàn là hai miêng gỗ vuông lớn, cao đến bụng của em. Trên đó là mặt bàn hình chữ chữ nhật, dài chừng 170cm, rộng khoảng 80cm, rộng lắm. Em có thể để cả cái giá nhỏ gồm các loại bút, thước, kéo và đồ trang trí nhỏ, thêm một chậu cây và cả chiếc máy tính để học online, vẫn đủ chỗ để ngồi học thoải mái. Ở hai bên cái chân bàn, là hai cái tủ gỗ chia thành các ngăn kéo nhỏ cho em để các quyển sách và vở của mình. So với chiếc bàn trước đây có giá sách thì em thích như thế này hơn. Vì chia thành từng ngăn nhỏ giúp em tìm sách vở dễ dàng hơn. Đồng thời cũng giúp căn phòng thêm rộng rãi.(Đây là bài tham khảo để bạn xem nhé,còn viết chiếc bàn học của bạn thì thay màu sắc,hay có to hay bé nhé!)
Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.
Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.
Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
thank